CV helpdesk - chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa sự nghiệp thành công
Theo dõi work247 tạiHelpdesk hiện nay được xem là một vị trí công việc lý tưởng cho những người yêu thích ngành công nghệ thông tin nhưng lại không mất quá nhiều thời gian cho việc học lập trình. Vậy nên mỗi một tin tuyển dụng helpdesk xuất hiện luôn dành được khá nhiều sự quan tâm của ứng viên. Nó đã vô hình chung tạo ra sức cạnh tranh nóng bỏng trong khi ứng tuyển vị trí này. Và đương nhiên ứng viên có sự thể hiện tốt nhất ngay từ đầu sẽ lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng. Ấn tượng đầu đó chính là bản CV helpdesk của bạn.
1. Những gì cần viết trên CV helpdesk
Giống như bất kỳ một CV xin việc nào, CV helpdesk cũng có những phần thông tin chung yêu cầu ứng viên phải khai. Tuy nhiên điểm khác biệt của một CV helpdesk nằm ở cách viết và trình bày các phần thông tin đó. Cụ thể:
1.1. Thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân luôn là phần được đặt đầu tiên trong bản CV. Tại đây ứng viên helpdesk sẽ cung cấp một bức ảnh đại diện bán thân của bản thân thật lịch sự và rõ mặt. Sau đó, bên dưới sẽ là lần lượt các thông tin gồm có: Tên, Ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email, các kênh liên lạc hoặc website liên kết khác. Người làm helpdesk cũng không nhất thiết phải là người có “quá nhiều mối quan hệ” để dùng đến 3 - 4 số thuê bao. Vậy nên nếu như bạn sở hữu nhiều hơn một số điện thoại di động thì chỉ lựa chọn duy nhất một số điện thoại cố định nhất của bạn để viết vào CV. Ngoài ra để thực sự gây ấn tượng hơn trong phần thông tin này, bạn có thể tự tạo cho mình một tài khoản gmail có gắn với tên công việc của bạn “helpdesk”. Ví dụ: trantrang.helpdesk@gmail.com.
1.2. Trình độ chuyên môn
Phần tiếp theo mà ứng viên cần nêu ra trong CV của mình đó là trình độ chuyên môn. Ở đây, đương nhiên một ứng viên ứng tuyển vị trí helpdesk phải sở hữu bằng cấp hoặc chứng chỉ nào đó về ngành công nghệ thông tin. Bạn hãy nêu rõ trình độ này cùng với xếp loại học lực của bạn. Ví dụ, trình độ chuyên môn của bạn là Cử nhân, và bạn tốt nghiệp khoa Ứng dụng phần mềm của Học viện Bưu Chính Viễn thông với tấm bằng Khá, các bạn sẽ ghi như sau:
Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành ứng dụng phần mềm - Học viện Bưu chính Viễn thông
Xếp loại học lực: Khá
Bên cạnh đó nếu như bạn không có một bằng cấp chính quy, mà chỉ sở hữu một chứng chỉ dạy nghề tin học thì cũng sẽ nêu y nguyên trung thực về chứng chỉ đó của bạn trên CV để nhà tuyển dụng nắm được.
