Mẫu CV Business Development và hé lộ cách viết ấn tượng
Theo dõi work247 tạiĐầu tư cho một mẫu CV Business Development hoàn chỉnh và chuyên nghiệp là một khâu quan trọng trong con đường chinh phục việc làm của bạn. Khi viết CV Business Development, hãy nhớ đọc kỹ và tham khảo bản mô tả công việc, biết cách nêu bật kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích và trình độ phù hợp với yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Nếu đây là lần đầu bạn viết CV Business Development, một vài hướng dẫn sau đây sẽ hỗ trợ bạn tạo ra chúng dễ dàng hơn!
1. CV Business Development và tầm quan trọng của nó trong xin việc
Business Development hay còn được tuyển dụng dưới cái tên chuyên viên phát triển kinh doanh hoặc phát triển thị trường. Đây là một trong những vị trí góp phần quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của các doanh nghiệp. Chính bởi vậy, tuyển dụng Business Development có yêu cầu khắt khe hơn các vị trí khác, đặc biệt là vị trí Business Development ở các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhiều ứng viên thường có thói quen tham khảo các mẫu CV trên mạng, và cứ thế thay đổi thông tin cá nhân và sử dụng chúng như CV của riêng mình. Nhưng cơ hội để bạn được nhận tấm vé vào vòng phỏng vấn khá mong manh với việc sở hữu một mẫu CV như vậy. Ngày nay, các nhà tuyển dụng đã bắt đầu thắt chặt hơn hoạt động ứng tuyển của ứng viên. Họ bắt đầu triển khai công tác sàng lọc CV và sẵn sàng thẳng tay loại bỏ những ứng viên có mẫu CV sơ sài, thậm chí chỉ cần mắc một lỗi nhỏ về chính tả.
Chính bởi điều này, để ứng tuyển vào công việc Business Development, bạn cần viết nội dung, thiết kế về hình thức thật phù hợp và có liên quan mật thiết đến những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở vị trí này. Đó chính là mẫu CV Business Development, chúng được thiết kế riêng biệt và được sử dụng để ứng tuyển vào vị trí phát triển kinh doanh. Chúng làm nổi bật những thông tin quan trọng của ứng viên, từ các giá trị chuyên môn, cho đến kỹ năng hay kinh nghiệm. CV Business Development vừa có thể giúp ứng viên nhanh chóng “quảng cáo bản thân” với nhà tuyển dụng, vừa giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nét hơn về mức độ phù hợp của từng ứng viên.
2. Hướng dẫn cách viết CV Business Development mang lại hiệu quả
Viết CV có thể là một công việc dễ dàng với những ai đã từng đi xin việc nhiều nơi, nhưng chúng quả thực khó hơn tưởng tượng của những ai mới bước chân vào môi trường tìm việc. Đặc biệt CV Business Development yêu cầu về hình thức và cả chuyên môn riêng biệt. Bạn cần đầu tư công sức và thời gian hơn với chúng, đừng quá lo lắng. Một số hướng dẫn chi tiết sau đây sẽ giúp bạn làm quen nhanh hơn và hình dung rõ hơn cách để tạo ra mẫu CV hấp dẫn này.
2.1. Cách viết đơn giản với thông tin cá nhân và trình độ học vấn
CV Business Development sử dụng bố cục cơ bản như những CV thông thường khác. Nghĩa là ở phần đầu CV, bạn sẽ phải cung cấp những thông tin chính xác về trình độ học vấn và thông tin cá nhân. Không có quá nhiều cơ hội để bạn chứng tỏ hoài bão của bản thân trong hai nội dung này. Nhưng đó lại chính là cơ hội để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, cẩn thận và mức độ phù hợp về mặt chuyên môn đối với vị trí Business Development.
Với thông tin cá nhân, chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản để định danh ứng viên này với ứng viên khác như họ tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, Email, hoặc có thể bao gồm cả link liên kế về mạng xã hội hay trang web (nếu có). Lưu ý, đừng bao gồm quá nhiều thông tin ở phần này, với vị trí Business Development, chỉ những thông tin này là đủ. Tránh những thứ lan man và thừa thãi như cân nặng, chiều cao,...
