[Chia sẻ] Khủng hoảng tuổi 20 – Bạn đang rơi vào khủng hoảng?
Theo dõi work247 tạiBạn có cảm giác bạn thân đang rơi vào đáy vực của cuộc sống, không tìm được lối đi và phương hướng phát triển tốt nhất cho bản thân? Bạn đang trong tình trạng khủng hoảng tuổi 20, điều này khiến bạn lo lắng và không ngừng suy nghĩ về tương lai của mình? Vậy hãy để bài viết này giúp bạn vượt qua thời khủng hoảng, tìm lại ảnh sáng cho quãng thời gian dài phía trước bạn cần phải đi.
1. Định nghĩa đơn giản cho khủng hoảng tuổi 20
Bạn đang ở độ tuổi 20, độ tuổi có sức trẻ và nhiệt huyết tràn đầy nhưng không ít bạn đang bị rời vào tình trạng được gọi là khủng hoảng tuổi 20. Vậy định nghĩa đơn giản vấn đề khủng hoảng này như thế nào?
Khủng hoảng của lứa tuổi đôi mươi này xuất phát từ lo lắng về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống và ở đối tượng này đó chính là sự không rõ ràng về nghề nghiệp tương lai của mình. Các bạn suy nghĩ rất nhiều đến việc làm thế nào để có công việc tốt, lo lắng với cuộc sống tương lai và các mối quan hệ của bản thân. Khủng hoảng lo lắng về sự nghiệp tương lai thường gặp nhất ở độ tuổi 20 tuổi – 30 tuổi.
Những người rơi vào khủng hoảng ở độ tuổi này thường có tâm lý bất án, suy nghĩ tiêu cực, thất vọng về bản thân và nghi ngờ đối với các vấn đề trong cuộc sống. Việc khủng hoảng này khiến họ thu hẹp lại các mối quan hệ của bản thân và lo lắng, có thể dẫn đến các tỉnh trạng nặng hơn khi áp lực về công việc, cuộc sống và cách làm thế nào để kiếm tiền sẽ khiến các bạn suy nghĩ rất nhiều.
Khủng hoảng là tình trạng thường gặp và dễ dàng nhìn thấy ở lứa tuổi 20 – 22 tuổi sau khi sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, khủng hoảng này về mặt công việc khiến họ hoang mang cho sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân mình. Tuy nhiên, ngoài việc khủng hoảng về công việc thì cũng có rất nhiều người khủng hoảng về vấn đề tình cảm, khủng hoảng về các vấn đề khác trong cuộc sống hiện nay.
2. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang khủng hoảng ở tuổi 20
2.1. Bạn vật lộn với cuộc sống của bản thân một mình
Bạn được cho là rơi vào khủng hoảng tuổi 20 khi bản thân chỉ có một mình trải qua công việc và cuộc sống, bạn không có sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, mọi thứ bạn đều phải “tự thân vận động” mới có được điều này khiến bạn bị khủng hoảng.
Điều này dễ dàng xảy ra với các bạn trẻ ở vùng nông thôn nên thành phố học, tại nơi đất khách quê người, các mối quan hệ của bạn không giúp bạn có thể tìm được việc làm hoặc gia đình bạn không thể hỗ trợ bạn tìm việc làm ưng ý như biết bao nhiều bạn trẻ khác, điều này khiến các bạn mệt mỏi và “chật vật” với cuộc sống. Bạn lo lắng về việc làm của bản thân và dùng rất nhiều cách để tìm việc làm phù hợp cho bản thân mình.
2.2. Bạn chán công việc nhưng không thể nghỉ việc
Bạn đang làm việc tại một vị trí công việc nào đó, bạn đã “chán ngấy” với công việc của mình nhưng lại vấn phải hàng ngày đi làm và gắn bó với nó. Bạn muốn thoát khỏi công việc hiện tại và đến với một môi trường làm việc tốt hơn hoặc đơn giản là theo đuổi đam mê của bản thân nhưng lại không thể bỏ việc hoặc thoát khỏi nó.
Đây là dấu hiệu thường thấy ở các bạn trẻ hiện này khi làm trái nghề, trái ngành, họ không được làm các công việc mà mình yêu thích. Hoặc bản thân không có khả năng để tìm việc làm khác tốt hơn dù rất muốn đổi việc vì đã quá chán công việc. hàng ngày bạn đến nơi làm việc với tình thần chán nản, làm đúng phần việc của mình và trở về nhà đúng giờ sau khi hết ca. Bạn không muốn phát triển hoặc để bản thân “tự trôi” theo công việc tại đó.
2.3. Bạn luôn đặt ra câu hỏi về các mối quan hệ của bản thân
Trong các mối quan hệ hiện nay, nếu bạn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thì sẽ thường xuyên đặt câu hỏi có bản thân về các mối quan hệ của mình. Như mọi người bạn bạn đang chơi cùng có thực sự coi bạn là bạn, mọi người xung quanh nghĩ bạn như thế nào hay bạn cảm thấy các mối quan hệ của mình có vấn đề và muốn thu hẹp lại tất cả các mối quan hệ này của mình. Đây cũng là một biểu hiểm của bạn đang rời vào tình trạng khủng hoảng ở tuổi 20 đó nhé.
2.4. Theo đuổi ước mơ làm giàu khiến bạn thấy sợ
Tuổi 20 là giai đoạn đầu đời khi bạn bắt đầu công việc và tìm kiếm các vị trí công việc phù hợp với đam mê của bản thân. Bạn theo đuổi ước mơ làm giàu và bắt đấy nhận thấy điều này thật “viễn vông”, bạn suy nghĩ rất nhiều để làm thế nào có thể làm giàu và theo đuổi giấc mơ này của mình. Bạn thấy bế tắc vì nhận sẽ bản thân không thể thực hiện được hoài bão và con đường đó rất mù mịt. Những bạn vẫn không ngừng suy nghĩ đến nó, điều này khiến bạn dằn vặt bản thân và không tim được lối đi đúng cho công việc của mình.
2.5. Bạn “bám víu” vào các mối quan hệ không có kết quả
Biểu hiện bạn đang ở tình trạng khủng hoảng trong độ tuổi 20 đó là khi bạn cần phải “bám” vào các mối quan hệ dù không có thân thiết lắm, bạn tìm đến họ để có được những lời khuyên hoặc là sự an ủi nhưng thực chất bạn đã lâu không nói chuyện hoặc mối quan hệ của các bạn cũng không thân thiết đến mức đó.
Bạn lo sợ và khủng hoảng với nhiều vấn đề, những bạn không tìm được lối đi và muốn tìm đến những mối quan hệ dù không có kết quả tốt bạn vẫn muốn tin rằng họ tốt với mình và sẽ cùng bạn có thể vượt qua được thời điểm khó khăn.
2.6. Luôn tự ti với mọi người về bản thân
Bạn luôn tự ti về bản thân với mọi người xung quan, bạn nghĩ rằng mình không tốt hơn họ về mọi khía cạnh, điều này khiến bạn thu nhỏ bản thân và không phát triển được hết năng lực mà bạn muốn. Bạn tự ti, nên ngại nhận việc hoặc những vấn đề khác trong công việc bạn cũng không bao giờ tự để bật bản thân mình. Trong tình yêu bạn luôn rụt rè và tự ti về ngoại hình của mình.
2.7. Thường xuyên đem bản thân ra so sánh với người khác
Bạn luôn so sánh bản thân mình với người khác, đặc biệt là với những người ở vị trí cao hơn bạn để thấy mình thật kém cỏi và không bằng họ. Điều này không phải là sự ghen tị của bản thân mà bạn chỉ đang khủng hoảng và lo lắng về việc bản thân mình không hoàn thành công việc tốt bằng người khác. Bạn luôn lo sợ bản thân làm không tốt công việc và không bằng người khác điều này khiến bản thân hình thức tâm lý so sánh bản thân với người khác để được an toàn hơn và đảm bảo bạn thực hiện tốt công việc hoặc các vấn đề bạn đang gặp phải vấn tốt hơn nhiều người.
2.8. Lúc nào tâm trạng cũng ở sự mệt mỏi
Bạn cảm thấy mệt mỏi trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Nụ cười trên gương mặt dường như hiếm thấy, thay vào đó là một gương mặt chán nản và thể hiện sự mệt mỏi của bản thân. Bạn không hứng thú với công việc hoặc không hứng thú với các vấn đề xã hội, bạn đi làm và về nhà ngay sau khi tan ca, không tụ tập bạn bè hay tâm sự với ai. Bạn mệt mỏi đến mức mà đã từng có suy nghĩ muốn bỏ việc hoặc suy nghĩ tiêu cực hơn đó là “tự tử” để giải thoát.
2.9. Thường xuyên đặt ra các câu hỏi bế tắc
Bạn thường tự hỏi bản thân mình với các câu hỏi như bạn là ai, những người bạn của mình có thực sự là bạn không, hình như mọi người xung quanh đều ghét bạn, mục đích bạn tồn tại là để làm gì, bạn có đang thực sự hạnh phúc hay tình yêu có thực sự tồn tại? Bạn tự mình đặt ra rất nhiều câu hỏi và có đáp án trả lời cho bản thân rất tiêu cực khiến mình suy sụp và rời vào khủng hoảng càng trầm trọng hơn.
2.10. Những biểu hiện khác
Ngoài những biểu hiện ở trên, khi bạn rơi vào khủng hoảng ở tuổi 20 còn có các biểu hiện như:
+ Suy nghĩ rằng không ai cần bạn và quan tâm đến bạn.
+ Nghĩ bản thân thật tầm thường và thất bại trước cuộc sống.
+ Thấy sợ hãi với tất cả các vấn đề xung quanh.
+ Bạn dễ dàng để người khác kìm chân mình lại, bạn dễ bị tác động bởi những lời nói của mọi người xung quanh khiến bạn bị khủng hoảng.
+ Bạn dồn ép bản thân làm việc cật lực và không để bản thân có thời gian hưởng thụ.
+ Bạn quá tự tôn khi không muốn nhận được sự giúp đỡ của ai và không muốn được ai đó giúp đỡ mình.
+ Bạn có suy nghĩ rằng bản thân sẽ sống cả đời 1 mình.
3. Các giai đoạn chính trong khủng hoảng tuổi 20 gồm có?
Những bản trẻ ở độ tuổi 20 khi rời vào tình trạng khủng hoảng thường được chia thành 5 giai đoạn chính đó là:
Giai đoạn 1, bạn có những cảm giác bản thân đang mắc kẹt trong những lựa chọn của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống như công việc, người yêu và nhiều các vấn đề khác bạn đang lo nghĩ.
Giai đoạn 2, bạn nhận thấy bản thân đang bế tắc và muốn cảm thấy thay đổi nó để có thể trở nên tốt hơn.
Giai đoạn 3, bạn bắt đầu xác định các mối quan hệ ràng buộc khiến bạn cảm thấy bị khủng hoảng như bạn có thể bỏ học để bắt đầu một hướng đi mới, bạn có thể nghỉ việc để chuyển sang môi trường khác, hoặc cũng có thể chia tay người yêu để tìm một lối thoát mới cho mình.
Giai đoạn 4, bạn sau khi vượt qua được khủng hoảng sẽ bắt đầu một cách sống mới, chậm rãi nhưng sẽ đảm bảo rằng tốt đẹp hơn cách bạn đã trải qua trong khoảng thời gian trước.
Giai đoạn 5, bạn đưa ra các cam kết cho bản thân với những lựa chọn mới và ưu tiên mới để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi 20 trước đó.
Đó là 5 giai đoạn phát triển của thời gian khủng hoảng bạn sẽ trải qua theo nghiên cứu từ tiến sĩ Oliver Robinson của đại học Greenwich. Vậy nếu bạn muốn vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng của tuổi 20 thì cần phải thực hiện những cách như thế nào? Đọc những chia sẻ ở phần tiếp theo của bài viết này và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời và giải pháp hữu hiệu giúp vượt qua khủng hoảng nhanh chóng nhất.
4. Tìm lại tuổi trẻ và cuộc sống với cách vượt qua khủng hoảng
4.1. Thay đổi nhận thức của bản thân
Đầu tiên việc thay đổi nhận thức và cách nghĩ của bạn thân sẽ giúp bạn vượt qua khủng hoảng tuổi 20 tốt nhất. Bạn cần phải nhận thức được rằng ai cũng có những khoảng thời gian phải trải qua khó khăn để đi đến thành công, mỗi người sẽ có khó khăn riêng của mình cần phải vượt qua. Bạn nên đơn giản hóa với vấn đề mà mình đang gặp phải để bình tình và nhìn nhận vấn đề một cách chính xác nhất để không dẫn lối suy nghĩ của mình đi vòng quanh.
4.2. Tìm được vấn đề thực sự nằm ở đâu để có hướng giải quyết
Khi gặp vấn đề để bản thân có được cách giải quyết tốt nhất và vượt qua được khủng hoảng đó là bình tĩnh nhìn lại vấn đề và xác định chính xác vấn đề bạn đang gặp phải nằm ở đâu và ở chỗ nào để đảm bảo việc bản thân có thể vượt qua một cách tốt nhất và có hướng giải quyết đúng.
4.3. Ngừng việc đem bản thân so sánh
Bạn cần phải dừng lại suy nghĩ của bản thân về việc đem mình ra so sánh với người khác. Việc này sẽ giúp bạn nhìn nhận bản thân tốt hơn, đặc biệt đó chính là không gây áp lực cho bản thân trong công việc và sự thành công của người khác. Hãy đánh giá đúng bản thân và làm đúng với những gì trong năng lực của mình. Học hỏi và rèn luyện tốt sẽ giúp bạn có được những tích cực cho bản thân trong cuộc sống và công việc.
4.4. Học cách suy nghĩ thực tế và điều chỉnh kỳ vọng của bản thân
Bạn cần phải rèn một cách suy nghĩ thực tế, không nền kỳ vọng quá nhiều vào bản thân hoặc đặt cho bản thân những mục tiêu vượt ngoài khả năng của bạn. Việc mơ mộng những thứ xa vời và không thể đạt được sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng hơn. Điều bạn cần làm và nhìn vào thực tế để thấy rằng bản thân đang làm rất tốt với vị trí của mình.
4.5. Phát triển trí tuệ cảm xúc theo hướng tích cực
Cảm xúc của bản thân và suy nghĩ của cá nhân rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bạn. Điều bạn cần cải thiện về trí tuệ cảm xúc khi rời vào khủng hoảng đó là suy nghĩ tích cực, có cái nhìn đúng với vấn đề có đưa ra được những quyết định đúng đắn cho bản thân.
Vứt bỏ những thứ cảm xúc khiến bạn bị stress sẽ giúp bạn thấy yêu đời và phát triển được tốt nhất cũng như vượt qua khủng hoảng để ổn định bản thân được tốt nhất.
Qua chia sẻ về khủng hoảng tuổi 20 trong bài viết này, bạn biết được biểu hiện, các giai đoạn phát triển và cách để vượt qua khủng hoảng tốt nhất. Hy vọng với các bạn đang rời vào tình trạng khủng hoảng khi đọc bài viết này sẽ tìm được “lối thoát” đúng đắn cho bản thân.
3224 0