Hướng dẫn cách viết đơn xin quyết toán thuế chuẩn theo mẫu
Theo dõi work247 tạiMọi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan Nhà nước. Hàng kỳ, doanh nghiệp tính toán các loại thuế cần phải nộp theo quy định. Quyết toán thuế là điều bắt buộc phải thực hiện của tất cả doanh nghiệp. Để chủ động trong công việc quyết toán thuế, doanh nghiệp cần viết đơn xin quyết toán thuế. Cùng tìm hiểu về mẫu đơn này và các trình bày đơn quyết toán với cơ quan thuế trong phần dưới đây nào!
1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi quyết toán thuế
Doanh nghiệp muốn thực hiện được công đoạn quyết toán thuế dễ dàng cần phải chuẩn bị, sắp xếp các loại hồ sơ theo một quy trình để làm việc thuận tiện hơn. Thủ tục quyết toán thuế hàng kỳ, có nhiều hình thức nhưng đều dựa trên các tài liệu có trong kế toán doanh nghiệp.
1.1. Hồ sơ pháp lý
Các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý cần chuẩn bị trong quyết toán thuế như: giấy đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đầu từ từ đơn vị khác, các giấy tờ chứng nhận công dân của người đại diện pháp luật, điều lệ quy chế của công ty, các giấy tờ đơn ký về khấu hao, tài khoản ngân hàng, …
1.2. Hồ sơ khai thuế
Bao gồm các loại tờ khai theo quy định như thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu, thuế vãng lai, ... Bảng thống kê hóa đơn đầu vào, đầu ra, hóa đơn trên dưới 20 triệu, các thông báo phát hành, báo cáo sử dụng hóa đơn của công ty.
Chuẩn bị báo cáo tài chính, các loại giấy quyết toán thuế cần thực hiện, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, …
1.3. Hồ sơ lương thưởng
Là các tài liệu về người lao động, hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm, tăng lương diễn ra trong kỳ. Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, các giấy cam kết theo mẫu, bảng giảm trừ gia cảnh. Báo cáo bảo hiểm, mã số thuế cá nhân của người lao động, giấy ủy quyền quyết toán thuế cá nhân.
1.4. Hồ sơ công nợ, vay nợ
Hồ sơ công nợ cần có các loại hợp đồng ký kết đầu ra, đầu vào đi kèm với phụ lục hợp đồng, bảng đối chiếu công nợ. Hồ sơ các khoản vay nợ, hợp đồng vay nợ, các chứng từ thanh toán nợ gốc, thanh toán các khoản lãi phát sinh.
1.5. Chứng từ, sổ sách kế toán
Khi quyết toán thuế với cơ quan cần phải tổng hợp mọi loại chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các hóa đơn đầu ra, đầu vào, tờ khai hải quan, giấy tờ nộp tiền cho Nhà nước, phiếu thu chi, phiếu xuất nhập kho, bảng kê mua hàng, phiếu kế toán khác.
Sổ sách ghi chép nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng, sổ tiền gửi ở ngân hàng, nhật ký mua hàng bán hàng, sở cái các tài khoản sử dụng, sổ chi tiết từng tài khoản. Bảng khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, định mức nguyên liệu, dự toán, hàng tồn kho, các sổ tổng hợp khác.
Xem thêm: Giải đáp cho bạn công thức tính thuế tncn excel đơn giản
2. Cách viết đơn xin quyết toán thuế
Mẫu đơn xin quyết toán với cơ quan thuế cần phải được trình bày theo mẫu có sẵn. Các doanh nghiệp không được thiết kế, đưa các nội dung khác vào trong đơn. Mẫu đơn gồm các phần được sắp xếp theo trình tự, có hướng dẫn cụ thể. Sau đây, work247.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết các mục một cách cụ thể chi tiết:
2.1. Phần tiêu mục
Phần đầu tiên của đơn cần phải chia thành hai bên căn lề cân xứng, bên trái cần có tên doanh nghiệp thực hiện quyết toán và số hiệu đơn, bên phải là tiêu ngữ chung của đơn thư nước ta. Cả hai bên cần được viết in đậm theo đúng mẫu.
Nội dung bên trái cần điền tên công ty có nhu cầu quyết toán, số hiệu để theo mẫu không chỉnh sửa. Góc phải là tiêu ngữ viết in hoa có dấu, bên dưới là ngày tháng năm viết đơn để lệch phải bên dưới tiêu mục, điền ngày tháng viết đơn.
