Kinh tế đối ngoại là gì? Cơ hội việc làm ngành kinh tế đối ngoại

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Với thời đại 4.0, đất nước đang đi lên với việc xã hội, kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đất nước đang ngày càng hội nhập với thế giới. Đi song hành với sự phát triển đó là các ngành của nền kinh tế nước ta đi nên và trong đó có nền kinh tế đối ngoại, vậy liệu bạn đã hiểu rõ về kinh tế đối ngoại hay chưa. Đọc bài viết dưới đây tìm hiểu kinh tế đối ngoại là gì, khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế, quá trình đào tạo, cơ hội việc làm kinh tế đối ngoại.

Việc làm tài chính

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu khái niệm, bản chất ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

1.1. Bản chất về ngành kinh tế đối ngoại là gì?

Bản chất về ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Bản chất về ngành kinh tế đối ngoại là gì?

Trước khi hiểu được kinh tế đối ngoại là gì, ta phải nắm được cũng như hiểu rõ đối ngoại là gì trước tiên? Ta có thể hiểu đối ngoại là mối quan hệ bình đẳng giữa các nước quốc tế, mang lại lợi ích song phương cho các bên, củng cố mối quan hệ hợp tác, nâng cao tình hữu nghị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vậy bản chất của kinh tế đối ngoại là gì?

Có thể hiểu đơn giản kinh tế đối ngoại đó là mối quan hệ trao đổi, giao dịch ngoại thương hàng hóa giữa 2 quốc gia với nhau, nhằm mang lại lợi ích song phương hay kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia với thị trường nước ngoài được thực hiện thông qua quan hệ kinh tế quốc tế và được xem xét từ góc độ nền kinh tế của quốc gia đó.

1.2. Tìm hiểu sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế

Tìm hiểu sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế
Tìm hiểu sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế

Rất nhiều người không nắm rõ phân biệt được kinh tế đối ngoại với kinh tế quốc tế, đó là hai khái niệm khác nhau, mặc dù đã 2 khái niệm này đã được trình bày ở nhiều văn bản nhưng vẫn khá nhiều người nhầm lẫn giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế, bởi họ cho rằng đối ngoại và quốc tế là 1

Ta phải hiểu rõ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất, tài chính, khoa học công nghệ giữa các chủ thể kinh tế quốc tế và hơn thế nữa thì kinh tế quốc tế không gắn liền với một quốc gia cụ thể, không có chính sách chiến lực cụ thể mà chỉ tồn tại xu hướng bảo hộ mậu dịch và tự do thương mại

Còn kinh tế đối ngoại luôn xác định rõ một bên là ai và bên kia là các quốc gia còn lại., vì nó luôn gắn liền với một quốc gia cụ thể nào đó nên sẽ luôn có tồn tại một chính sách và có chiến lược kinh tế đối ngoại rõ ràng, mang lại lợi ích cho các bên.

Việc làm Marketing

2. Ngành kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?

Ngành kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?
Ngành kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?

Ngành kinh tế đối ngoại là ngành học có sự nghiên cứu về mối quan hệ giao thương giữa các nước, những nghiên cứu của ngành kinh tế đối ngoại này được thực hiện với mục tiêu là lợi ích quốc gia được đặt hàng đầu. Từ những nghiên cứu khác nhau từ nhiều chuyên gia của ngành kinh tế đối ngoại thì các chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ sẽ khác nhau, cũng như tỉ lệ hay phạm vi sẽ thay đổi khác nhau. Từ đó chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước cũng có thể bị ảnh hưởng, thay đổi cũng như các chính sách kinh té đối ngoại này sẽ phải chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau mà từ đó sẽ làm thay đổi lợi ích quốc gia, tuy nhiên dù thay đổi như nào thì mục đích hướng đến của các chính sách kinh tế đối ngoại vẫn là đem lại lợi ích cho kinh tế nước nhà.

Từ những khái niệm đã đưa ra thì ta có thể nắm được lợi ích quốc gia được đặt lên đầu. Vậy những nhà nhà nghiên cứu để đưa ra những chính sách đúng dắn nhất thì trước khi làm được, họ sẽ phải trải qua quá trình đào tạo, được cung cấp các kiến thức để có thể đưa ra những chính sách tối ưu nhất, nhiều người bắt đầu băn khoăn họ sẽ học những gì để đưa ra những chính sách khôn khéo, những phân tích chính sách đối ngoại đúng đắn nhất để mang lại sự phát triển cho nền ngoại giao kinh tế đa phương.

Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và cả quản lý thị trường quốc tế, sinh viên sẽ phải nắm bắt cập nhập sự biến động của thị trường quốc tế như tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế, có khả năng phân tích và đánh giá việc kinh doanh xuất nhập khẩu, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu, các môn học đa dạng, bao gồm cả những môn học của ngành kinh tế như tài chính, Marketing, vận tải và bảo hiểm, pháp luật, chứng khoán, kế toán, tuy nhiên sẽ tập chung chủ yếu vào mảng quốc tế, xã hội và khu vực trên thế giới.

Việc làm bảo hiểm

3. Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?

Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?
Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?

Với xu hướng kinh tế đối ngoại phát triển, kéo theo nguồn nhân lực của ngành kinh tế đối ngoại cần thêm nhân lực, và ngành kinh tế đối ngoại đang được sự quan tâm không chỉ của các bạn trẻ mà còn cả những phụ huynh với nhiều băn khoăn về nơi đào tạo, cơ hội việc làm, các môn xét tuyển cũng như chỉ tiêu của ngành,... để định hướng cho bản thân , con em ngay từ bước đầu

Ngành kinh tế đối ngoại nên học ở đâu và các môn xét tuyển cụ thể của các trường:

3.1. Trường đại học ngoại thương (Hà Nội)

Đây là một trong những trường top đầu của trường kinh tế đối ngoại. Trường có khoa chuyên ngành kinh tế đối ngoại xét tuyển bằng tổ hợp môn:  Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Văn – Pháp (D03); Toán – Văn – Nga (D02); Toán – Văn – Trung (D04) và Toán – Văn – Nhật (D06)

Đào tạo bằng : Cử nhân kinh tế đối ngoại

Chương trình giáo dục đại học theo cơ chế tín chỉ

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 140 tín chỉ, trong đó

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ, chiếm 34,3%

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:  92 tín chỉ, chiếm 65.7%

- Kiến thức cơ sở khối ngành : 6 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở ngành : 21 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành : 47 tín chỉ

- Kiến thức tự chọn :  9 tín chỉ

- Thực tập : 3 tín chỉ

- Học phần tốt nghiệp : 9 tín chỉ

Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất  của cố vấn học tập theo chương trình chung, điểm xét tuyển giữa các năm có sự thay đổi, nhưng là trường top đầu nên có điểm chuẩn khá cao, thường nằm ở ngưỡng khoảng 27 điểm trở lên, sinh viên có ý định thi vào trường thì cần xác định hệ thống kiến thức, và cố gắng ôn luyện để có được làm sinh viên của trường.

3.2. Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế đối ngoại là thế mạnh của của trường, đây là chuyên ngành của ngành kinh tế và được xét tuyển dựa trên các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Văn – Nhật

Ngoài ra trường còn phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 03 năm THPT

Đào tạo bằng : Cử nhân kinh tế đối ngoại

Chương trình giáo dục đại học tương tự với chương trình của Đại học Ngoại thương Hà Nội, không có nhiều sự thay đổi

3.3. Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?
Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?

Thế mạnh của trường về nhóm ngành quản lý, kinh doanh theo chuẩn quốc tế, đây là cơ sở nền tảng tiến hành mở Khoa đào tạo ngành kinh tế đối ngoại

Tổ hợp các môn xét tuyển hiện nay: văn – sử - địa; toán – văn – anh; toán – lý – hóa; toán – lý – anh

3.4. Top trường cao đẳng kinh tế đối ngoại

Nếu không đủ sức với tới các trường top đầu khi điểm xét tuyển ngoài tầm với, các bạn có thể tham khảo đến những trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Vậy vấn đề đặt ra là các trường cao đẳng kinh tế đối ngoại có tốt không, các ngành của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại có gì khác với các trường đại học kinh tế đối ngoại. Các ngành của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại cũng tương tự nhưng chỉ tiêu tuyển sinh trường cao đẳng kinh tế đối ngoại sẽ thấp hơn so với hệ đại học chính quy

Một số trường có thể tham khảo như: Cao đẳng ngoại thương, Cao đẳng kinh tế đối ngoại tại tp HCM, Đại học kinh tế đối ngoại tại tp HCM, Cao đẳng ngoại thương tphcm, trường cao đẳng kinh tế đối ngoại tphcm, cao đẳng kinh tế đối ngoại tp hcm, cđ kinh tế đối ngoại

Vì vậy, để có thể trúng tuyển vào những trường yêu thích thì từ khi vẫn còn là những học sinh hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng tiếng anh để có thể trúng tuyển vào những ngôi trường top đầu

Việc làm xuất nhập khẩu

4. Cơ hội việc làm cho ngành kinh tế đối ngoại có thực sự hấp dẫn? 

Cơ hội việc làm cho ngành kinh tế đối ngoại có thực sự hấp dẫn?
Cơ hội việc làm cho ngành kinh tế đối ngoại có thực sự hấp dẫn?

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì luôn là câu hỏi muôn thuở cho những ai đang tìm hiểu về ngành kinh tế đối ngoại

Theo thống kê của trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam liên tục được mở rộng, nhiều thành tựu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại được ghi nhận, thu hút khoảng 62 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trực tiếp đến năm 2005 là 1 triệu người, đây là con số thể hiện rõ nhất sức hút của ngành kinh tế đối ngoại đối với nguồn nhân lực.

4.1. Câu hỏi được đặt ra cho ngành : Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? 

Với lợi thế ngoại ngữ thông thạo bên cạnh chuyên môn được nắm vững cùng các kỹ năng được trang bị, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại sẽ dễ dàng tìm được công việc phù hợp với yêu cầu cũng như mong muốn của bản thân.

Các vị trí có thể đảm nhiệm như:

- Chuyên viên kinh doanh chịu trách nghiệm tìm kiếm, đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng như chăm sóc các đối tác nước ngoài

- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến ngành kinh tế đối ngoại

- Chuyên viên phòng nghiệp vụ, xử lý xuất nhập khẩu, quá trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm, giao nhận, …

- Chuyên gia hoạch định kế hoạch, chính sách

Với những kỹ năng được trang bị cũng như kiến thức được cung cấp, sinh viên sau khi học kinh tế đối ngoại sẵn sàng làm các công việc trái ngành, mang tính thương mại hội nhập đều được

Việc làm xuất nhập xuất tại Hà Nội

4.2. Môi trường phát triển cho những nhân tài ngành Học ngành kinh tế đối ngoại làm việc ở đâu?

Môi trường phát triển cho những nhân tài ngành Học ngành kinh tế đối ngoại làm việc ở đâu?
Môi trường phát triển cho những nhân tài ngành Học ngành kinh tế đối ngoại làm việc ở đâu?

Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng một phần tới sự thành công của người lao động. Với những công việc như đã liệt kê thì sinh viên có thể hình dung nơi mình công tác

- Các Bộ, Sở, Ngành như sở Ngoại vụ, sở Nội vụ, hải quan

- Các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến kinh doanh quốc tế

- Viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng kinh tế đối ngoại trên toàn quốc

- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở các bộ phận kinh tế đối ngoại hay hợp tác quốc tế,...

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến kinh tế đối ngoại cũng như đã trả lời cho câu hỏi kinh tế đối ngoại là gì. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về khái niệm kinh tế đối ngoại là gì, sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế, quá trình đào tạo, cơ hội việc làm kinh tế đối ngoại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và hữu ích với bạn đọc. Nếu thấy thông tin bổ ích hãy nhớ theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. Thân ái!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8850 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT