Kinh doanh hệ thống là gì? Mô hình này mang lại những giá trị nào?
Theo dõi work247 tạiKinh doanh hệ thống là một khái niệm không hề xa lạ đối với những người làm trong ngành. Tuy nhiên, đối với người ngoài ngành thì đây quả thực là một khái niệm mới mẻ. Mô hình kinh doanh này là một trong những mô hình hiệu quả nhất và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy kinh doanh hệ thống là gì? Kinh doanh hệ thống mang lại những giá trị nào cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu về mô hình kinh doanh này qua bài viết sau đây nhé!
1. Hiểu đúng về mô hình kinh doanh hệ thống
1.1. Kinh doanh hệ thống là gì?
Kinh doanh hệ thống là một mô hình làm kinh tế mang lại độ hiệu quả cao mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng hoặc cải biến để áp dụng cho phù hợp với tình hình trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc của mô hình kinh doanh hệ thống đó là dựa trên sự kết nối giữa các khía cạnh trong doanh nghiệp để hình thành nên một hệ thống. Cụ thể, hoạt động của doanh nghiệp luôn bao gồm hoạt động của các bộ phận nhỏ hơn. Khi áp dụng mô hình này, hoạt động của các bộ phận sẽ có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Từ đó, chiến lược kinh doanh được vận hành một cách nhất quán và đem lại hiệu quả cao.
Chính sự liên kết này tạo điều kiện để người quản lý có thể quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn và đưa doanh nghiệp vượt lên khỏi những khó khăn. Các nguyên tắc trong mô hình kinh doanh hệ thống được cho là rất chặt chẽ và chính xác, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược kinh doanh.
1.2. Kinh doanh hệ thống có lợi ích như thế nào?
1.2.1. Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh hệ thống giúp cho doanh nghiệp phát huy được tối đa tiềm lực sẵn có, từ đó các chiến lược và dự án được thực hiện một cách hiệu quả, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh. Khi doanh nghiệp không cần chi tiền để khắc phục các vấn đề phát sinh và phát huy được hết tiềm lực sẵn có thì hệ quả là doanh thu và lợi nhuận sẽ được tăng lên.
Chính vì vậy mà mô hình kinh doanh hệ thống được coi là chìa khóa cho sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp khi giúp khai thác tối đa hiệu quả của các hoạt động kinh doanh và tận dụng được hết những nguồn lực sẵn có.
Mặt khác, mọi vấn đề của khách hàng cũng sẽ được ghi nhận và xử lý nhanh hơn. Mọi hoạt động kinh doanh đều được thực hiện một cách bài bản với sự phối hợp của tất cả các bộ phận, vì vậy những trì hoãn khi chuyển giao công việc giữa các bộ phận sẽ không tồn tại và mọi khâu đều được xử lý có hiệu quả hơn trong thời gian ngắn hơn. Mọi vấn đề nếu có phát sinh cũng sẽ được xử lý nhanh chóng và triệt để.
1.2.2. Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển
Mô hình kinh doanh hệ thống tạo nên một tập thể đoàn kết, từ đó tạo nên một tập thể bền vững. Khi mà công việc của tất cả các bộ phận đều gắn liền với nhau, nhân viên sẽ có cơ hội phát triển bản thân nhiều hơn trong một môi trường mà ai cũng cố gắng làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân.
Hơn nữa, để hoàn thành tốt công việc thì sự hợp tác và tinh thần làm việc nhóm sẽ luôn được đề cao, nhân viên sẽ biết cách khai thác tối đa mọi ý tưởng để đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung.
Làm việc theo hệ thống cũng tạo cơ hội cho những nhân viên mới hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc trong công ty.
2. Xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được những nguyên tắc để tạo nên mô hình kinh doanh hệ thống và lý giải vì sao mô hình kinh doanh hệ thống lại trở thành chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh hệ thống đã được chứng minh là mang lại rất nhiều thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được những thành công này thì doanh nghiệp cần phải xây dựng được mô hình kinh doanh hệ thống đúng cách.
2.1. Tiêu chí xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống
Mô hình kinh doanh hệ thống hướng đến mục đích giảm chi phí tối đa và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên mô hình này phải đáp ứng được những mong muốn của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng hơn vào lắng nghe khách hàng và giải quyết những vấn đề, khó khăn mà họ đang gặp phải.
Tiêu chí thứ hai dựa trên nguyên tắc, cũng như điều kiện để môn hình kinh hệ thống thành công, đó là tính nhất quán, tập trung, phối hợp nhanh gọn để xử lý công việc.
Tiếp theo, các mối quan hệ và nghiệp vụ với khách hàng cũng rất cần được chú trọng, bao gồm cả việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại.
Cuối cùng đó là mọi thông tin, thủ tục, giấy tờ cần thiết phải được cập nhật liên tục và giải quyết kịp thời. Tất cả nhằm mục đích giảm thiểu tối đa các sự cố phát sinh và tăng cường lợi nhuận.
2.2. Triển khai xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống
Trên thực tế, mô hình kinh doanh hệ thống không phải là một quy trình xuyên suốt mà là tập hợp của hàng chục quy trình. Mô hình kinh doanh hệ thống sẽ có sự biến tấu để phù hợp với thực trạng trong mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, nhìn chung mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống dựa trên những quy trình cốt lõi sau đây:
+ Quy trình marketing.
+ Quy trình tuyển dụng.
+ Quy trình đào tạo.
+ Quy trình chăm sóc khách hàng.
+ Quy trình xử lý từ chối và khủng hoảng.
Bí quyết để xây dựng và áp dụng thành công mô hình kinh doanh hệ thống đó là sự phù hợp của mô hình này với bộ máy vận hàng trong từng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý tốt hoạt động sản xuất hàng hóa, quy trình nhập xuất kho và hàng hóa tồn kho. Phần mềm quản lý bán hàng 365 là cái tên được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn.
Như vậy là qua những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu được kinh doanh hệ thống là gì và những nguyên tắc làm nên mô hình này. Mô hình kinh doanh hệ thống giúp doanh nghiệp phát huy tối đa tác dụng của mọi nguồn lực nội tại, đồng thời gắn kết các bộ phận trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, giúp cho các chiến lược kinh doanh được triển khai một cách có hiệu quả hơn.
1873 0