Giải đáp Founder là gì? Những điều cần làm để trở thành Founder
Theo dõi work247 tạiFounder nghĩa là người sáng lập ra một tổ chức và khiến cho nó tồn tại, phát triển, Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người kiến mơ hồ về khái niệm Founder. Hayc cùng chúng tôi phân tích rõ hơn trong bài viết này nhé!
1. Founder là gì?
Founder là một thuật ngữ trong tiếng Anh nó có nghĩa là người sáng lập - thiết lập nên một cái gì đó hoặc xây dựng nền móng cho một điều gì đó. Founder của một tổ chức dù lớn hay nhỏ đều sẽ là người đưa tổ chức đó vào sự tồn tại.
Trong kinh doanh, thuật ngữ Founder thường rất phổ biến tức là người sáng lập cho công ty. Họ là những người dám chấp nhận các rủi ro để tạo ra công ty cho riêng mình.
Founder thường sẽ chỉ đến các đối tượng riêng lẻ, các chủ doanh nghiệp tư nhân. Họ tạo nên công ty dưới những chính những ý tưởng của bản thân và nguồn vốn của riêng mình mà không có thêm bất cứ cộng sự nào khác.
Trách nhiệm và vai trò của một Founder thường là đưa ra các ý tưởng có thể thự hiện được nghĩa là nó khả thi, những sản phẩm và dịch vụ đưa ra thị trường sẽ phải mang về lợi nhuận thường xuyên cho công ty. Từ đây mở rộng quy mô kinh doanh cũng như thu hút nguồn lực con người.
2. Vai trò cốt lõi của một Founder là gì?
Như đã nói trên Founder chính là chả đẻ của những ý tưởng, là người sáng lập ra công ty, tổ chức hay bất cứ thứ gì đó. Vậy nên, Founder có rất nhiều vai trò quan trọng cho sự tồn tại của những đứa con mà mình tạo ra.
Vai trò của Founder như sau:
- Là người chủ chốt trong việc thành lập các ý tưởng khả thi, lựa chọn và quyết định loại hình sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Là người đưa ra các mô hình kinh doanh chi tiết và cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn cũng như nhân sự cho tổ chức của mình.
- Luôn đảm bảo cho tổ chức của mình hoạt động một cách trơn tru và tạo ra lợi nhuận. Chỉ có tạo ra lợi nhuận và sự ổn định của tổ chức thì Founder mới nhận được sự tin tưởng của nhân viên và các đối tác làm ăn với mình. Đây cũng là điều để chứng minh cho mọi người thấy khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn xa của Founder trong mắt mọi người.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc mẫu
3. Làm thế nào để một người bình thường có thể trở thành một Founder?
Cho dù bạn đang là một học sinh cấp 3, một sinh viên đại học hay ở bất cứ lứa tuổi nào di chăng nữa thì việc bạn trở thành Founder là hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện nay, với tốc độ hình thành nhanh chóng của vô số các công ty start-up, có thể thấy sự thôi thúc thành công trong mỗi người đang rất mạnh mẽ. Một số việc cần làm sẽ giúp bạn có được những nguồn động lực to lớn để trở thành một Founder như sau:
Thứ nhất, hãy thử sức làm việc tại những công ty start-up.
Tại sao muốn trở thành Founder nên làm việc trong các công ty stat-up? Bởi đây chính là cơ hội để bạn có thể trải nghiệm và hiểu rõ hơn các hoạt động của một tổ chức hay một công ty nào đó vừa thành lập, học hỏi sẽ giúp bạn có thêm các kinh nghiệm điều hành tổ chức mới của mình sau này. Các công ty start-up sẽ hoạt động rất khác các tổ chức lâu năm và đã đi vào hoạt động ổn định, học sẽ gặp nhiều khó khăn và việc hoạt động có nhiều thử thách, làm việc tại đây bạn sẽ quan sát cách mà các founder kia xử lý tình huống, tạo ra các cơ hội giúp công ty mình phát triển.
Ngoài ra, bạn sẽ được đảm nhận một số vai trò quan trọng trong công ty vì số lượng nhân viên các tổ chức mới này sẽ không nhiều nhưng lượng công việc lại vô cùng lớn.
Thứ hai, học hỏi từ những người chỉ đường.
Nếu bạn đã có bên mình những người thành công trong lĩnh vực của mình hoặc có kinh nghiệm trong việc xây dựng bất cứ một thứ gì đó, hãy nhờ họ tư vấn cho những ý tưởng của mình. Người tư vấn chỉ đường có thể là bất cứ ai, như bạn bè, thầy cô, những giám đốc kinh doanh hay chính những Founder mà bạn quen,...
Thứ ba, tham gia một số lớp học dành đào tạo doanh nhân.
Nghe điều này có vẻ hơi lạ, nhưng đây chính là nơi bạn được học những kỹ trong kinh doanh từ những vấn đề cơ bản nhất như cách cư xử cho đến các kỹ năng xử lý tình huống hay cách để có thể có những mục tiêu dài hạn trong kinh doanh.
Bạn có thể tìm và tham gia các lớp học thông qua bạn bè giới thiệu hoặc tìm kiếm thông tin qua internet, hiện nay các lớp học doanh nhân đang rất phổ biến và có chất lượng ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, dành thời gian cho các sự kiện khởi nghiệp nếu có điều kiện.
Tham gia các sự kiện khởi nghiệp là một cách bạn có thể gặp được những người có cùng chí hướng với mình, từ đây bạn có thể kết nối, chia sẻ và học hỏi được những kinh nghiệm mà những người đi trước hoặc đã và đang tìm cách để trở thành một Founder giống bạn. Hãy kết nối với những người xung quanh, không cần phải biết quá nhiều người, bạn chỉ cần tìm và nói chuyện sâu với một số người có liên quan trực tiếp hoặc có khả năng chia sẻ cũng như giúp đỡ bạn là đã có một buổi sự kiện thành công.
Thứ năm, không bao giờ được bỏ quên tin tức.
Bạn phải luôn luôn theo dõi xu hướng thị trường, những thông tin mới xung quanh những lĩnh vực mà bạn đang muốn xây dựng. Điều này giúp bạn có thể nảy sinh ra những ý tưởng mới độc đáo và hợp thời, không những thế nó cũng giúp bạn có được những kinh nghiệm sâu hơn trong lĩnh vực đó.
4. Founder và những tố chất của người tiên phong
Làm một Founder có trọng trách rất lớn, vậy nên Founder cũng phải rèn cho mình những những tố chất, tính cách để trở nên bản lĩnh và mạnh mẽ hơn.
- Sự quyết đoán: Khởi nghiệp là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều luồng ý kiến, những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến suy nghĩ và những quyết định của bạn. Khởi nghiệp không dành cho những người sợ hãi hay dễ bị tác động bởi lời người khác, người nhút nhát và thiếu kiên định sẽ không thể vượt qua được những ngày đầu trong quá trình khởi nghiệp. Có sự quyết đoán, bạn sẽ có niềm tin vào tương, tin vào những quyết định của mình và xử lý tình huống một cách tốt nhất đặc biệt khi công ty rơi vào tình huống khó khăn.
- Ngọn lửa đam mê không bao giờ tắt: Sự đam mê chính là nguồn động lực to lớn giúp bạn theo đuổi thành công. Nó khiến chúng ta không dừng lại sự học hỏi, không ngừng khát khao được trải nghiệm và mong muốn đến được với các đích mình hằng ao ước.
- Có khả năng quan sát nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược xa: Có khả năng quan sát tốt sẽ giúp bạn nhận ra các vấn đề có lợi hay tác động xấu đến các quyết định mà bạn đưa ra. Việc quan sát tinh tế giúp bạn học được những kỹ năng và cách xử lý của mọi người xung quanh. Từ đây, bạn có thể sẽ xây dựng được những chiến lược và những kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của công ty mình.
- Biết cách tạo dựng và phát triển các mối quan hệ tốt: Hãy giao lưu và xây dựng mối quan hệ với những người trong cùng lĩnh vực, đây sẽ là những nguồn lực để giúp đỡ bạn vào những thời điểm quan trọng và đưa ra các lời khuyên hữu ích trong kinh doanh.
- Phong thái linh hoạt và tự tin: là người lãnh đạo, bạn phải tin tưởng vào năng lực của chính mình, tiến hành công việc một cách vững vàng, đồng thời xử lý linh hoạt các công việc, biết cách sắp xếp mọi thứ hợp lý.
- Khả năng thuyết phục người nghe: Bạn đang quản lý không chỉ công việc mà còn có những nhân sự đang làm việc dưới mình, những đối tác làm ăn,.. Khả năng thuyết phục giúp người đối diện hiểu bạn, tôn trọng và đồng tình theo những ý tưởng bạn đưa ra.
Xem thêm: Nhà Startup cần chuẩn bị gì để vững bước thành công
5. Một số Founder nổi tiếng trên thế giới
1. CoCo chanel
Gabrielle Bonheur "Coco" Chanel là một nữ nhà thiết kế thời trang và là một nữ doanh nhân thành đạt tại Pháp. Bà là người sáng lập và đặt tên cho thương hiệu thời trang cao cấp Chanel. Cho tới thời điểm hiện nay, Chanel S.A. đang là một công ty của Pháp, được sở hữu bởi Alain Wertheimer và Gerard Wertheimer. Chanel S.A. là một hãng thời trang cao cấp và xa xỉ chuyên về thời trang và các phụ kiện.
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2. Harland Sanders.
Harland Sanders (1890 - 1980) ông là người đã phát triển và tạo ra món gà rán KFC nổi tiếng trên toàn thế giới hiện nay. Bắt nguồn từ đam mê nấu nướng của mình, ông nghiên cứu là ra món đùi gà tẩm bột chiên giòn, sau nhiều lần bị từ chối thì cuối cùng thành công cũng đã mỉm cười với khi khi tuổi đã xế chiều.
Có thể thấy để trở thành một Founder thật không hề dễ dàng. Nhưng hãy nỗ lực và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, thành công chỉ đến với những ai xứng đáng. Hy vọng thông qua bài viết này, sự khao khát trở thành một Founder của bạn sẽ được bừng cháy lên.
Chúc bạn sớm thành công!
1118 0