Interpersonal skills là gì? Hệ thống kỹ năng xã hội và vai trò
Theo dõi work247 tạiKhông quá lời khi nói rằng các kỹ năng xã hội (Interpersonal skills) luôn là bệ phóng lớn để đạt được thành công trong cuộc sống. Những người sở hữu càng nhiều kỹ năng xã hội, càng có xu hướng hợp tác và làm việc tốt với rất nhiều đối tượng khác nhau. Họ giao tiếp hiệu quả với nhiều người, dù đó là người thân gia đình, bạn bè hay cấp trên, đồng nghiệp và cả khách hàng. Cùng làm rõ vai trò và khái niệm Interpersonal skills là gì trong bài viết sau đây!
1. Làm rõ khái niệm Interpersonal skills là gì?
Interpersonal skills đôi khi được hiểu với rất nhiều tên gọi khác nhau. Chúng có thể được hiểu là kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm, kỹ năng sống hay kỹ năng con người. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể gọi Interpersonal skills bằng một trong những cách giải nghĩa ở trên. Vì về cơ bản, chúng để mang những sắc màu tương tự. Điểm chung nhất khi giải đáp định nghĩa Interpersonal skills đó là hệ thống các kỹ năng bạn cần để tương tác và giao tiếp với người khác.
Khái niệm này có thể được thể hiện bởi tổng hòa rất nhiều các kỹ năng khác nhau.
2. Interpersonal skills và tầm quan trọng cần biết
Thông qua khái niệm Interpersonal skills, ai cũng có thể nhận định được vai trò của chúng. Chúng ta không chỉ sống trong một thế giới và vỏ bọc của chính mình. Chúng ta thường xuyên và liên tục tương tác, giao tiếp với thế giới xung quanh bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, các kỹ năng xã hội sẽ giúp mỗi cá thể làm bản thân trở nên “mềm mại”, tinh tế và khôn khéo hơn trong các mối liên kết đó. Điều đó đồng nghĩa với việc Interpersonal skills là nền tảng cho phép bạn thiết lập và duy trì được các mối quan hệ lâu dài, hiệu quả hơn, ở cả nơi làm việc và trong cuộc sống hàng ngày.
Interpersonal skills trước hết giúp bạn giao tiếp với gia đình, bạn bè, người thân,... một cách tốt hơn. Những người sở hữu nhiều kỹ năng xã hội, họ sẽ biết cách định hình trạng thái của các mối quan hệ ở mức độ hài hòa và tốt đẹp nhất. Cuộc sống của họ ít xảy ra những sự cố tranh chấp hay mâu thuẫn. Họ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thích hơn.
Còn tại nơi làm việc, bạn buộc phải tương tác, giao tiếp thường xuyên với rất nhiều đối tượng. Từ hệ thống mạng lưới khách hàng, cho đến các đồng nghiệp, các cấp quản lý và cả ban lãnh đạo công ty. Do đó, một người sở hữu nhiều kỹ năng xã hội sẽ dễ dàng đạt được nhiều thành tựu trong công việc hơn những người đang thiếu sót. Bằng cách bạn đọc vị được người khác, biết cách tinh chỉnh việc tiếp cận sao cho phù hợp,... Tất cả đều sẽ tạo nên sự khác biệt và bứt phá trong môi trường làm việc của bạn.
Trong quá trình tìm kiếm và ứng tuyển việc làm, Interpersonal skills càng phát huy công dụng của chúng. Bạn có thể liệt kê rất nhiều kỹ năng trong hệ thống các kỹ năng xã hội vào CV xin việc, đơn xin việc,... Thậm chí ứng dụng chúng trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
3. Hệ thống 10 kỹ năng Interpersonal skills quan trọng nhất
Interpersonal skills là gì? Interpersonal skills không là một kỹ năng riêng lẻ, chúng là tổng hòa rất nhiều kỹ năng mềm khác. Trong đó, 10 kỹ năng mềm sau đây được đánh giá cao trong việc mang lại hiệu quả tốt trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống!
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Chắc chắn, không ai phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp bao gồm giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ là những thông điệp chúng ta truyền tải bằng lời nói và cách mà chúng ta truyền tải chúng. Ngược lại, giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp không thông qua lời nói, mà thông qua cử chỉ, hành động, thái độ,...
Nhiều người xem nhẹ kỹ năng này, và điều đó chắc chắn sẽ mang lại hệ lụy không đáng có. Những ai có năng lực giao tiếp thành thạo, đặc biệt chuyên nghiệp, tinh tế và khôn khéo thường thuận lợi hơn trong cuộc sống và quá trình làm việc. Thậm chí thống kê cho thấy họ gặt hái được nhiều thành quả và thành công sớm hơn những người khác. Do đó, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ trong hành trình chinh phục khát vọng của bản thân bạn nhé!
3.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Được xem là một trong những kỹ năng “sinh tồn”, kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng. Không ai có một cuộc sống bình ổn từ lúc sinh ra cho đến lúc cuối đời, những biến cố và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt là lúc bạn không ngờ tới, không có sự chuẩn bị. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn bình tĩnh đối diện với sự cố, tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng tìm ra giải pháp.
3.3. Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định gắn liền với những người quản lý hay lãnh đạo. Bạn có thể là người lãnh đạo, là người đội trưởng trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Do đó, kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn quyết đoán hơn trong phong cách làm việc. Khi đứng trước một cơ hội, hay đôi khi là một thách thức, có kỹ năng ra quyết định, bạn sẽ nhanh chóng tiếp nhận cơ hội hoặc đối mặt với thách thức đó theo hướng an toàn và có lợi nhất.
3.4. Lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe đôi khi là một bài tập mà bất kỳ ai trong chúng ta phải rèn luyện cả đời. Một người có kỹ năng giao tiếp giỏi luôn song hành với khả năng lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của người khác. Khi làm được điều này, bạn sẽ cảm nhận được vấn đề và mong muốn của người đối diện. Đó có thể là gia đình, đồng nghiệp hay chính những khách hàng.
Lắng nghe không chỉ đặt mình vào vị trí người đối diện, lắng nghe còn là cách đối mặt với các chỉ trích, lời khuyên hay lời góp ý từ một ai đó. Thành công luôn luôn thuộc về những người biết lắng nghe.
3.5. Kỹ năng sáng tạo
Có thể nhiều người cho rằng, sáng tạo không thể là một kỹ năng, vì kỹ năng có thể học hỏi, nhưng sáng tạo thuộc về yếu tố thiên bẩm. Đây vừa là một ý kiến đúng nhưng cũng có thể là quan điểm sai lầm. Bởi, trong Interpersonal skills, sáng tạo chú trọng vào cách vận dụng chúng. Một người chỉ được đánh giá có kỹ năng sáng tạo khi họ biết sáng tạo đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng. Hơn hết, khả năng sáng tạo trong mỗi người đều có, nên hãy cố gắng khơi dậy chúng trong bạn để làm mới bản thân mỗi ngày.
3.6. Kỹ năng đặt mục tiêu
Người thành công luôn có cách định hướng mục tiêu cho chính mình. Kỹ năng đặt mục tiêu quan trọng trong cả công việc lẫn cuộc sống. Khi có mục tiêu, bạn chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình triển khai công việc. Mục tiêu có thể được phân thành những hình thức ngắn hạn, dài hạn. Tùy vào kế hoạch hành động của bạn, đặt mục tiêu luôn là khâu vô cùng quan trọng. Chúng nhanh chóng giúp bạn xác định bước đi từng bước, và hướng đến đích đến cuối cùng một cách thuận lợi hơn.
3.7. Kỹ năng làm việc nhóm
Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình và nếu muốn đi xa hãy đi cùng tập thể. Nhận định này phản ánh chính xác công dụng của kỹ năng làm việc nhóm. Không ai hoàn hảo, chúng ta đều sở hữu những điểm yếu và điểm mạnh riêng. Chỉ ở trong một tập thể, các điểm mạnh của bạn mới có thể phát huy, và điểm mạnh của người khác sẽ bù đắp chỗ trống cho điểm yếu của bạn.
Đó là lý do kỹ năng này luôn được mọi nhà tuyển dụng yêu cầu, ở hầu hết các vị trí việc làm.
3.8. Kỹ năng lãnh đạo bản thân
Lãnh đạo được bản thân chính là mấu chốt để lãnh đạo người khác. Nếu chính bản thân bạn cũng không hiểu mình, không biết mình đang làm gì và muốn gì thì mọi sự dễ bị đổ vỡ. Do vậy, hệ thống Interpersonal skills luôn đề cao kỹ năng lãnh đạo và khám phá chính mình.
Khi khám phá được chính mình, bạn sẽ phát hiện bản thân có những mảnh ghép chưa hoàn hảo. Hơn cả là tìm được những ưu điểm và thế mạnh của bản thân mà trước đó chưa từng phát hiện. Có kỹ năng này, bạn sẽ biết điều kiện bản thân đi vào những khuôn khổ, công việc và thực hành nhiệm vụ một cách đúng đắn.
3.9. Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian
Nếu bạn là người luôn tự nhận mình có cuộc sống bận rộn, không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè thì hẳn bạn cần học hỏi kỹ năng này. Tại sao trong công việc, đồng nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 8 tiếng đồng hồ nhưng bạn thì luôn phải tăng ca? Nhiệm vụ hôm nay vẫn dồn dập và ứ đọng sang tận hôm sau? Đó chính là họ có kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian. Kỹ năng tuyệt vời này giúp bạn xác định và phân bổ thời gian vàng một cách hợp lý nhất, nhằm giải quyết những nhiệm vụ một cách gọn gàng.
