CV ngành công nghệ thực phẩm chinh phục nhà tuyển dụng tương lai
Theo dõi work247 tạiVới những ai đang theo đuổi với ngành công nghệ thực phẩm chắc chắn đã tìm hiểu đây là một ngành sẽ cần rất nhiều nhân lực trong tương lai, đặc biệt là khi xã hội càng phát triển. Để có một cơ hội việc làm tốt bạn cần phải chuẩn bị từng bước đi thật vững chắc. Đầu tiên hãy chuẩn bị cho mình một CV ngành công nghệ thực phẩm hoàn hảo, chỉn chu nhất để giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng khó tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
1. CV ngành công nghệ thực phẩm, tỏa sáng tài năng của chính bạn
Đối với mỗi một ứng viên mà nói, điều đầu tiên giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng chính là CV xin việc. Khi họ chưa tiếp xúc với bạn, chưa thể hiểu về năng lực cũng như con người thì lúc này một bản CV hoàn hảo sẽ là thước đo đánh giá ứng viên.
Chính vì thế mà một CV công nghệ thực phẩm sẽ giúp bạn tỏa sáng tài năng của chính bạn. Thông qua các nội dung đã trình bày trong CV của mình, nó có thể giúp bạn tạo ấn tượng, thu hút người đọc thông qua trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm,… đương nhiên bên cạnh đó còn thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp của bạn nữa.
Một CV ngành công nghệ thực phẩm sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều trong việc “giành” cơ hội việc làm, vì thế mà đừng bao giờ lơ là, thiếu sót trong chính chiếc CV của mình nhé. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV ngành này, cũng chưa biết cách thể hiện nội dung ra sao thì hãy tham khảo ngay nội dung phần viết bên dưới đây nhé.
Xem thêm: Việc làm Kỹ sư công nghệ thực phẩm
2. Gợi ý cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm chuẩn
Bạn đã đọc, đã tham khảo qua rất nhiều mẫu CV khác nhau, ngỡ rằng đã nắm lòng trong tay cách viết CV. Thế nhưng khi đi vào chi tiết mới phát hiện ra rằng với mỗi một loại CV khác nhau, ngành nghề khác nhau thì nó lại có một cách viết khác nhau.
Có không ít bạn gặp khó khăn trong quá trình viết CV ngành công nghệ thực phẩm, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc CV của bạn gửi đi nhưng không có hồi âm, hoặc là bị từ chối thẳng thắn. Có thể nó xuất phát từ chính những sai sót trong việc viết và trình bày nội dung CV công nghệ thực phẩm. Để hiểu chi tiết hơn về cách viết thì bạn hãy theo dõi trong nội dung phần viết bên dưới đây nhé.
Đối với một CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung từ phần thông tin cá nhân, trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu, kỹ năng cho đến sở thích và người tham chiếu. Tuy nhiên trong số các nội dung này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến một vài phần mà bạn cần phải lưu ý khi viết như sau:
- Phần thông tin cá nhân trong CV ngành công nghệ thực phẩm:
Các thông tin cá nhân cần xuất hiện trong CV của anh/chị sẽ bao gồm như sau: Ảnh đại diện CV, họ tên, năm sinh, số điện thoại, giới tính, địa chỉ và email.
Hãy đảm bảo bạn đã cung cấp một địa chỉ email mình thường xuyên sử dụng và không sử dụng địa chỉ email chứa nickname, tên đặc biệt, biệt danh. Bởi chi tiết nhỏ này sẽ khiến cho cả CV của bạn bị hạ điểm đó. Hãy sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp đúng tên của bạn hoặc kèm ngày tháng năm sinh của bạn.
Trong thông tin cá nhân, bạn không nên đưa link facebook cá nhân của mình vào, nó vừa không cần thiết vừa thiếu chuyên nghiệp vừa dài dòng không cần thiết. Còn về ảnh đại diện thì nên lựa chọn những ảnh có độ nét cao, nghiêm túc, tránh ảnh Selfie cá nhân.
- Ở mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ thực phẩm:
Trong mục tiêu của mình tốt nhất bạn nên gạt bỏ những từ ngữ, câu văn mang tính chất chung chung như “tôi rất muốn cống hiến toàn bộ năng lực của mình vào nhiệm vụ được giao”, “tôi muốn được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa khi làm việc ở công ty”,… tất cả những câu chung chung, sáo rỗng này sẽ vô tác dụng, thậm chí còn khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó. Vì thế mà đừng ghi những mục tiêu như vậy, hãy thay những câu nói chung chung đó bằng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn nhé.
Ví dụ như:
+ Mục tiêu ngắn hạn: Được phát triển, học hỏi và bổ sung kỹ năng trong ngành công nghệ thực phẩm.
+ Mục tiêu dài hạn: Được phát triển bản thân nhiều hơn trong ngành công nghệ thực phẩm. Với cố gắng và nỗ lực của bản thân để trở thành một kỹ thuật viên công nghệ thực phẩm có trình độ, chuyên môn cao để nâng cao chất lượng thực phẩm của công ty nói riêng, cả nước nói chung.
- Về quá trình học tập, học vấn trong CV:
Hãy tóm tắt quá trình học vấn của bạn một cách ngắn gọn nhất và cô đọng các thông tin trong CV ngành công nghệ thực phẩm của mình. Tuy nhiên cũng chỉ bao gồm các thông tin như: Thời gian, chuyên ngành học, trường học thôi nhé.
