Giải đáp thắc mắc xoay quanh hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Theo dõi work247 tạiBạn đang có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh hồ sơ và thủ tục tạm ngừng? Đừng lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn. Cùng tìm hiểu về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh gồm những gì và tìm câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh việc tạm hoãn hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp qua bài viết chi tiết dưới đây.
1. Một vài thông tin cơ bản về tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Bất kể một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đều phải có thông báo hoặc giấy phép đến cơ sở có thẩm quyền. Để hoạt động tạm ngừng kinh doanh được chấp thuận, doanh nghiệp phải làm thủ tục gửi thông báo đến các cơ sở đăng ký kinh doanh đã đăng ký từ trước. Việc tạm ngừng kinh doanh có thể đến từ các chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc các văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định. Ví dụ như sự phát triển không ổn định của chi nhánh kinh doanh, sự sụt giảm lợi nhuận, sự tác động của môi trường tự nhiên,… đều sẽ tác động đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một điểm cần lưu ý về thời hạn thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến nơi đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước khi hoạt động tạm ngừng kinh doanh được diễn ra. Thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm, hết thời hạn đấy nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng thì phải gửi thông báo tiếp cho cơ sở đăng ký kinh doanh. Thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp trong các lần không được phép vượt quá 2 năm.
Khi doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ quy định pháp luật ban hành khi kinh doanh thì các cơ sở đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
Một doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp đủ thuế còn nợ và thanh toán các khoản nợ, thực hiện chi trả lương cho nhân viên, hoàn thành các hợp đồng đã ký kết với khách hàng,… Trong trường hợp doanh nghiệp có những thỏa thuận khác với khách hàng, nhân viên, chủ đầu tư từ trước thì việc chi trả này là linh hoạt theo thỏa thuận giữa đôi bên.
Xem thêm: Hồ sơ công ty là gì? Những yếu tố cốt lõi làm nên hồ sơ công ty
2. Những giấy tờ và tài liệu cần thiết trong hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Để tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ và tài liệu cần thiết trong hồ sơ. Thứ nhất, chính là thông báo về việc tạm hoãn hoạt động kinh doanh, bao gồm những tài liệu dưới đây:
- Tên, địa chỉ của trụ sở kinh doanh chính; ngày và số cấp giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp đăng ký trước đó
- Tiếp theo cần cung cấp thời hạn doanh nghiệp tạm hoãn hoạt động kinh doanh, trong đó lưu ý thời hạn không quá một năm.
- Lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cuối cùng là ký và ghi rõ đầy đủ họ tên người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật
Bên cạnh tài liệu thông báo việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải cung cấp trong hồ sơ biên bản họp của Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên. Lưu ý biên bản này chỉ áp dụng với các Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Tiếp theo doanh nghiệp cần cung cấp trong hồ sơ về quyết định của Hội đồng quản trị công ty hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên. Việc cung cấp quyết định này chỉ áp dụng cho các Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Đối với việc cung cấp quyết định của chủ sở hữu công ty thì áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
Sau khi tiếp nhận thông báo tạm hoãn hoạt động kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã có thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh và giấy xác nhận việc doanh nghiệp có tiếp tục tạm ngừng hoặc kinh doanh lại trước thời hạn thông báo. Những thông tin này sẽ được phòng đăng ký kinh doanh gửi đến cơ quan thuế để có những quản lý đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Những thắc mắc xoay quanh hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
3.1. Quy định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Căn cứ theo Điều 91 Nghị định 01/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ trên 30 ngày phải có thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hay tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, trong thời gian muộn nhất là 3 ngày làm việc.
3.2. Có cần gửi thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến cơ quan thuế?
Khi có quyết định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục và gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trước đó mà không cần làm thủ tục đến cơ quan thuế. Sau khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ và thông báo từ phía doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xác nhận và gửi lên cơ quan thuế những giấy tờ này trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc (căn cứ theo Điều 14 Thông tư số 151/2024/TT-BTC).
Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan thuế là của cơ quan đăng ký kinh doanh, không phải của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
3.3. Mức xử phạt đối với trường hợp không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Đối với những doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh sẽ có mức phạt tiền cụ thể như sau: Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh sẽ có mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng theo quy định của pháp luật; Đối với trường hợp có đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện cũng có mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng theo quy định pháp luật.
Ngoài mức phạt tiền cụ thể sẽ có mức phạt bổ sung nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 1 năm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.4. Cách nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh online
Để tiết kiệm thời gian và công sức khi phải di chuyển đến địa điểm cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh qua mạng theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký hoạt động doanh nghiệp
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin hồ sơ cần thiết vào hệ thống
Bước 3: Scan tài liệu và đính kèm file hồ sơ lên hệ thống cổng thông tin
Bước 4: Xác nhận thông tin và nộp hồ sơ
Một lưu ý cho bạn là sau khi nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh qua mạng hợp lệ, bạn cần mang giấy ủy quyền và biên nhận đến cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Trên đây là câu trả lời cho tất cả những thắc mắc xoay quanh hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin work247.vnđã chứa thông tin trong bài viết sẽ cung cấp kiến thức hữu ích hỗ trợ cho quá trình quản lý doanh nghiệp của quý độc giả.
578 0