1.3. Kỹ năng
Phần thứ 3 của một CV helpdesk đó là kỹ năng. Phần này thường được ứng viên vạch ra bằng cách gạch đầu dòng theo dạng liệt kê, hoặc các bạn cũng có thể dùng các biểu đồ thể hiện về khả năng thành thục theo mỗi kỹ năng. Các kỹ năng cần nêu ra trong một CV helpdesk gồm có:
- Kỹ năng cài đặt các thiết bị máy tính, mạng, cáp
- Kỹ năng sửa chữa và bảo trì thiết bị điện tử viễn thông: máy tính, máy in, máy fax, máy scan, …
- Kiến thức sơ bộ về hệ thống máy tính và hệ thống mạng
- Kỹ năng sửa chữa phần cứng của các thiết bị doanh nghiệp
- Hỗ trợ nhân viên cài đặt phần mềm, ứng dụng văn phòng
- Quản lý các dịch vụ Data Center
Kèm theo đó là một số kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: kỹ năng teamwork, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sắp xếp công việc, …
1.4. Kinh nghiệm
Thứ tư, một phần cũng khá quan trọng khi viết CV helpdesk đó chính là kinh nghiệm. Phần này chỉ rõ những công việc, vị trí mà bạn đã từng đảm nhiệm trong thời gian trước đó. Lưu ý là các bạn nên đề cập đến những vị trí công việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến helpdesk theo trình tự thời gian gần nhất đến xa nhất. Từng phần kinh nghiệm phải đầy đủ nội dung về tên doanh nghiệp cộng tác, thời gian làm việc, vị trí đảm nhiệm và những công việc đã thực hiện trong nhiệm vụ hằng ngày. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể thấy được thâm niên trong nghề của bạn có phù hợp với doanh nghiệp của họ hay không.
Bên cạnh 4 phần kể trên, thì còn các phần khác nữa như: sở thích, hoạt động, giải thưởng, chứng chỉ, …. để bổ sung thêm cho các phần về chuyên môn của bạn.
2. Đặc điểm về thiết kế của CV helpdesk
Không chỉ nội dung mà trình bày thiết kế của bản CV cũng phải thể hiện được sự liên quan mật thiết đến ngành nghề helpdesk. Mặc dù một thiết kế bản CV chung chung có thể được áp dụng trong trường hợp này, song CV helpdesk vẫn có được những đặc thù về thiết kế như:
2.1. Bố cục thiết kế
Thông thường, một CV helpdesk sẽ sử dụng bố cục chia cột dọc. Nội dung lần lượt được trình bày từ bên cột trái sang cột phải. Ưu tiên ở cột phải trái là các thông tin như: thông tin cá nhân, kỹ năng, giải thưởng/chứng chỉ. Còn bên cột phải sẽ là phần: kinh nghiệm, sở thích, hoạt động, … Làm sao đảm bảo dung lượng chữ của nội dung mỗi cột được cân bằng nhau, tạo được tính thẩm mỹ và tiết kiệm không gian giấy. Cùng với đó, các bạn cần phải chừa lại các khoảng trống ở đầu và chân được gọi là phần đầu và chân CV để nội dung không và rít sát giấy, tạo độ thoáng cho bản CV của bạn.
2.2. Hình ảnh minh họa
Sau khi đã có được một bố cục hoàn chỉnh các bạn tiếp tục sử dụng các hình ảnh minh họa mang đặc tính chất công việc của nghề helpdesk. Ví dụ như: hình ảnh máy tính, hình ảnh cáp, mạng, hình ảnh ngôn ngữ lập trình, … Hoặc các hình khối biểu tượng về hình học, cứng cáp để CV của bạn thêm bắt mắt hơn. Tuy nhiên chú ý khi sử dụng các hình ảnh này nên để chìm với độ opacity dưới 30% để nội dung chữ vẫn được hiển thị rõ. Đồng thời trang trí nên để dành vào các phần trống, không có chữ như chân trang và lề trang.
2.3. Màu sắc đặc trưng
Cuối cùng là màu sắc đặc trưng. Helpdesk là một công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - một lĩnh vực khá “thô cứng” cho nên hãy ưu tiên sử dụng những gam màu vừa mạnh mẽ lại vừa tươi sáng, giống như những ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử. Gợi ý hoàn hảo nhất chính là các màu xanh lam, xanh lá, vàng, tím than, … kết hợp sẽ là 2 màu cơ bản trắng và đen sử dụng cho phần text cũng như phần nền. Những màu sắc này sẽ truyền thiện cảm hơn đến người đọc. Trên một bản CV chỉ nên dùng khoảng 2 - 3 màu sắc, tránh việc lạm dụng quá nhiều màu sắc gây phản ứng ngược đối với thị giác của nhà tuyển dụng.
