5 công cụ xúc tiến trong Marketing và chiến lược xúc tiến
Theo dõi work247 tạiTrong Marketing, xúc tiến là tổng hòa tất cả các hoạt động liên quan đến thương hiệu, thông tin, tổ chức, giới thiệu sản phẩm, các giải pháp kích cầu tiêu thụ nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu truyền thông lớn của doanh nghiệp. Khái niệm này thường gắn liền với nội dung về 5 công cụ xúc tiến trong Marketing. Vậy các công cụ này là gì và được thực hiện ra sao?
1. Tìm hiểu 5 công cụ xúc tiến trong Marketing
Xúc tiến trong Marketing hay xúc tiến thương mại đơn giản là các chiêu thức tiếp thị của doanh nghiệp nhằm vào những đối tác khách hàng với mục tiêu thúc đẩy nhu cầu mua hàng của họ. Có 5 công cụ xúc tiến trong Marketing cụ thể như sau:
1.1. Quảng cáo
Theo nhận định của Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA), quảng cáo chính là hoạt động truyền thông gián tiếp của dịch vụ/sản phẩm hay tư tưởng thông điệp mà người ta phải bỏ ra một khoản chi phí để nhận biết cá nhân quảng cáo. Song song với đó, quảng cáo đề cập đến hành vi sử dụng các phương tiện truyền thông có phí để thực hiện việc thông tin về dịch vụ/sản phẩm cho người dùng trong các giai đoạn nhất định. Nói một cách đơn giản nhất, quảng cáo chính là việc trả tiền cho một phương tiện truyền tin nhằm truyền đi thông điệp bán hàng của mình.
Quảng cáo là một lĩnh vực rộng, chúng được thực hiện qua các phương tiện bao gồm:
- Thứ nhất, quảng cáo qua báo chí: Báo chí là một trong những phương tiện quảng cáo thông dụng và phổ biến nhất. Do phạm vi truyền tải rộng, báo chí được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo. Với chi phí bỏ ra tương đối rẻ, những thông điệp bán hàng có thể gửi đến các đối tượng độc giả riêng biệt thông qua báo chí.
- Thứ hai, quảng cáo qua radio: Radio cũng là loại phương tiện quảng cáo có phạm vi hoạt động rộng, chi phí thấp. Mặc dù, ở thời hiện đại, phương tiện này có phần hơi “lép vế” do chỉ được truyền tải về mặt âm thanh, dẫn đến việc hạn chế tầm ảnh hưởng của thông điệp.
- Thứ ba, quảng cáo ngoài trời: Nhờ vào hình ảnh thiết kế sống động, vị trí đẹp mắt, kích cỡ lớn. Do đó các hình thức quảng cáo ngoài trời như banner, bảng hiệu, pano,... vẫn truyền tải được thông điệp mặc dù hiệu quả không quá khả thi.
- Thứ tư, quảng cáo qua truyền hình: Truyền hình là một phương tiện quảng cáo hiện đại, chúng mang đến độ phủ sóng hiệu quả và rộng rãi do có kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh. Các thông điệp quảng cáo có thể được phép lặp đi lặp lại nhiều lần, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho phương tiện quảng cáo này.
- Ngoài các phương tiện quảng cáo trên, một số phương tiện khác cũng được đề cập như ấn phẩm trực tiếp (catalog, brochure,...), quảng cáo trên không, internet, vật phẩm quảng cáo, phương tiện vận chuyển,...
Đọc thêm: Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo
1.2. Khuyến mại
Công cụ xúc tiến thứ hai trong 5 công cụ xúc tiến trong Marketing chính là khuyến mại. Đây là một hoạt động tổng hợp các kỹ thuật hướng đến mục đích thúc đẩy, khích lệ ngắn hạn các trung gian hoặc khách hàng cá nhân mua dịch vụ/sản phẩm ngay, mua thường xuyên hơn và mua với số lượng nhiều hơn.
Trên thực tế, tính khả thi của hoạt động khuyến mại được tác động bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt đối với lĩnh vực hàng hóa/sản phẩm tiêu dùng.
- Thứ nhất, khuyến mãi khách hàng: Bao gồm việc sử dụng các voucher giảm giá, tặng hàng đi kèm, tặng hàng dùng thử.
- Thứ hai, khuyến mại thương mại cho hệ thống phân phối (trung gian bán hàng): Các hình thức hỗ trợ như hỗ trợ trưng bày, hỗ trợ mua hàng, tặng quà theo số lượng sản phẩm nhập vào (chỉ tiêu sản phẩm gắn liền với các mẫu quà tặng và số lượng quà tặng khác nhau). Hay tổ chức hội nghị khách hàng thường niên nhằm công nhận thành tích, khen thưởng, thưởng sản phẩm, tiền mặt, hiện vật nhằm gia tăng năng suất và động lực của các trung gian, lực lượng bán hàng.
- Các hình thức khác: Quảng cáo hợp tác, triển lãm sản phẩm, hội chợ ra mắt sản phẩm mới,...
Xem thêm: Việc làm tổ chức sự kiện
1.3. Giao tế
Doanh nghiệp không thể bỏ qua công cụ giao tế trong 5 công cụ xúc tiến trong Marketing. Trên thực tế, các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mà còn phải truyền tải được một hình ảnh thương hiệu tốt đến công chúng. Hoạt động kinh doanh có thuận lợi hay không nhờ rất nhiều vào phản ứng của công chúng. Đó chính là lý do mà doanh nghiệp cần ưu tiên vấn đề này.