Business Development thường được yêu cầu chuyên môn thông dụng với bằng cao đẳng, đại học các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, chẳng hạn như quản trị kinh doanh, phát triển thị trường, kế toán, kinh tế học, kinh tế đối ngoại,... Hãy xem mức độ phù hợp từ bằng cấp của bạn với công việc để quyết định viết phần trình độ học vấn ra sao. Tốt nhất, đọc kỹ yêu cầu công việc từ bản tin tuyển dụng. Ngoài thông tin bằng cấp, ứng viên cũng có thể bao gồm cả các chứng chỉ khác bổ trợ cho công việc. Chẳng hạn như nếu nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên biết tiếng Anh, hãy đề cập đến các chứng chỉ ngoại ngữ của bạn, chẳng hạn như TOEIC hay IELTS,...
Việc làm kinh doanh tại Hồ Chí Minh
2.2. Gây ấn tượng với mục tiêu nghề nghiệp
Nộp CV Business Development là khâu đầu tiên trong hành trình ứng tuyển của người tìm việc. Chúng được xem là cơ hội duy nhất và quan trọng nhất để bạn có thể tạo được ấn tượng mạnh và ghi điểm với các công ty, doanh nghiệp. Việc gây ấn tượng gián tiếp qua cách truyền tải CV khó khăn hơn nhiều so với một cuộc trao đổi trực tiếp như vòng phỏng vấn. Do đó, ứng viên cần tận dụng các cơ hội một cách thông minh và khôn khéo nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất, đặc biệt ở vị trí Business Development. Làm tốt phần mục tiêu là cách bạn giữ chân được nhà tuyển dụng lâu hơn và đặc biệt tạo ra cho họ cảm giác cần phải đọc những thông tin phía sau ở cuối CV hơn nữa. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Business Development cần thể hiện được khát vọng, hoài bão, con đường phát triển và hướng đến tương lai cụ thể của ứng viên với vị trí này.
Trong mục tiêu nghề nghiệp, đừng thể hiện hoài bão của bạn một cách chung chung, hãy tìm cách để cụ thể chúng thành những con số. Bạn cũng có thể áp dụng trình độ chuyên môn cao nhất, kinh nghiệm quý báu nhất và những kỹ năng cốt lõi để phù hợp với yêu cầu công việc bạn đang nộp đơn. Cuối cùng, hãy hướng đến vị trí trong tương lai mà bạn mong muốn với công việc Business Development tại công ty đang ứng tuyển. Càng rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn là một ứng viên nghiêm túc cho hành trình sự nghiệp của mình.
Ví dụ: “Tốt nghiệp với bằng giỏi quản trị kinh doanh, tôi từng có 1 năm làm việc dưới vị trí nhân viên kinh doanh tại Công ty CP Truyền thông KGH. Với kỹ năng phân tích, tìm kiếm xuất sắc, giao tiếp và truyền đạt tốt, hiện tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho những mục tiêu của quý công ty ở vị trí Business Development. Không ngừng học hỏi và thay đổi bản thân cho công việc, tôi hướng đến mục tiêu trở thành trưởng bộ phận Business Development trong 3 năm tiếp theo”.
2.3. Thể hiện kinh nghiệm cốt lõi nhất
Nhiều nhà tuyển dụng trên thực tế không có yêu cầu quá cao về kinh nghiệm đối với vị trí Business Development. Mặc dù vậy, một ứng viên sở hữu kinh nghiệm phù hợp và được làm nổi bật trong CV Business Development sẽ được các nhà tuyển dụng chú ý và ưu tiên hơn. Vì trên thực tế, kinh nghiệm phù hợp chứng minh họ sẽ không cần mất công đào tạo lại bạn quá nhiều trong quá trình nhận việc, hoặc bạn là người đã có nền tảng và có thể tiếp thu nhanh chóng hơn những ứng viên chưa có kinh nghiệm.
Khi viết kinh nghiệm, đừng chỉ nên bao gồm những thông tin mà nhà tuyển dụng có thể biết trước như một bản mô tả công việc khô khan. Hãy cố gắng làm ngắn gọn kinh nghiệm của bạn, nêu một vài thành tích hoặc kết quả cụ thể mà bạn đã thực hiện ở công việc trong quá khứ. Chẳng hạn như bạn đã tiếp cận được bao nhiêu phân khúc thị trường? Bạn đã dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá một thị trường được gọi là tiềm năng?,... Trong kinh nghiệm, nếu có thể làm nổi bật được kỹ năng và thành tích của ứng viên, hẳn là “một mũi tên trúng ba đích”. Điều quan trọng khi viết kinh nghiệm trong CV Business Development là yếu tố trung thực.