2.4. Chất lượng bản in
Khi đã thiết kế xong một bản CV helpdesk vừa theo cá tính lẫn đặc trưng công việc thì các bạn cần tiến hành việc in ấn. CV bản cứng này sẽ được nộp cho nhà tuyển dụng cùng với hồ sơ xin việc khi bạn tham gia phỏng vấn. Vậy nên bạn cần có được một chất lượng in tốt nhất. Ưu tiên sử dụng loại giấy bìa cứng để tránh bị quăn hay nhăn rúm khi nhét vào túi hồ sơ. Đồng thời màu sắc và hình ảnh in phải sắc nét, không bị phai hay bị mờ, vờ, cản trở sự tiếp nhận thông tin của người đọc bản CV này.
3. Lưu ý khi viết CV helpdesk cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Một trong những vấn đề mà ứng viên khi viết CV helpdesk khá băn khoăn đó là, bản thân chưa hề có kinh nghiệm trước đó thì nên viết như thế nào? Phương pháp giải quyết vấn đề đó là sử dụng các tính điểm tốt để "che đi" nhược điểm này. Vậy dưới đây sẽ là những bí kíp dành cho bạn ứng viên helpdesk mới bắt đầu hành trình của mình.
3.1. Làm nổi bật các thông tin về kỹ năng
Khi bạn khuyết thiếu phần kinh nghiệm đương nhiên bạn sẽ cần bù đắp vào những phần bạn đã có để nó nổi bật hơn. Trên thực tế nhiều đơn vị tuyển dụng hiện nay không quá quan trọng về việc bạn sử hữu kinh nghiệm dày dặn như thế nào và họ cũng sẵn sàng để đào tạo bạn trong quá nhiều làm việc. Kỹ năng cần nhấn mạnh vào các kiến thức về IT phần mềm, IT phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống máy tính mà bạn đã được học ở chương trình dạy nghề hoặc cao đẳng - đại học. Phần này hãy đặt nó ở vị trí trung tâm của bản CV helpdesk khiến nhà tuyển dụng chú ý vào nó hơn.
3.2. Thể hiện khả năng cống hiến và học hỏi
Bí kíp thứ hai mà bạn có thể áp dụng khi bản thân mình hoàn toàn không có kinh nghiệm thì có thể thể hiện khả năng cống hiến và học hỏi của mình. Đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ không thể từ chối một ứng viên mà vừa nhiệt huyết với công việc, vừa học việc nhanh chóng. Sự thể hiện này có thể khéo léo lồng ghép trong các phần kỹ năng, sở thích, hoạt động, … trên bản CV của bạn. Song nếu như bạn vẫn còn là sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ chú ý những phần về thái độ trong công việc của bạn hơn là phần kinh nghiệm sở hữu.
3.3. Làm rõ phần mục tiêu sự nghiệp
Cuối cùng, nếu không thể cho nhà tuyển dụng thấy được quá khứ gắn liền với helpdesk của mình thì hãy cho nhà tuyển dụng trầm trồ trước những dự định sự nghiệp tương lai của bạn về helpdesk. Đây chính là phần mục tiêu sự nghiệp trong CV của bạn. Với một ứng viên không có kinh nghiệm thì phần này khá quan trọng để bạn có thể lấy lòng được nhà tuyển dụng. Mục tiêu sự nghiệp cần vạch ra mục tiêu gần và mục tiêu xa, đặc biệt có nhắc đến mong muốn về lộ trình thăng tiến của bạn và sự thăng hạng level chuyên môn về IT. Thậm chí phần này còn giúp nhà tuyển dụng xem xét lại khả năng đáp ứng của doanh nghiệp mình ạ.
Trên đây là toàn bộ các thông tin cũng như hướng dẫn để ứng viên có thể sở hữu được bản CV helpdesk hoàn chỉnh nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho các bạn để các bạn sẵn sàng chinh phục sự nghiệp của mình.
1319 0