3.10. Tự tin và đọc vị được người khác
Một người có niềm tin với năng lực bản thân hay những con đường mình đang đi rất dễ dàng thành công hơn những người tự ti. Tự tin khiến bạn mở mang và ứng dụng chất xám một cách phóng khoáng và khôn ngoan hơn. Tự tin giúp bạn thân thiện với mọi người xung quanh hơn. Và tự tin chắc chắn sẽ giúp bạn dành về vinh quang cho chính bản thân mình. Bên cạnh tự tin, đọc vị được người đối diện cũng là một Interpersonal skills mà bạn nên trau dồi.
Cách tốt nhất để rèn luyện chúng chính là thường xuyên lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện. Hiểu câu chuyện, suy nghĩ, mong muốn,... từ đó bạn sẽ nắm bắt tâm lý của họ một cách dễ dàng hơn.
4. Công việc nào yêu cầu kỹ năng xã hội nhiều nhất?
Qua cách bạn hiểu về Interpersonal skills là gì? Có thể khẳng định, hầu hết tất cả công việc, lĩnh vực và ngành nghề đều yêu cầu các kỹ năng này. Vì chính những kỹ năng sẽ là nền tảng bổ trợ cho quá trình thực hiện hiệu quả sứ mệnh công việc của một người. Đôi khi, một số công việc điển hình có yêu cầu “bắt buộc” hơn đối với hệ thống các Interpersonal skills. Chẳng hạn như:
- Công việc thuộc ngành dịch vụ: Đặc trưng của ngành dịch vụ là làm hài lòng và thỏa mãn khách hàng, cung cấp sự trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Làm trong ngành dịch vụ, phần lớn thời gian bạn sẽ phải tiếp cận với rất nhiều khách hàng thuộc đa thể loại. Do đó, Interpersonal skills giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong họ. Rất nhiều các kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, lắng nghe,... là những từ khóa quan trọng giúp bạn thành công trong ngành dịch vụ.
- Công việc thuộc ngành CNTT: Dường như, phần đa các ý kiến đều cho rằng một công việc ngành CNTT không cần có những kỹ năng mềm xuất sắc. Trên thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi sự phức tạp trong kỹ thuật, công nghệ, máy móc sẽ cần ở bạn một kỹ năng teamwork hay kỹ năng giao tiếp tốt. Họ cũng cần là người biết cách giải quyết vấn đề, quản lý thời gian hiệu quả để không gặp quá nhiều áp lực trong từng nhiệm vụ.
- Công việc thuộc ngành giáo dục: Giáo dục tiếp cận với đa dạng đối tượng. Chính vì thế, tổng hợp các Interpersonal skills giúp họ tự tin mang đến kho tàng tri thức cho những đối tượng có nhu cầu.
5. Cách làm nổi bật Interpersonal skills trong quá trình xin việc
Interpersonal skills rất quan trọng và đôi khi là yêu cầu bắt buộc trong công việc. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên khó thể hiện chúng trong quá trình ứng tuyển và xin việc. Trong giai đoạn nộp CV và phỏng vấn, bạn hoàn toàn nắm quyền chủ động trong việc làm nổi bật những kỹ năng mềm mà bản thân đang sở hữu.
- Trong CV xin việc: Hãy liệt kê một số kỹ năng hỗ trợ tối đa công việc trong danh mục “Kỹ năng nghề nghiệp”. Các kỹ năng tốt nhất để đưa vào CV xin việc là những kỹ năng được bạn nghiên cứu trước đó trong bản mô tả công việc. Hãy cố gắng xem lại tin tuyển dụng, xem xét về việc bạn sở hữu kỹ năng nào, công việc yêu cầu kỹ năng đó ra sao để biết cách ưu tiên những kỹ năng nào lên đầu nhé.
- Trong buổi phỏng vấn: Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ theo dõi và quan sát mức độ lắng nghe, thái độ ứng xử và năng lực giao tiếp của bạn trong vòng phỏng vấn. Chính vì vậy, vòng phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện những Interpersonal skills mà mình có. Chẳng hạn như việc bạn luôn mỉm cười, đến đúng giờ, bề ngoài chuyên nghiệp, biết cách gỡ rối từng câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, biết cách dẫn dắt nhà tuyển dụng đi theo câu chuyện của chính mình. Tất cả đều thể hiện bạn là một ứng viên tiềm năng nhất.
Tựu chung, Interpersonal skills là hệ thống các kỹ năng đa dạng và thiết yếu về công dụng trong cuộc sống, công việc,... Đừng để bản thân trở nên yếu kém và hãy nỗ lực mỗi ngày trong việc rèn luyện, học hỏi các kỹ năng mà bạn còn thiếu nhé.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về Interpersonal skills là gì? Mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công những kỹ năng để nhanh chóng đạt được thành công trong cuộc hành trình sống của mình!
2493 0