Viết CV thiết kế đồ họa để chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Thiết kế đồ họa là một nghề rất hot trong xã hội hiện đại, tỷ lệ cạnh tranh trong nghề cũng rất lớn. Để tạo ra một chiếc CV thiết kế đồ họa ấn tượng và có thể nhanh chóng chinh phục được nhà tuyển dụng không phải chuyện dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những bước cơ bản để hoàn thiện các thông tin trong CV thật chuyên nghiệp và khiến nhà tuyển dụng hài lòng ngay từ những dòng đầu tiên. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Cần những thông tin gì trong một chiếc CV thiết kế đồ họa?

1.1. Thông tin cơ bản

Thông tin cơ bản bao gồm những thông tin cá nhân và thông tin liên lạc của bạn bao gồm:

Họ và tên đầy đủ có thể đặt ở nhiều vị trí, có thể đặt ở chính giữa, góc trái hay góc phải nhưng đều sẽ được đặt ở trên cùng, viết hoa và sử dụng cỡ chữ lớn nhất trong mẫu CV để nó được nổi bật nhất. Bạn cũng có thể cho thêm những cái tên khác như biệt danh, tên tiếng anh nhưng cần phải chuyên nghiệp và không sử dụng những cái tên suồng sã gọi ở nhà để đưa vào CV.

Thông tin cá nhân và thông tin liên hệ
Thông tin cá nhân và thông tin liên hệ

Địa chỉ email thường được đặt ở góc trên bên trái, cỡ chữ vừa phải. Bạn nên sử dụng email thường xuyên truy cập và đảm bảo có thể nhận được tất cả thông báo cần thiết từ nhà quản lý hoặc nhà tuyển dụng.

Số điện thoại: được đặt dưới email và đảm bảo số điện thoại chính bạn thường sử dụng để không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào.

Thêm vào đó có thể là những thông tin về địa chỉ hiện tại, ngày tháng năm sinh, giới tính, bạn cũng có thể đưa vào để thông tin được đầy đủ và rõ ràng.

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Thiết kế đồ họa là một nghề nhưng trong đó lại có những vị trí và công việc khác nhau. Bạn nên dựa vào vị trí bạn ứng tuyển để lựa chọn mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp. Bạn có thể nhà nhà thiết kế đồ họa, giám đốc sáng tạo, thiết kế trải nghiệm người dùng, phát triển sản phẩm, giám đốc nghệ thuật,...

Bạn có thể đưa ra mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn để tô vẽ nên hành trình mà bạn đang muốn đi:

Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo một vị trí đầy thử thách trong một tổ chức có uy tín để mở rộng kiến thức và kỹ năng. 

Mục tiêu dài hạn: Đảm bảo cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của doanh nghiệp.

1.3. Kỹ năng cần có

Những kỹ năng cần có của nhà thiết kế đồ họa
Những kỹ năng cần có của nhà thiết kế đồ họa

Để có thể hoàn thiện được mục này, bạn có thể nghiên cứu lại thông tin tuyển dụng để tìm kiếm những từ khóa có tính chất yêu cầu về kỹ năng. Đó có thể là kỹ năng cứng hoặc kỹ năng mềm, kỹ năng bạn được đào tạo trong quá trình học tập hay kỹ năng bạn rèn giũa trong quá trình trải nghiệm thực tế. Để có thể trở thành những nhà thiết kế đồ họa thật chuyên nghiệp và có thể chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ tấm CV đầu tiên thì bạn cần đưa vào CV của mình những kỹ năng cần thiết sau đây:

1.3.1. Giao tiếp 

Khi trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn sẽ phải liên tục làm việc nhóm để cùng nhau đưa ra ý tưởng, cùng nhau hoàn thiện các hạng mục của dự án, bạn sẽ không làm việc riêng lẻ một mình như một vài công việc đặc thù khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu thuyết trình sản phẩm của nhóm trước hội đồng, trước khách hàng, bạn cũng sẽ có thời gian được trao đổi trực tiếp với khách hàng để tìm ra thứ mà họ cần và mang đến cho họ những trải nghiệm khiến họ hài lòng. Do đó, làm việc nhóm và giao tiếp tốt chính là những kỹ năng mà bạn cần có đầu tiên. 