Đối với quá trình học tập của mình có rất nhiều ứng viên đã đề cập đến thời gian học cấp 2, cấp 3 và cả thời gian học tập bên ngoài. Với nhà tuyển dụng thì đây là thông tin không cần thiết với họ. Thay vì mất thời gian để trình bày chúng thì bạn có thể đưa ra các thông tin giải thưởng, chứng chỉ có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.
Riêng ngành công nghệ thực phẩm là một ngành tương đối khó, công việc mang đặc thù tính chuyên ngành cao. Chính vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các ứng viên học các chuyên ngành về công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học,…hơn đó. Tuy nhiên nếu như bạn không học đúng chuyên ngành này thì cũng không cần quá lo lắng bởi bạn vẫn có cơ hội được thử sức trong lĩnh vực này nếu như bạn thật sự có đam mê.
- Nội dung phần kinh nghiệm làm việc trong CV:
Tốt nhất trước khi đặt bút viết bạn nên hệ thống lại toàn bộ thông tin và sắp xếp lại toàn bộ kinh nghiệm của mình trước khi viết để tránh bị nhầm lẫn. Bạn nên liệt kê toàn bộ kinh nghiệm theo thứ tự thời gian từ gần đến xa hoặc tư xa về gần.
Một lưu ý nữa đó là đưa ra kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển thôi nhé. Còn với những ai không có kinh nghiệm thì bạn có thể khéo léo lồng ghép thời gian thực tập vào trong CV.
Ví dụ:
“Tháng 9/2024 đến tháng 8/2024
- Công ty TNHH thực phẩm…
- Vị trí: Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm rau củ
- Công việc:
+ Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm rau củ sạch theo xu hướng thị trường và theo yêu cầu của cấp trên.
+ Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
+ Đảm bảo nghiên cứu phát triển sản phẩm theo đúng quy trình của công ty đề ra.”
- Nội dung phần kỹ năng trong CV ngành công nghệ thực phẩm:
Đối với nội dung phần này bạn chỉ nên nhấn mạnh vào các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở ứng viên nhất, chẳng hạn như: Khả năng tư duy và sáng tạo, khả năng nghiên cứu và phân tích, có đam mê với công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, có thể làm việc trong môi trường áp lực lớn,…
- Đừng bỏ quên phần giải thưởng nếu có:
Bạn là một ứng viên khá xuất sắc và dành được nhiều giải thưởng chuyên môn trong ngành công nghệ thực phẩm. Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin giải thưởng của mình và thể hiện nó ngay trong CV.
Ví dụ như: Giành giải nhất cuộc thi nghiên cứu sản phẩm rau sạch cho sinh viên thành phố Hà Nội, tham gia dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên,…
Tất cả những giải thưởng như vậy sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn từ phía nhà tuyển dụng. Việc lựa chọn bạn là ứng viên tiềm năng là điều có thể xảy ra.
Trong nội dung trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn xong cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm. Với hướng dẫn cụ thể này, giờ đây CV không còn là rào cản với chính bạn nữa.
3. Một vài lưu ý khi viết CV ngành công nghệ thực phẩm
Để CV ngành công nghệ thực phẩm của mình hoàn thiện hơn, cơ hội việc làm gia tăng nhiều hơn thì đừng bỏ qua những lưu ý trong phần này nhé.
- Hãy sử dụng mẫu thiết kế CV công nghệ thực phẩm ấn tượng, nổi bật với màu sắc tươi tắn, bắt mắt. Với một mẫu CV được thiết kế theo phong cách công nghệ thực phẩm chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với hàng nghìn mẫu CV khác, thu hút được ánh nhìn đầu tiên từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng khi bạn biết tiết chế và lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp thôi nhé.
- Thông tin trình bày trong CV của bạn không nên quá dài dòng, lan man nó sẽ khiến cho người đọc cảm thấy nhàm chán, không đúng chủ đề và không tìm ra được điểm nổi bật nhất của bạn.
- Các thông tin được trình bày trong CV phải chính xác 100% với cá nhân bạn, nhà tuyển dụng có thể chấp nhận một CV chưa hoàn hảo nhưng tuyệt đối họ sẽ không chấp nhận ứng viên gian lận.
- Trong quá trình viết CV ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể khéo léo lồng ghép các từ chuyên ngành vào trong CV của mình để khẳng định bản thân và thể hiện sự chuyên nghiệp nhé.
- Tiếp theo bạn không nên vội vàng gửi CV cho nhà tuyển dụng lúc đó, hãy cẩn thận kiểm tra lại vài lượt, đảm bảo không mắc các lỗi sai cơ bản về chính tả, lỗi diễn đạt, hình thức trong CV của mình nhé.
Đó chính là một vài lưu ý mà chúng tôi muốn bạn biết khi viết CV ngành công nghệ thực phẩm. Những lưu ý này chỉ là các chi tiết nhỏ thế nhưng lại rất hiệu quả đó nhé.
Tìm hiểu thêm: Ngành công nghệ thực phẩm
4. Tải CV ngành công nghệ thực phẩm ở đâu?
Không ít người đặt ra câu hỏi có thể tải mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm ở đâu? Hiện nay xuất hiện không ít các trang web giúp bạn tạo và tải CV online, thế nhưng địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp bậc nhất vẫn là work247.vn. Nếu như bạn không có thời gian để tự thiết kế CV cho riêng mình, hãy đến đây để lựa chọn và tải một mẫu công nghệ thực phẩm chuẩn nhất mang phong cách riêng.
Toàn bộ thông tin về CV ngành công nghệ thực phẩm trên đây đã khép lại nội dung bài viết, thông qua bài này mong rằng bạn đã có thêm thông tin, những kiến thức cần thiết cho việc chuẩn bị CV công nghệ thực phẩm của mình.
1919 0