Trả lời cho câu hỏi đơn tố cáo là gì ?
Theo dõi work247 tạiĐơn tố cáo là một cụm từ không quá xa lạ đối với chúng ta. Nhưng bản chất đơn tố cáo là gì không phải ai cũng đều nắm được. Hãy cùng tìm hiểu về đơn tố cáo nhé !
Bạn đang muốn tìm hiểu thêm về khái niệm đơn tố cáo ? Bạn đang có ý định viết đơn tố cáo một ai đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn ? Bạn muốn tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh đơn tố cáo để phục vụ cho công tác học tập nghiên cứu. Ở bài viết dưới đây, tôi cùng các bạn sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới đơn tố cáo và những vấn đề xoay quanh kiến thức này.
Tìm việc làm luật - pháp lý
1. Câu trả lời cho đơn tố cáo là gì ?
Trước khi đi vào tìm hiểu đơn tố cáo là gì , các bạn cần nắm được khái niệm tố cáo.
« Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức « .(Trích theo điều 2 của luật tố cáo )
Tim viec lam nhanh chóng và hiệu quả ở tất cả các ngành nghề như luật, pháp lý, kinh tế, xây dựng...trên work247.vn
Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na về khái niệm tố cáo chính là trình báo với cơ quan có thẩm quyền về một hành vi gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người tố cáo hoặc những người xung quanh. Như vậy, đơn tố cáo có thể được hiểu là đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền trình bày về việc các đối tượng cá nhân hoặc tổ chức gây ảnh hưởng tới quyền lợi của một cá nhân, tổ chức khác.
Trong đơn tố cáo sẽ trình bày chi tiết về sự việc gây ra bởi đối tượng bị tố cáo và đảm bảo phải trình bày đúng như sự thật. Trong trường hợp đơn tố cáo phản ánh sai thực tế, người tố cáo sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ sai lệch so với thực tế và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Đơn tố cáo chia ra làm hai loại : tố cáo cá nhân và tố cáo cơ quan, tổ chức và được tiếp nhận tại các cơ quan có thẩm quyền. Khi quyền lợi của bản thân và những người xung quanh bị ảnh hưởng, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo để đòi lại quyền lợi.
Một đơn tố cáo sẽ được xem xét phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau và cũng được tiếp nhận bởi các cơ quan có phân cấp khác nhau.
Đối với những hành vi không được cho là vi phạm pháp luật, đơn tố cáo có thể được gửi tới các cơ quan quản lý trực tiếp của các cá nhân đó hoặc tổ chức có cấp trên quản lý tổ chức đó. Đối với những hành vi có tính nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đơn tố cáo sẽ được gửi tới các cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát để giải quyết tố cáo.
2. Trong đơn tố cáo có những mối quan hệ pháp luật phát sinh như thế nào ?
Trong đơn tố cáo sẽ xuất hiện những quan hệ pháp luật phát sinh như sau :
Về phía người tố cáo
Người tố cáo sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin cung cấp trong đơn tố cáo. Ở một góc độ nào đó, nếu như người tố cáo cố tình khai báo sai sự thật khiến ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người bị tố cáo, sẽ phải chịu trách nhiệm, thậm chí bị xử phạt về hành vi vu khống của mình.
Theo điều 122 tại bộ luật hình sự ban hành năm 1999, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi cố tình khai báo sai sự thực. Do vậy, những người làm đơn tố cáo phái tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan và công tâm trước khi gửi đơn tới các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Về phía đối tượng bị tố cáo
Đối tượng bị tố cáo là những người có những hành vi được người làm đơn tố cáo coi là vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng tới quyền lợi, lợi ích của họ hoặc những người xung quanh họ. Đối tượng bị tố cáo có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức, có thể sẽ bị điều tra, giám định bởi những cơ quan chuyên trách có thẩm quyền.
