Giải đáp thắc mắc hoạt động xúc tiến thương mại là gì?
Theo dõi work247 tạiHoạt động xúc tiến thương mại là một hoạt động kết hợp các thông tin doanh nghiệp, sản phẩm để giới thiệu, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Vậy bạn đã thật sự hiểu các hoạt động xúc tiến thương mại là gì chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại trong bài viết dưới đây.
1. Khái quát về hoạt động xúc tiến thương mại là gì
1.1. Định nghĩa xúc tiến thương mại
Trong hoạt động kinh doanh và marketing, thương mại thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Còn xúc tiến thương mại sẽ đề cập đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp để đem sản phẩm của mình đến gần với các khách hàng.
Xúc tiến thương mại là một kỹ thuật marketing nhằm tăng doanh thu, độ phủ của thương hiệu trên thị trường cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và triển lãm các sản phẩm, dịch vụ.
Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại kích thích quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường chung. Đây là cách giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Xem thêm: 5 Công cụ xúc tiến trong marketing và chiến lược xúc tiến
1.2. Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò gì?
Đầu tiên, vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại đã thể hiện trên bề mặt chữ viết “xúc tiến”, nó thể hiện một sự kích thích một thứ gì đó tăng lên về mặt số lượng hay chất lượng. Còn trong marketing thì có vai trò như một cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với các bên liên quan. Nó thể hiện những giá trị tốt nhất của sản phẩm hay dịch đến khách hàng.
Thứ hai, việc xúc tiến thương mại sẽ kích thích nhu cầu mua sắm hay trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đặc biệt đối với những sản phẩm mới ra mắt trên thị trường, hoạt động xúc tiến sẽ đem lại hiệu quả khi hình ảnh của thương hiệu sẽ được trải khắp mọi nơi trên mọi phương tiện để giúp khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ tư, xúc tiến thương mại sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Cách thức hoạt động kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn, mở rộng thị trường sẽ dễ tiếp cận các đối tượng mục tiêu.
Hoạt động xúc tiến thương mại thật sự rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Để xúc tiến thương mại đem lại những giá trị cao co quá trình hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần có những chiến lược xúc tiến thương mại cụ thể. Chiến lược xúc tiến thương mại là một chìa khóa giúp doanh nghiệp có thể định vị bản thân trên thị trường luôn có sức cạnh tranh cao.
2. Các vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay
2.1. Có những hình thức xúc tiến thương mại nào mà bạn biết?
2.1.1. Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức marketing đã quá phổ biến từ trước đến nay với đa dạng các cách quảng cáo để đem đến những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ, cũng như độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng.
Quảng cáo theo cách truyền thống như: tờ rơi, banner, áp phích, trên các báo giấy. Còn hiện nay công nghệ phát triển, mạng Internet đã trở thành một công cụ hữu ích để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo như: báo mạng, các phương tiện truyền thông đại chúng, banner, phương tiện truyền tin,....
Những quảng cáo thương mại sẽ bao gồm hình ảnh, âm thanh, chữ viết hay các video ngắn chứa nội dung quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu của quảng cáo sẽ có hướng đi là tăng khả năng nhận biết thương hiệu, nhắc nhở người xem đến các sản phẩm, dịch vụ của mình và mục tiêu bán hàng. Với những tiêu riêng sẽ có những cách để quảng cáo riêng, chính vì vậy cần có những chiến lược quảng cáo nhằm phát huy được công dụng của quảng cáo và giảm chi phí doanh nghiệp cho các hoạt động không liên quan.
2.1.2. Khuyến mại
Khuyến mại là cách các doanh nghiệp đưa ra để xúc tiến quá trình bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra khuyến mại còn giúp doanh nghiệp tăng mối quan hệ tốt đẹp với các trung gian phân phối thể hiện ở việc chiết khấu số lượng mua hàng, doanh số bán ra nhiều sẽ được tặng các phần quà có giá trị,...
Doanh nghiệp cần có tính toán để đưa ra các chính sách khuyến mại phù hợp với từng thời điểm để kích thích nhu cầu mua sắm tiêu dùng của khách hàng để tăng doanh thu bán hàng. Ví dụ những ngày lễ tết, các ngày đặc biệt trong năm hay ngày kỷ niệm của doanh nghiệp là những cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược khuyến mại hiệu quả nhất.