Trong Marketing nói chung, giao tế là một công cụ xúc tiến thương mại hướng đến mục đích tạo dựng mối quan hệ với công chúng một cách tốt đẹp thông qua những phương tiện truyền thông đưa thông tin gắn liền với hoạt động của tổ chức công ty, doanh nghiệp,... Giao tế được thực hiện thông qua các hình thức tương đối đa dạng, bao gồm:
- Thứ nhất, thông cáo báo chí: Thông qua báo chí để đưa tin về các hoạt động, thông tin mới nhất của doanh nghiệp.
- Thứ hai, họp báo: Tập hợp các đơn vị báo chí để tuyên bố, giải thích, cải chính những thông tin bất lợi hay những vấn đề mà công chúng đang quan tâm.
- Thứ ba, tài trợ: Thông qua các hoạt động nhân đạo, thiện nguyện, các hoạt động thể thao, văn hóa, y tế, giáo dục,...
- Thứ tư, tổ chức event: Trên cơ sở các dịp trọng đại của doanh nghiệp sẽ tổ chức sự kiện để gần hơn với công chúng, chẳng hạn như sự kiện ra mắt sản phẩm mới, sự kiện khai trương, sự kiện kỷ niệm ngày thành lập,...
- Thứ năm, vận động hành lang: Hướng đến việc vận động ủng hộ một quy định, một sắc lệnh mới thông qua hoạt động giao tiếp với chính quyền.
- Các hình thức giao tế khác như: Mở câu lạc bộ, dàn dựng sản phẩm, thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu,...
1.4. Chào hàng cá nhân
Chào hàng cá nhân là một trong 5 công cụ xúc tiến trong Marketing. Đó là một hình thức truyền thông mang tính trực tiếp giữa một bên là khách hàng tiềm năng và một bên là nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Chào hàng cá nhân hướng đến mục tiêu giới thiệu, thuyết phục khách hàng quan tâm hoặc mua hàng hóa/dịch vụ/sản phẩm.
Hoạt động chào hàng cá nhân hướng đến việc thu nhập thông tin và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Để làm được điều đó, các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cần thực hiện chào hàng cá nhân thông qua quy trình bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm, thu thập thông tin và đánh giá mức độ tiềm năng của khách hàng.
- Bước 2: Chuẩn bị tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Bước 3: Tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Bước 4: Thực hiện thuyết minh, giới thiệu, thông tin về sản phẩm.
- Bước 5: Tiếp nhận và ứng xử trước những từ chối của khách hàng.
Xem ngay: Việc làm Chăm sóc khách hàng
1.5. Marketing trực tiếp
Công cụ cuối cùng trong 5 công cụ xúc tiến trong Marketing là Marketing trực tiếp. Đó là một phương tiện truyền thông được sử dụng một cách trực tiếp hướng đến việc tiếp cận người dùng mục tiêu dưới nhiều hình thức, bao gồm chào hàng, mua hàng, đặt hàng, phiếu khảo sát,... được gửi trực tiếp bằng Email, điện thoại, tin nhắn,... đến các đối tượng người dùng đã xác định. Marketing trực tiếp hướng đến mục đích nhận lại được sự phản hồi của người dùng tức thì.
Hành động phản hồi của khách hàng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức bao gồm: Một lời đề nghị, gửi phiếu khảo sát ý kiến, mua hàng,... Marketing trực tiếp hướng đến mục tiêu tìm kiếm sự phản hồi tức thì của khách hàng, tạo dựng hình ảnh cho công ty, tổ chức và làm hài lòng khách hàng, kích thích khả năng mua hàng, mua nhiều hàng của khách hàng.
Marketing trực tiếp đề cập đến nhiều hình thức đa dạng, trong đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức này dựa trên những mục tiêu trong chương trình Marketing của mình, bao gồm:
- Thứ nhất, quảng cáo đáp ứng trực tiếp: Là một hình thức quảng cáo nhưng hướng đến các đối tượng khách hàng đã xác định, tạo ra các đáp ứng tức thời.
- Thứ hai, thư chào hàng: Chào hàng thông qua nhiều phương tiện như Email, điện thoại, voice mail,...
- Thứ ba, Direct mail: Là hình thức Marketing trực tiếp áp dụng cho nhiều loại sản phẩm. Direct mail gồm những ấn phẩm được gửi đến cho khách hàng thông qua bưu điện như băng video, DVD, catalog,... giới thiệu và doanh nghiệp và sản phẩm.
- Thứ tư, Marketing online: Bao gồm M-commerce và E-commerce.
2. Kết luận về 5 công cụ xúc tiến trong Marketing
5 công cụ xúc tiến trong Marketing có thể được thực hiện và lựa chọn tùy vào chiến lược Marketing chung của các nhà sản xuất cũng như doanh nghiệp. Truyền thông ngày nay đã gắn liền với công nghệ và khoa học kỹ thuật hiện đại, do đó Marketing trực tiếp được xem là công cụ xúc tiến được sử dụng phổ biến và ưa chuộng. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng đến mối quan hệ cũng như sự kết hợp giữa các hoạt động thuộc công cụ xúc tiến khác nhau để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, khi triển khai hay thực hiện một công cụ xúc tiến trong Marketing nào, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo thực hiện tuần tự qua các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu chương trình xúc tiến.
- Bước 2: Lựa chọn phương tiện trong công cụ xúc tiến.
- Bước 3: Thiết kế chương trình xúc tiến.
- Bước 4: Chạy và thử nghiệm chương trình xúc tiến.
- Bước thứ năm: Thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả cũng như đánh giá hiệu quả của chương trình xúc tiến.
Tải free: CV marketing
Trên đây là toàn bộ thông tin về 5 công cụ xúc tiến trong Marketing. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có hướng đi và lựa chọn cụ thể cho chính mình!
20089 0