Hồ sơ phòng cháy chữa cháy dành cho đối tượng nào và có ý nghĩa gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Hiện nay đã có rất nhiều vụ cháy lớn xảy ra gây nên thiệt hại lớn về người và tài sản. Các nguyên nhân đều do sự bất cẩn của các cá nhân cũng như các tổ chức trong quá trình kinh doanh không đảm bảo đủ về yêu cầu về phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh,... Vì vậy mỗi cá nhân tổ chức cần phải tham gia phòng cháy chữa cháy nhưng cụ thể hồ sơ PCCC gồm những gì? Cùng work247.vn tìm hiểu qua nội dung ngay sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy được hiểu là một loại hồ sơ có tính đặc thù mà không phải hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức nào cũng có thể tự làm hoàn chỉnh được. Để làm và soạn ra một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm tốt nhất là trong lĩnh vực xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra phải am hiểu về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thì mới có thể tính toán được các thiết thị phương tiện PCCC cần thiết cần trang bị cho cơ sở. Phối hợp được hai điều kiện trên thì mới có thể đạt yêu cầu để cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra và xác nhận đã đủ điều kiện cho cơ sở.

Thế nào được gọi là hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Thế nào được gọi là hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Xem thêm: Hồ sơ khai thuế ban đầu và những lưu ý quan trọng nên biết

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những thành phần ra sao là thắc mắc của rất nhiều người trong quá trình tìm hiểu để làm hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy. Phụ thuộc theo quy mô, tính chất cũng như lĩnh vực hoạt động của mỗi cơ sở để lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy phù hợp. Vậy các đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy?Trường hợp 1: Hồ sơ quản lý Phòng cháy chữa cháy cơ sở do cơ quan cảnh sát PCCC lập toàn bộ để quản lý cơ sở áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.

Các đối tượng nào cần thực hiện đầy đủ hồ sơ phòng cháy chữa cháy?
Các đối tượng nào cần thực hiện đầy đủ hồ sơ phòng cháy chữa cháy?

Trường hợp 2: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó sẽ đưa ra nộp Phương án chữa cháy cho cảnh sát PCCC phê duyệt 

Trường hợp 3: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập,sau đó  tự phê duyệt Phương án chữa cháy

Thông thường các chủ cơ sở sẽ được cảnh sát yêu cầu họ tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC chính là các cơ sở thuộc trường hợp 2 và 3. Trách nhiệm của cơ sở đó phải là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ từ đó cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra, phê duyệt, yêu cầu chỉnh sửa nội dung bổ sung nếu làm sai, còn xử phạt nếu không lập theo quy định…

Chú ý :Để có thể làm hồ sơ PCCC cần phải xem xét cơ sở của mình thuộc vào trường hợp nào. Ngoài ra cần nắm vững thông tin liên quan thực tế của cơ sở, bám sát vào các quy định hướng dẫn của Bộ Công an, nhất là vào phương án chữa cháy cơ sở để có thể đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

 2.1. Các trương hợp cần có hồ sơ phòng cháy chữa cháy

2.1.1. Đối với trường hợp 1 và 2

Quy định và nội quy kèm quy trình cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế. Sơ đồ về bố trí công nghệ và hệ thống kỹ thuật cùng vật tư có ngu cơ nguy hiểm gây về cháy, nổ của cơ sở,sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy. Phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, quyết định thành lập đội dân phòng.

Phương án đưa ra để chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt phương án chữa cháy của bên phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.2.1.6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy ăn bản đề xuất,có  kiến nghị về phần công tác phòng cháy và chữa cháy có biên bản vi phạm và sẽ biji quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy; bồi dưỡng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành. Thống kê, hồ sơ vụ cháy, nổ, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; (nếu có).

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

2.1.2. Đối với trường hợp 3

Quy định, nội quy, quy trình, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;các văn bản chỉ đạo. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; quyết định thành lập đội dân phòng. Phương án đề ra chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Các trường hợp nào cần thực hiện đầy đủ hồ sơ phòng cháy chữa cháy?
Các trường hợp nào cần thực hiện đầy đủ hồ sơ phòng cháy chữa cháy?

 Biên bản về kiểm tra độ an toàn về phòng cháy và chữa cháy;biên bản vi phạm và sẽ có quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng,đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng,sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những giấy tờ nào?

2.2. Nội dung phương án chữa cháy

Nêu được tính chất và đặc điểm nguy hiểm về nguy cơ cháy nổ, độc và các điều kiện có liên quan đến hoạt động chữa cháy

Đề ra được các tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng có thể  phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

Đề ra được kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật cũng như chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy.

Xem thêm: Hồ sơ pháp lý là gì? Những yêu cầu khi lưu trữ bạn có thể chưa biết

3. Quy trình các bước làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Các doanh nghiệp ,cá nhân, cơ quan tổ chức khi làm thủ tục cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy thì nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo mẫu.

 Muốn chuẩn bị hồ sơ thì các đơn vị phải đi nộp quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở cùng kèm theo danh sách những người đã trải qua quá trình qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 Các cơ sở sản xuất phải lập ra phương án chữa cháy để có thể khắc phục sự cố có thể xảy ra khi cháy nổ.

Các cơ sở đó sản xuất kinh doanh phải nộp bản sao y như bản chính giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở thuộc vào danh mục cấp cần phải làm đề án và đối với các cơ sở chỉ cần văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở mà pháp luật chỉ quy định lập văn bản nghiệm thu.

Quy trình các bước làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Quy trình các bước làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy

 Các đơn vị cần nộp bản thống kê chi tiết cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cùng phương tiện cứu người đã trang bị trong cơ sở sản xuất cũng như kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ các doanh nghiệp hay cơ quan, cá nhân, tổ chức thì nộp hồ sơ lên phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền và cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những nội dung chia sẻ về thủ tục cũng như quy trình làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy. Cùng theo dõi work247.vn để có thể biết được nhiều thông tin hơn nữa.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem457 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT