Kiến trúc sư là gì? Nghề của những người yêu thẩm mỹ toàn diện
Theo dõi work247 tạiVới sự phát triển của xã hội ngày nay thì nhu cầu được sống trong những ngôi nhà theo ý thích là điều không khó hiểu. Bên cạnh đó rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng nơi làm việc theo ý thích và để phục vụ tốt nhất cho công việc và các mục đích sống khác. Với nhu cầu đối với ngành kiến trúc sư như vậy thì rất nhiều bạn trẻ đã theo đuổi nghề này. Kiến trúc sư là gì? Nghề của kiến trúc sư có mang đến nhiều cơ hội việc làm hay không? Hãy tìm hiểu những thông tin về kiến trúc sư là gì được cung cấp bởi work247.vn nhé.
1. Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là cái tên quen thuộc đối với rất nhiều người, đặc biệt những người học kiến trúc, những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Kiến trúc sư là gì cũng chính là thắc mắc mà nhiều bạn trẻ mong muốn được giải đáp để hiểu rõ hơn về công việc của những người kiến trúc sư.
Vậy, kiến trúc sư là gì? Kiến trúc sư chính là những người làm công việc thiết kế không gian, thiết kế mặt bằng xây dựng, là người tạo nên hình thức cũng như là cấu trúc của công trình xây dựng. Hoặc, các kiến trúc sư còn là những người làm thiết kế quy hoạch của các vùng, khu dân cư hoặc là các khu đô thị & cảnh quan đô thị.
Kiến trúc sư là những người cung cấp những giải pháp kiến trúc, tư vấn và nghiên cứu ra những giải pháp tạo nên những kiến trúc mới và thu hút mọi người, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.
Kiến trúc sư nếu được giải nghĩa từ chính những từ trong cụm từ này thì chúng ta có thể phân tích như sau: Từ kiến trúc sư được viết và gọi tên xuất phát từ tiếng La tinh với từ Architectus và xuất phát từ từ Arkhitekton được sử dụng trong tiếng Hy Lạp.
Kiến trúc sư là kết hợp của từ arkhi, dịch nghĩa là thì có thể hiểu là người đứng đầu, người chủ yếu, người chính. Trong lĩnh vực xây dựng thì từ này có nghĩa là người thợ cả. Thêm một từ nữa đó là từ tekton dịch ra nghĩa tiếng Việt thì có nghĩa là người thợ mộc.
Còn giải nghĩa từ này trong tiếng Việt thì từ kiến trúc có thể hiểu là kiến tạo, là sự sáng tạo, phát minh của con người và tìm ra cái mới. Tiếp theo, từ “trúc” chính là từ được hiểu theo nghĩa của từ cấu trúc, có nghĩa là sự bố trí một cách hợp lý.
Theo những phân tích trên đây về từ kiến trúc sư thì chúng ta có thể hiểu được kiến trúc sư chính là những người tạo tạo ra các công trình có cấu trúc vô cùng mới lạ và thật đẹp mắt.
Từ đó, từ kiến trúc sư còn được sử dụng để chỉ tên của một nghề, một vị trí công việc trong xã hội để khi được nhắc tới cụm từ này thì mọi người đều có thể biết được công việc của các kiến trúc sư là gì. Kiến trúc sư chính là những người trung gian có thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tối đa về nhu cầu về mặt thẩm mỹ của con người đối với không gian sống và làm việc,
Để có thể tạo ra nhu cầu sử dụng thì những người kiến trúc sư cần phải đưa ra các phương án để có thể chuyển đổi thành nhu cầu sử dụng của con người thông qua các giải pháp như kiến tạo mặt bằng, lựa chọn không gian và ứng dụng các kỹ thuật vào các công trình.
Những người kiến trúc sư cũng chính là những người đảm nhận vai trò tư vấn cho khách hàng, cho các công trình được cải tạo, sau đó đề xuất các giải pháp bằng những dây chuyền công năng cho người sử dụng. Không chỉ vậy, các kiến trúc sư cũng chính là người có năng khiếu và sáng tạo, có thể tổ chức về mặt nghệ thuật, mang đến những vẻ đẹp hoàn mỹ cho từng tác phẩm của mình tạo ra.
Những người kiến trúc sư chính là những người lên ý tưởng về những thiết kế đẹp và lạ mắt cho từng công trình kiến trúc, lên ý tưởng để tọa nên nội công trình có thiết kế nội thất đẹp, sang trọng, phù hợp với từng đối tượng, lên ý tưởng cho những cảnh quan xung quanh của công trình... Tất cả cần phải dựa vào các giải pháp về tính công năng, tính thẩm mỹ và nhu cầu của khách hàng đối với công trình đó.
Những người kiến trúc sư được đào tạo một cách chuyên nghiệp, họ chính là những chuyên gia tốt nghiệp từ các trường kiến trúc, có bằng cấp và năng khiếu về nghệ thuật. Họ là những người làm nghệ thuât, chuyển đổi những nhu cầu của khách hàng thành hiện thực, bằng chứng là những nơi để ở, khu đô thị đáng sống, biến những nhu cầu này thành đồ án và được thực hiện bởi những người khác, tức là những người khác sẽ dựa vào thiết kế của họ mà tạo nên những công trình xây dựng tuyệt vời.
2. Những công việc cần làm của kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư sẽ nhận được các yêu cầu từ khách hàng, trong quá trình tư vấn và trò chuyện với khách hàng, những người kiến trúc sư sẽ hiểu khách hàng đang muốn gì, nắm bắt được tâm lý của khách hàng một cách chính xác để đưa ra những tư vấn phù hợp nhất với từng đối tượng. Họ sẽ vach ra được kết hoạch sơ bộ về các phần việc và nhiệm vụ mà họ cần phải làm, sau đó tạo nên những mô hình và phác thảo hình khối, không gian, phối hợp các màu sắc cho công trình dựa vào bản vẽ phác họa.
Vậy, những người theo nghề kiến trúc sư sẽ đảm nhận những công việc chính nào? Hãy tìm hiểu những thông tin về công việc của một kiến trúc sư thông qua những thông tin sau đây.
2.1. Kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế quy hoạch
Khi triển khai một công trình xây dựng, các kiến trúc sư sẽ bắt tay vào việc khảo sát tình hình thực tế về những yếu tố cụ thể như cảnh quan xung quanh nơi được dự kiến xây dựng công trình, khảo sát về hệ thống giao thông đường xá, khảo sát về mạng lưới điện và mạng lưới của đường ống nước, cách phân bổ dân cư xung quanh khu vực chuẩn bị xây công trình, khảo sát về điều kiện sống của người dân xung quanh...
Qúa trình khảo sát của các kiến trúc sư là để nắm bắt được những thông tin về những thông số đó để lên kế hoạch xây dựng. Cùng với đó, các kiến trúc sư còn tiến hành thực hiện việc chụp ảnh những khu vực xung quanh và chụp tại khu vực dự kiến thi công. Sau đó ghi chép những thông số khác.
Cùng với đó, kiến trúc sư còn trao đổi với những người dân địa phương cũng như những người có liên quan tới công trình chuẩn bị trong diện dự kiến xây dựng để tìm kiếm các ý tưởng thiết kế dựa vào nhu cầu của người dân trong khu vực,
Công việc tiếp theo của các kiến trúc sư đó là đưa ra những đề cương để tiến hành công việc, sau đó thực hiện việc thiết kế bằng cách vẽ, phối cảnh...
Đồng thời, các kiến trúc sư sẽ phải đảm bảo việc hoàn thành những hồ sơ để thiết kế cũng như là có thể bảo vệ đồ án, hồ sơ đó trước các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định dự án, hoặc là các chủ đầu tư.
Thông thường thì các công việc này sẽ được tiến hành thực hiện theo nhóm bởi vì quá trình khảo sát và nắm bắt thông tin bước đầu này có quy mô rộng khắp, phức tạp. Cho nên các kiến trúc sư nên lựa chọn phương án làm việc theo nhóm.
Xem thêm: Việc làm kiến trúc - thiết kế nội thất
2.2. Kiến trúc sư tiến hành thiết kế kiến trúc công trình
Những người kiến trúc sư ngoài viêc thiết kế quy hoạch bước đầu thì họ sẽ phải đảm nhiệm việc thiết kế kiến trúc của công trình với các công việc cụ thể như sau: họ sẽ phải tiến hành thực hiện đi thực địa để có thể vạch ra được đề cương của công việc, họ sẽ lên các ý tưởng cũng như là đưa ra các bản vẽ đối với hình mẫu của công trình.
Sau đó họ sẽ làm việc với nhóm bao gồm nhiều kỹ sư công trình để bàn bạc về hướng thiết kế. Cuối cùng họ sẽ phải hoàn thành xong các hồ sơ thiết kế để có thể bảo vệ hồ sơ trước các cơ quan có thẩm quyền và chức năng phê duyệt hồ sơ.
Khi hồ sơ của công trình đã được các bên có liên quan duyệt rồi thì sẽ tiếp tục tiến hành việc thi công công trình. Lúc này, những người kiến trúc sư cần phải tiến hành giám sát công trình, bắt đầu từ khâu kiểm tra về quy chuẩn thi công công trình xem là công trình đó có được thi công đúng với các mẫu thiết kế được được vẽ hay không.
Đối với phần công việc này cũng có thể để đánh giá được phong cách của các kiến trúc sư và cho thấy được gu thẩm mỹ của kiến trúc sư đó như thế nào. Công việc này cũng mang tính chất đề cao tính cá nhân và năng lực của từng kiến trúc sư.
2.3. Tiến hành thiết kế nội thất công trình
Ở giai đoạn công việc này thì các kiến trúc sư cần phải phối hợp với chủ của công trình mà không thể tự quyết được. Riêng về vấn đề nội thất thì các kiến trúc sư cần phải có buổi trò chuyện với chủ của công trình để có thể hiểu được tâm lý cũng như sở thích, nhu cầu của chủ công trình, từ đó có thể tìm ra được các hướng thiết kế của công trình sao cho phù hợp. Đồng thời có thể vạch ra được kế hoạch bày trí đối với nội thất bên trong công trình, lên list danh sách đối với những thiết bị thích hợp với thiết kế của công trình.
Người kiến trúc sư sẽ phải đưa ra những ý tưởng cho việc thiết kế và lựa chọn cũng như là trang trí nội thất gồm các vật dụng cần thiết cho công trình như giường tủ, bàn ghế, sàn nhà, trần nhà, hệ thống đèn và tường cần trang trí.
Xem thêm: Bản mô tả công việc kiến trúc sư đầy đủ và mới nhất cho ứng viên
2.4. Tiến hành thiết kế cảnh quan của công trình
Các kiến trúc sư sẽ dựa vào tùy từng công trình mà tiến hành thiết kế các loại cảnh quan như cảnh quan phong cảnh xung quanh, cảnh quan đô thị và cảnh quan chuyên biệt cho các dự án công trình.
Họ tiến hành việc thiết kế và lựa chọn các hình khối, sau đó bố trí chúng để phù hợp trong một tổng thể mang phong cách hài hòa. Một số cảnh quan cần phải bố trí khi xây dựng công trình đó là hồ nước, bể bơi, thảm cỏ, bầu trời, nền, cầu qua hồ...
Ngoài ra, họ cũng cần phải phối hợp sao cho hài hòa và ăn ý đối với các hình thức bên ngoài, hệ sinh thái trong khu vực xung quanh công trình, để tạo nên một công trình có nét tổng hòa giữa thiên nhiên và con người.
2.5. Những công việc khác mà các kiến trúc sư có thể tiến hành
Ngoài những công việc của các kiến trúc sư đã được nêu trên đây thì các kiến trúc sư còn có thể đảm nhiệm các công việc khấc như là thiết kế, họ tham gia các quá trình quản lý công trình, giám sát trong từng giai đoạn thi công công trình.
Cùng với đó, các kiến trúc sư cùng sẽ đảm nhận việc nhiên cứu về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, họ sẽ tham gia nghiên cứu khoa học để có thể phục vụ tốt nhất cho các công trình được đảm bảo thi công tốt nhất, được thiết kế tốt nhất so với những kiến thức nền tảng của họ. Họ cũng có thể tiến hành nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, họ tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật để góp phần tạo nên một công trình lý tưởng.
Tìm việc làm họa viên kiến trúc
3. Những điều kiện và cơ hội việc làm hấp dẫn không thể chối từ
Kiến trúc sư là nghề được trọng vọng trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường bất động sản nói riêng và nhu cầu của con người nói chung với ngành này ngày càng cao. Người làm kiến trúc sư sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với nhiều công việc đa dạng.
Họ có thể làm việc tại văn phòng và ngoài công trình xây dựng, họ đảm nhiệm các nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế và kiến trúc công trình của họ, được tư vấn tại văn phòng làm việc.
Những kiến trúc sư chủ yếu sẽ làm việc của mình tại văn phòng hoặc tại các địa điểm được sử dụng để thiết kế đối với các công trình. Tuy nhiên, khi các vấn đề về tư vấn, thiết kế đã được tiến hành xong thì công trình sẽ được tiến hành thi công. Trong quá trình thi công thì các kiến trúc sư sẽ vừa tiếp tục làm việc tại văn phòng với các ca tư vấn cho khách hàng, vừa phải xuống trực tiếp các công trình mà họ đang đảm nhiệm để đi khảo sát trực tiếp xem xét tiến độ thi công công trình.
Chúng ta có thể thấy rằng, công việc của người kiến trúc sư không chỉ dùng trí mà còn dùng cả sức, họ không chỉ làm việc tại các văn phòng làm việc mà còn thường xuyên phải đi theo các công trình để trực tiếp giám sát mức độ thi công theo bản kiến trúc thiết kế của họ ra sao. Đây là công việc vất vả nhưng lại mang đến cho người kiến trúc sư sự trải nghiệm và nhiều điều thú vị.
Tuy công việc có những áp lực lớn về thời gian và sức lực, về mức độ đảm bảo cho quá trình thi công đạt hiệu quả thì công việc này cũng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không chỉ mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn với nhiều vị trí việc làm, tính chất công việc mà còn giúp cho các kiến trúc sư nhận được mức lương hậu hĩnh sau mỗi công trình được hoàn thiện.
Với những thông tin được chia sẻ vởi work247.vn trên đây thì chúng ta đã hiểu được kiến trúc sư là gì cùng với những thông tin quan trọng cần nắm để. Nếu bạn nào có nhu cầu học ngành này thì đây có thể coi là sự lựa chọn đúng đắn cho định hướng nghề nghiệp của mình. Hãy trau dồi kiến thức và tìm hiểu kiến trúc sư là gì ngay từ bây giờ để theo đuổi ngành này bất cứ khi nào bạn có cơ hội nhé.
2498 0