Hồ sơ pháp lý dự án và những điều bạn cần biết về hồ sơ pháp lý dự án
Theo dõi work247 tạiTrong lĩnh vực bất động sản, các dự án ngày càng xuất hiện nhiều và kéo theo đó là các vấn đề nan giải liên quan tới pháp lý của dự án, cũng là mối quan tâm hàng đầu của những khách hàng tham gia vào sự án. Bài viết sau đây sẽ trình bày đầy đủ những thông tin cơ bản về hồ sơ pháp lý dự án để giúp khách hàng đảm bảo được quyền lợi cho mình.
1. Khái quát về hồ sơ pháp lý dự án
Hồ sơ pháp lý dự án chính là một vấn đề mà nhiều người quan tâm, nói về tính pháp lý thì nó luôn là yếu tố chính để có thể quyết định dự án đầu tư bất động sản. Do đó, bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực này và khi chuẩn bị làm dự án thì đều cần phải chuẩn bị hồ sơ pháp lý dự án thật tốt.
Những hoạt động trong mua bán và trong các giao dịch có sự liên quan tới tài sản của dự án được triển khai đều cần phải được đảm bảo giúp cho các khách hàng có thể được thực hiện đầy đủ các vấn đề như trong quy định của pháp luật.
Khi thực hiện các giao dịch bất động sản thì bên bán và bên mua bất động sản cần phải đảm bảo chuẩn bị kỹ về ma hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ đẻ biến vai trò của hồ sơ trở thành một trong những giấy thông hành có giá trị dành cho cả bên mua và bên bán bất động sản.
Đồng thời, hồ sơ pháp lý dự án sẽ đảm bảo cho những giao dịch được thực hiện an toàn, ở phần tiếp theo, các bạn sẽ tìm hiểu được những thông tin có liên quan tới hồ sơ pháp lý dự án.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm hồ sơ dự thầu chuẩn nhất
2. Trong hồ sơ pháp lý dự án có những gì?
Mỗi bộ hồ sơ pháp lý dự án sẽ gồm những giấy tờ cần thiết theo đúng quy định, mỗi loại dự án sẽ có sự khác biệt về một vài yếu tố trong hồ sơ dự án. Ngay dưới đây, work247.vn sẽ đưa ra các thông tin về hồ sơ pháp lý dự án.
2.1. Hồ sơ pháp lý dự án của căn hộ chung cư
Những giấy tờ trong hồ sơ pháp lý dự án của căn hộ chung cư gồm nhiều giấy tờ như sau:
- Sổ đỏ hoặc sổ hồng của căn hộ: bạn cần kiểm tra về nguồn gốc của căn hộ, mục đích sử dụng, kiểm tra kỹ các thông tin được ghi trên sổ hồng/sổ đỏ.
- Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất đai.
- Giấy chứng nhận ĐKKD của chủ đầu tư, trong đó có ghi rõ ngành nghề KD.
- Văn bản xác nhận về thuế chứng minh Chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Văn bản chấp thuận đầu tư.
- Giấy phép xây dựng.
- Những cam kết về việc bảo lãnh của ngân hàng.
- Biên bản nghiệm thu.
- Hợp đồng mua bán chung cư.
Ngoài ra, người mua căn hộ chung cư cần kiểm tra kỹ các thông tin như: phương thức thanh toán, mã số của căn hộ, tên của căn hộ, số phòng, số tầng, giá bán, phía dịch vụ, diện tích căn hộ, trang thiết bị của căn hộ,…
Xem thêm: Việc làm Pháp lý dự án
2.2. Hồ sơ pháp lý dự án trước khi khởi công
Trong khoảng thời gian 1 tuần trước khi khởi công xây dựng thì chủ đầu tư cần điền thông tin vào các thông báo khởi công. Bên cạnh đó, các giấy tờ cần thiết kèm theo như sau:
- Hợp đồng thi công dự án.
- Giấy phép cho phép xây dựng.
- Hợp đồng lao động.
- Bảo hiểm, bằng cấp có liên quan tới chuyên môn.
- Bản vẽ kiến trúc của dự án đã được cơ quan thẩm quyền tiến hành phê duyệt.
- Giấy phép về quyền sử dụng lòng đường hay lề đường.
- Hợp đồng về việc ép cọc, giấy phép đăng ký về công trình sử dụng đối với các loại máy ép, các bản thiết kế chi tiết.
- …
2.3. Hồ sơ pháp lý dự án của chủ đầu tư
Đối với các văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng cung cấp sẽ gồm:
- giấy phép sử dụng điện – nước, cấp thoát nước, giấy phép sử dụng đối với các hệ thống chất thải nói chung,...
- giấy phép khai thác các loại khoáng sản, dầu mỏ hay là nguồn cấp nước...
- Bộ tài liệu chứng minh về điều kiện cũng như là năng lực đối với các nhà thầu.
- Chứng chỉ đối với lĩnh vực thiết kế, thi công.
3. Quy trình lập hồ sơ pháp lý dự án
Để lập hồ sơ pháp lý dự án thì các bên có liên quan cần phải tạo lập đúng theo trình tự đã được pháp luật quy định rõ. Các nhà đầu tư dự án cần phải hình dung rõ ràng những bước mà cần phải thực hiện để đảm bảo những thủ tục có liên quan tới quy định. Mục đích của việc làm này chính là để cho các dự án không bị vướng mắc và gặp khó khăn trong các thủ tục có liên quan.
Bất kể là ai, bên nào, khi lập hồ sơ pháp lý dự án cần phải thực hiện quy trình như sau:
- Lập các thủ tục trong việc Quyết định đối với các chủ trương đầu tư.
- Lập các quy hoạch chi tiết đối với các quy hoạch trong xây dựng.
- Lập các thủ tục về việc giao và thuê đất, chuyển đổi đối với mục đích sử dụng đất ở.
- Đề nghị đối với việc chấp thuận trong những chủ trương đầu tư, những công nhận của chủ đầu tư, bạn có thể thực hiện các thẩm định trong việc làm thiết kế đối với các cơ sở...
- Xác định về những nghĩa vụ về tài chính, tiến hành nộp tiền, nhận giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất hay nhà ở có gắn với đất.
- ...
Có một điều lưu ý rằng, đối với quy trình pháp lý của dự án thì bạn không cần phải thực hiện theo những trình tự của các bước được nêu, thế nhưng khi tuân thủ thực hiện đúng những bước trong quy trình thì dự án được xây dựng mới dược cơ quan có thẩm quyền công nhận về mặt pháp lý.
Do đó, trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ dự án nào thì các bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về các vấn đề pháp lý có liên quan, nhận sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để có thể nắm bắt được những thông tin chi tiết đối với những dự án này.
Các dự án đều cần phải tuân thủ đúng những quy định về hồ sơ pháp lý dự án, đặc biệt là các hồ sơ dự án đặc biệt có giá trị cao, bất kể là giấy tờ gì cũng cần phải được chuẩn bị một cách kỹ càng nhất có thể để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án được diễn ra thuận lợi.
Như vậy, hồ sơ pháp lý dự án sẽ luôn luôn là yếu tố tối quan trọng để giúp cho mọi vấn đề có liên quan tới đều có thể được đảm bảo, được thực hiện một cách hết sức rõ ràng. Những hồ sơ pháp lý dự án của từng loại dự án sẽ có sự khác nhau, do đó các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những giấy tờ cần thiết khi tham gia vào từng dự án cụ thể.
1293 0