2.1.3. Hình thức trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng
Đây là một hình thức xúc tiến thương mại thông qua các tài liệu của sản phẩm và được nhân viên của cửa hàng tư vấn những thông tin về sản phẩm hay các vấn đề liên quan mà khách hàng muốn biết.
Với hình thức khách hàng sẽ đến trực tiếp cửa hàng để xem và trải nghiệm sản phẩm từ đó đưa ra các quyết định có mua sản phẩm hay không. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần đầu tư cho cửa hàng và đào tạo nhân viên bài bản thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Mặt khác, hiện nay khách hàng cũng có thể không cần đến cửa hàng mà các doanh nghiệp đã có các cửa hàng thương mại điện tử giúp khách hàng giảm chi phí đi lại mà có thể mua sắm, xem sản phẩm bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Để thu hút khách hàng đến với cửa hàng online thì cần có sự bố trí bố cục sao cho đẹp mặt những sản phẩm khách hàng thường quan tâm phải đặt ở vị trí dễ nhìn nhất, các thông tin sản phẩm đầy đủ.
2.1.4. Hình thức triển lãm, hội chợ
Đây là một hình thức xúc tiến thương mại được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và địa điểm cố định. Doanh nghiệp sẽ đem sản phẩm của mình đến triển lãm, hội chợ để giới thiệu, trưng bày đến khách hàng những thông tin về sản phẩm. Ngoài ra còn là cách để các doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ với các gian hàng khác thông qua việc giới thiệu sản phẩm hay ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ với người tham gia triển lãm, hội chợ.
Hội chợ khác triển lãnh ở chỗ, hội chợ sẽ là nơi các doanh nghiệp đem sản phẩm của mình để người mua có thể thực hiện các giao dịch mua sản phẩm. Còn triển lãm thường thiên về giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng, không nhằm mục đích bán hàng tại đây.
2.1.5. Quan hệ công chúng
Hình thức quan hệ công chúng có vẻ khá giống với quảng cáo nhưng thực chất quan hệ công chúng trong xúc tiến thương mại là cách để các doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ với khách hàng thông qua báo chí, tổ chức tài trợ cho gameshow,....
PR chính là quan hệ công chúng nó được hiểu là cách để doanh nghiệp đem những thông tin về doanh nghiệp, sự kiện, sản phẩm đến các đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. PR khác quảng cáo khi PR sẽ luôn cố gắng đại diện hình ảnh công ty, sản phẩm của mình để đưa những thông tin tích cực và lợi ích của nó đến với khách hàng để thuyết phục họ tin tưởng vào những sản phẩm, dịch vụ đang được đưa ra.
Xem thêm: Truyền thông tích hợp là gì? Vai trò của truyền thông tích hợp.
2.2. Các doanh nghiệp có nên đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại không?
Với những chia sẻ của work247.vn ở trên và đã nêu ra các hình thức của xúc tiến thương mại thì chúng tôi có thể khẳng định với các bạn rằng đây là một cách đầu tư thông minh. Xúc tiến thương mại đem lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp thường cho ra thị trường những sản phẩm tương tự nhau cùng ngành, có thể chất lượng sẽ được khác biệt đi một chút nhưng nhìn chung chúng vẫn khá giống nhau. Để có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau thì cần có những hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy và kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Việc đầu tư xúc tiến thương mại của doanh nghiệp là sử dụng các nguồn lực sẵn có để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến xúc tiến thương mại để có những hiệu quả cao trong xúc tiến thương mại.
Để đầu tư hiệu quả xúc tiến thương mại các doanh nghiệp cần có khá nhiều nguồn lực. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần đảm bảo các nguồn lực sẵn có của mình phải đạt chất lượng để quá trình triển khai xúc tiến thương mại được thực hiện một cách trơn tru và đem lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận rằng hoạt động xúc tiến thương mại là một hoạt động vô cùng quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cách giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình mua sản phẩm, dịch vụ của khách hàng cũng như tạo các mối quan hệ tốt với khách hàng. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích.
477 0