Đừng nghĩ bạn sẽ đánh lừa được nhà tuyển dụng, chẳng hạn như khi được mời vào buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ dựa trên các thông tin có trong CV Business Development của bạn để đặt ra những câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ trung thực của ứng viên. Nếu không muốn bị đánh giá thấp, hãy cố gắng trung thực kể cả khi bạn không sở hữu một kinh nghiệm việc làm nào liên quan đến vị trí Business Development.
2.4. Kỹ năng liên quan và phù hợp với yêu cầu
Kỹ năng là một nội dung được nhà tuyển dụng khá quan tâm khi đọc một mẫu CV Business Development. Bởi trên thực tế, công việc Business Development cần những ứng viên có kỹ năng mềm hoàn chỉnh, biết vận dụng những kỹ năng đó trong quá trình tìm kiếm các khách hàng, phân khúc thị trường mới và nhiều hơn thế nữa. Cần lưu ý những điều sau khi trình bày kỹ năng việc làm trong mẫu CV Business Development:
- Thứ nhất, chỉ bao gồm những kỹ năng có liên quan. Để xác định được những kỹ năng liên quan nhất đến công việc, ứng viên nên đọc kỹ bản mô tả công việc ở mục yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Sẽ có khá nhiều nội dung để bạn khai thác trong bản mô tả công việc, khéo léo chọn lọc những từ khóa và lồng ghép chúng ở mục kỹ năng.
- Thứ hai, đừng bao gồm hơn 5 kỹ năng: Nhiều chuyên gia viết CV cho rằng, ứng viên chỉ nên bao gồm dưới 5 kỹ năng làm việc trong một bản CV xin việc. Vì trên thực tế, nhà tuyển dụng không muốn đọc những mẫu CV Business Development dài dòng, họ cũng không có quá nhiều thời gian để thực hiện điều này.
- Thứ ba, chọn một phong cách trình bày kỹ năng phù hợp. Có khá nhiều cách trình bày kỹ năng trên các mẫu CV, cách liệt kê đơn giản bằng gạch đầu dòng, thể hiện mức độ ở những thanh đo,... Tùy vào bố cục CV Business Development của bạn, hãy chọn cách trình bày sao cho đơn giản và khoa học nhất nhé.
2.5. Thành tích và mục tài liệu tham khảo
Thành tích và tài liệu tham khảo cũng là hai trong số những nội dung thông dụng trong một bản CV nói chung và mẫu CV Business Development nói riêng. Ở thành tích, ứng viên có thể bao gồm những thành tích mà mình đã đạt được ở môi trường học tập và công việc, thậm chí là ngoài cộng đồng. Ở mỗi thành tích hãy nêu rõ thông tin về sự kiện mà bạn tham gia, vai trò của bạn và kết quả cuối cùng. Nhìn chung, những thành tích sẽ bổ trợ tốt hơn trong việc nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.
Tại mục tài liệu tham khảo, dành cho những ứng viên đã có kinh nghiệm và được đề cập trong mẫu CV Business Development. Chỉ cần bao gồm chức vụ, tên gọi của người tham khảo (bạn có thể chọn một người đứng đầu bộ phận bạn làm việc tại công ty cũ, hoặc bất kỳ một cá nhân quản lý nào đó,...), số điện thoại hoặc các phương thức liên lạc khác từ họ. Khi bao gồm thông tin tài liệu tham khảo, nhà tuyển dụng có thể đặt niềm tin ở bạn cao hơn, tin tưởng những gì mà bạn đã “khai báo” trong CV Business Development.
Cuối cùng, trước khi gửi CV Business Development đến tay nhà tuyển dụng. Hãy cân nhắc thật kỹ về nội dung, hình thức, đặc biệt là kiểm tra lại toàn bộ nội dung bên trong CV Business Development. Những thiếu sót về lỗi chính tả, hành văn, thông tin kém chuyên nghiệp,... có thể là nguyên nhân dẫn đến CV của bạn bị loại.
2099 0