Tiếp theo là công văn xin được quyết thuế và phần kính gửi đến chi cục thuế, phải được căn lề giữa. “Công văn” cần được viết in đậm và in hoa, phần xin quyết toán thuế viết thường và kính gửi viết in đậm. Cơ quan thuế nộp là chi cục đăng ký nộp thuế trước của doanh nghiệp.
2.2. Phần mở đầu
Đầu công văn cần phải giới thiệu đầy đủ thông tin về doanh nghiệp nộp thuế dựa trên giây đăng ký kinh doanh được cấp phép hoạt động. Các thông tin cần được trình bày theo từng hàng, dễ quan sát cho người đọc.
Đơn cần có những thông tin về tên đầy đủ của công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn tùy theo doanh nghiệp. Giấy chứng nhận kinh doanh được cấp có số hiệu ra sao do phòng cung cấp của Sở nào, cấp lần ngày bao nhiêu có sửa đổi bổ sung gì không và ngày cấp lại giấy.
Hai thông tin cần phải điền quan trọng nữa là mã số thuê của doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Mã số thuế được cung cấp khi đăng ký doanh nghiệp và địa chỉ phải là địa chỉ đăng ký trên giấy phép hoạt động kinh doanh.
2.3. Phần nội dung
Trước khi chuyển vào nội dung chính của đơn cần viết thêm câu mở đoạn “Công ty chúng tôi xin kính trình bày với Quý cơ quan một việc như sau”. Lý do viết đơn là xin được quyết toán thuế tại cơ quan thuế trên, với nguyên nhân là chưa quyết toán thuế từ ngày thành lập.
Địa chỉ xin quyết toán thuế là đơn vị bạn gửi nộp, làm việc ở phần trên, bày tỏ mong muốn giải quyết các vấn đề thuế tại đây. Nhắc đến cơ quan quản lý doanh nghiệp trước đây, năm thành lập để rõ ràng hơn trong việc xin quyết toán.
Niên độ quyết toán tại cơ quan thuế này từ năm bao nhiêu đến năm bao nhiêu, hãy trình bày tiếp theo sau khi trình bày lý do. Tiếp là nội dung cần quyết toán với cơ quan và thời gian thực hiện công việc quyết toán như thế nào.
Phần nội dung chính cần được quyết toán ở cơ quan là mục quan trọng, doanh nghiệp cần điền hết các loại thuế cần quyết toán. Trình bày cả những loại không phát sinh lợi nhuận như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Cuối đơn là câu dẫn cảm ơn và mong được sớm giải quyết cộng với chữ ký và đóng dấu của công ty. Phần kết có thêm mục nơi nhận giấy tờ và lưu chứng từ theo mẫu quy định.
Xem thêm: Thuế suất là gì? Loại thuế suất mà doanh nghiệp cần quan tâm
3. Tại sao cần xin quyết toán thuế?
- Doanh nghiệp nộp thuế là thể hiện trách nhiệm với Nhà nước, đóng góp một phần vào lợi ích chung của nền kinh tế. Cơ quan Nhà nước có những hoạt động nhằm phát triển toàn vẹn đất nước nhờ có nguồn thu chủ yếu từ thuế. Xin quyết toán thuế là là một hành động xây dựng đất nước vững mạnh hơn.
- Xin quyết toán thuế tại Chi cục Thuế gần với địa chỉ của doanh nghiệp giúp cho công việc nộp thuế và các vấn đề phát sinh liên quan được thực hiện dễ dàng hơn. Đơn vị doanh nghiệp được quản lý chung bởi hệ thống của Nhà nước, kê khai các loại thuế thường xuyên, chủ động trong việc giải quyết thuế nhằm tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
- Chủ động xin quyết toán thuế từ doanh nghiệp khiến cho thời gian thực hiện nhiêm vụ này có nhiều lựa chọn hơn. Có tính toán kế hoạch thực hiện rõ ràng hơn, không bị phụ thuộc và gấp rủ thực hiện ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
- Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp khi hoạt động, nếu trong quá trình kinh doanh công ty có phát sinh lợi nhuận nhưng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị các cơ quan làm việc, điều tra. Không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt tiền và có thể phải chịu trách nhiệm nặng hơn.
Như vậy, viết đơn xin quyết toán thuế cần thực hiện theo mẫu, không có nhiều vấn đề phức tạp cần trình bày. Tự proactively xin quyết toán thuế đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và công ty cần chuẩn bị sẵn sàng các loại tài liệu, hồ sơ để thực hiện quyết toán thuế nhanh chóng hơn.
2781 0