Về phía đối tượng có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Đối tượng giải quyết tố cáo có thể là cá nhân, tổ chức phụ trách việc tiếp nhận và xác thực lại và xử lý những đơn thư tố cáo. Trong trường hợp, mức độ của sự việc còn nhiều uẩn khúc và các tình tiết phức tạp, đối tượng giải quyết tố cáo cần trình bày và gửi thông tin tố cáo tới cấp cao hơn.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
3. Trong đơn tố cáo thường xuất hiện những nội dung gì ?
Nội dung trong đơn tố cáo rất đa dạng phong phú, bao gồm tất cả những vấn đề gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Rất khó có thể liệt kê được hết những vấn đề xuất hiện trong các đơn tố cáo. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi xin phép được nêu một vài trường hợp tố cáo thường gặp :
- Tố cáo những cán bộ làm việc trong biên chế nhà nước vi phạm pháp luật hoặc có những hành vi trục lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những cá nhân khác
- Tố cáo các đơn vị hành chính công làm việc sai quy định, và có quá nhiều bất cập trong xử lý công việc hoặc có những hành vi chiếm đoạt của công, gây khó khăn cho người dân khi có vấn đề cần giải quyết
- Tố cáo các cá nhân có hành vi văn hóa đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và trái với pháp luật quy định hiện hành.
Trong đơn tố cáo, có thể xuất hiện rất nhiều vấn đề. Nhưng người tố cáo cần phải lưu ý kỹ khi thực hiện quyền tố cáo để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Không hiếm những trường hợp người tố cáo bị hành hung, đe dọa, thậm chí có nguy cơ bị giết hại bởi những đối tượng bị tố cáo. Trước khi gửi đơn đi, người tố cáo tốt nhất nên yêu cầu được bảo vệ bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Theo nghị định số 7, ban hành vào năm 2024, người tố cáo có thể được khen thưởng , khuyến khích, tuyên dương nếu như góp phần xây dựng nên những giá trị tốt đẹp. Vì vậy, trong trường hợp nhận thấy những cái xấu, cái ác còn tồn tại trong cuộc sống chung quanh, đừng ngần ngại gửi đơn thư tố cáo để cùng mọi người chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
Tìm việc làm ngành luật tại Hồ Chí Minh
Nếu bạn có chuyên môn về luật kinh tế, khái niệm trọng tài thương mại là gì? có thể bạn đã nắm rõ. Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này cũng như nhưng lưu ý xoay quanh nhé.
4. Sự khác biệt giữa hành vi tố cáo và tố giác
Ở một góc độ nào đó, tố cáo và tố giác cũng sẽ có những điểm tương đồng, tuy nhiên các bạn cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này để các cơ quan có thể xác định đúng bản chất của vấn đề và xử lý chúng một cách nhanh gọn nhất.
4.1. Phân biệt giữa hai khái niệm tố cáo và tố giác
Khái niệm tố cáo đã được tôi trình bày ở mục trên, trong mục này, tôi xin sơ lược khái niệm về tố giác như sau : « Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền » ( Trích điều 44, bộ luật tố tụng hình sự năm 2024).
Như vậy, tố cáo không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm của hành vi còn tố giác sẽ bao gồm những hành vi có thể cấu thành tội phạm và có những dấu hiệu nghiêm trọng.Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng vi phạm pháp luật, công dân cần tố giác với các cơ quan có thẩm quyền. Nếu phát hiện nhưng không tố giác, công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật đã ban hành.
4.2. Phân biệt giữa chủ thể tố cáo và chủ thể tố giác
Đối với tố cáo, chủ thể phải cung cấp các thông tin đầy đủ về bản thân và đối tượng bị tố cáo đồng thời cần chỉ rõ hành vi bị tố cáo . Trong trường hợp người tố cáo cố tình bóp méo, xuyên tạc các hành động của người bị tố cáo sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm của mình tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Đối với tố giác, cá nhân chủ thể cung cấp thông tin cho rằng hành vi này vi phạm pháp luật . Hình thức tố giác chỉ được coi là một hình thức cung cấp thông tin, nêu ra một số dấu hiệu để các cơ quan điều tra làm rõ ( các thông tin này phải đảm bảo đúng sự thật).
Trợ cấp thất nghiệp là gì? Là một khoản tiền mà nhà nước hay bên bảo hiểm trao cho những người thất nghiệp. Tuy nhiên có không phải ai thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp này. Hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại work247.vn nếu bạn đọc quan tâm nhé.
Tôi hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nhận được thông tin hữu ích về việc tố cáo. Mong rằng các bạn sẽ áp dụng vào học tập, nghiên cứu luật pháp và áp dụng vào thực tiễn khi gặp các vấn đề cần phải tố cáo, tố giác với cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1105 0