1.3.2. Xử lý tình huống

Bất kể ngành nghề nào có mục đích là cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng thì cũng đều có những trường hợp hay sự cố bất ngờ xảy ra, có thể liên quan đến sản phẩm, khó khăn đến từ phía khách hàng hay sự cố từ nội bộ sản xuất. 

Kỹ năng xử lý tình huống của nhà thiết đồ họa
Kỹ năng xử lý tình huống của nhà thiết đồ họa

Trong những tình huống này bạn cần phải có kỹ năng xử lý tình huống tốt, bạn cần xác định được thứ là cần thiết ngay lúc này. Khách hàng luôn đúng, bạn cần biết cách khéo léo động viên khách hàng, nhanh chóng xem xét lại quá trình và sản phẩm từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời cho mọi tình huống đã xảy ra và có thể xảy ra. Cho dù là khách hàng gây sự vô lý và có hành vi chơi xấu thì cũng cần biết cách thuyết phục và có động thái vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, xử lý sự việc dựa trên các giao ước trên hợp đồng, các bằng chứng liên lạc và thỏa thuận trước đó.

1.3.3. Lập kế hoạch 

Lập kế hoạch là kỹ năng mềm thiết yếu đối với mỗi người từ học tập đến làm việc. Có được một kế hoạch khoa học và chi tiết sẽ khiến chúng ta không bị bất ngờ và bối rối, cũng không bị quên những sự kiện quan trọng mà bạn cần làm. 

Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch đối với nhà thiết kế đồ họa cũng vô cùng quan trọng. Không phải là bạn chỉ thực hiện một công việc hay 1 sản phẩm, hay phục vụ 1 khách hàng, bạn sẽ phải làm khá nhiều công việc cùng lúc, bạn cần biết thứ tự ưu tiên trước sau, khách hàng nào quan trọng hơn, sản phẩm nào cần trước, cái nào sai lỗi cần phải sửa gấp. Lập kế hoạch giúp bạn không bị vướng vào mớ rắc rối khi có quá nhiều thứ đè nặng cùng 1 lúc và hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu. 

1.3.4. Sử dụng công nghệ

Tất nhiên, đối với một nhà thiết kế đồ họa thì sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ chính là kỹ năng cơ bản. Đây là kỹ năng bạn sẽ được đào tạo trong quá trình học tập và được củng cố, trau dồi trong quá trình thực hành thực tế. Các ngành nghề thiết kế hiện nay đều đã áp dụng trên các phần mềm một cách phổ biến. Việc sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình thiết kế đã trở thành điều hiển nhiên và cơ bản nhất.

Kỹ năng sử dụng công nghệ
Kỹ năng sử dụng công nghệ

Công nghệ giúp các nhà thiết kế có thể tạo ra những đồ họa 3D, 4D siêu đỉnh, công tác chỉnh sửa, thay đổi, kết hợp với nhau cũng được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn là những bản phác thảo trên giấy. 

1.3.5. Nghiên cứu và phân tích

Bên cạnh đó, một nhà thiết kế đồ họa cũng cần có kỹ năng nghiên cứu và phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trong quá trình giao tiếp và trao đổi, khách hàng sẽ đưa đến cho bạn những ý chính, những thứ mà họ muốn có, những thứ rời rạc và chưa thể định hình rõ ràng, bạn cần biết nghiên cứu chúng, phân tích chúng, kết hợp chúng và sắp xếp chúng theo một cách độc đáo và mới mẻ. 

1.3.6. Sáng tạo và đổi mới

Thiết kế và sáng tạo là thứ không thể tách rời. Chúng không giống như những ngành hành chính công vụ hay kế toán, luôn phải làm việc một cách máy móc và rập khuôn, thiết kế mang đến cho cuộc sống những thứ mới mẻ và khiến cuộc sống của chúng ta phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều màu sắc và hình thù hơn. Bởi vậy, thiết kế không thể máy móc và rập khuôn, không thể mãi là hình tròn mà có thể là hình vuông, elip, bầu dục, hình chữ nhật,... không thể cứ là màu xanh mà còn là đỏ, hồng, vàng. 

Kỹ năng sáng tạo và đổi mới
Kỹ năng sáng tạo và đổi mới

Bạn cũng cần biết bắt trend, nắm được sở thích và thị hiếu của người dùng trong mỗi giai đoạn để áp dụng vào các bản thiết kế. Hoặc có thể chính bạn lại là người thay đổi suy nghĩ và thói quen của cộng đồng bằng những thiết kế đầy sáng tạo và mới mẻ của mình không chừng đó!

1.4. Kiến thức chuyên môn

Về phần kiến thức chuyên môn, bạn có thể tóm tắt trong dăm ba câu. Bạn chỉ cần tóm tắt một vài ý chính và quan trọng như trường học, ngành học, chứng chỉ, bằng cấp mà bạn có.

1.5. Kinh nghiệm làm việc

Phần này sẽ bao gồm tất cả những việc liên quan đến ngành thiết kế đồ họa mà bạn từng bạn, không nên đưa thêm những công việc khác không liên quan để CV dài dòng và không đúng trọng tâm mà nhà tuyển dụng đang cần tìm kiếm. 

Kinh nghiệm làm việc này sẽ bao gồm tên các công ty mà bạn đã từng tham gia, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc. Vị trí và công việc bạn đã đảm nhận tại doanh nghiệp đó, những thành tựu mà bạn đã đạt được đóng góp vào sự nghiệp và danh tiếng của công ty. Bạn có thể dẫn thêm tên những dự án, sản phẩm mà bạn đã từng thành công, khách hàng mà bạn đã từng phục vụ và hợp tác để tăng thêm phần chuyên nghiệp, tính chân thực và uy tín. 

Xem thêm: Cách viết mẫu CV infographic đốn tim nhà tuyển dụng

2. Cần chú ý gì viết CV thiết kế đồ họa

2.1. Hình thức

Cần chú ý những gì khi viết CV thiết kế đồ họa
Cần chú ý những gì khi viết CV thiết kế đồ họa

Một nhà thiết kế đồ họa thì không thể sử dụng một bản CV có thiết kế hời hợt và phổ biến để ứng tuyển. Điều này không thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp cũng như không thể hiện được sự dụng tâm của bạn vào công việc này. Bạn có thể không có nhiều bằng cấp và kinh nghiệm, nhưng bạn có thể phần nào khẳng định được tài năng và phong cách của mình thông qua thiết kế của CV. Bạn có thể tự thiết kế CV cho mình, một tấm CV độc nhất và dành riêng cho bạn, mang màu sắc của riêng bạn. 

2.2. Nội dung

Phần nội dung không nên quá dài và lan man, cần tập trung vào những thông tin chính, nhấn mạnh những điều mà nhà tuyển dụng cần. Thông tin cần đảm bảo hoàn toàn trung thực, các bạn sẽ được hỏi lại để kiểm tra hoặc nhà tuyển dụng có thể liên hệ với những địa điểm mà bạn kê khai để điều tra đó. 

2.3. Đính kèm portfolio

Để có thể nhanh chóng thu hút nhà tuyển dụng, bạn nên đính kèm theo portfolio. Đây là tổng hợp tất cả những dự án và sản phẩm mà bạn từng thực hiện. CV khá nhỏ nên phần này không được liệt kê kỹ lưỡng, nhưng trong portfolio thì bạn có thể liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết những thứ này. Đây chính là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể đánh giá một cách chính xác khả năng cũng như kỹ năng, phong cách và thẩm mỹ của bạn.

Có lẽ bạn sẽ không chỉ dừng lại ở một địa chỉ nào đó trên con đường sự nghiệp của mình, bạn có thể thử sức và bay nhảy ở nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp khác nhau, kinh nghiệm thực tế của bạn sẽ luôn tăng thêm. Chính vì thế, bạn cần phải thường xuyên cập nhật thông tin trong CV thiết kế đồ họa của mình mỗi khi đến một nơi mới, sử dụng những chiếc CV khác nhau với mục tiêu và sở thích khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu và mô tả công việc. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem472 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT