Kỹ thuật dầu khí ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng
Theo dõi work247 tạiNgành dầu khí hiện nay đang là một trong các ngành kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Do đó nhiều doanh nghiệp cũng như các chủ đầu tư đều đang rất quan tâm tới ngành nghề này. Nhu cầu nguồn nhân lực cùng mức thu nhập hấp dẫn đã, đang và sẽ tạo cơ hội việc làm rất lớn cho lao động định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Trong đó kỹ thuật dầu khí là một trong những vị trí đang được rất nhiều các Công ty tại Việt Nam săn đón hiện nay. Vậy hãy cùng Work247.vn tìm hiểu về triển vọng phát triển ngành dầu khí tại Việt Nam và học kỹ thuật dầu khí ra làm gì qua nội dung bài viết dưới đây!
1. Tìm hiểm về ngành dầu khí tại Việt Nam
1.1. Vai trò của ngành dầu khí trong chính sách phát triển kinh tế tại Việt Nam
Việt Nam thường được ví với “rừng vàng, biển bạc”, một đất nước với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng các loại khoáng sản khác nhau. Trong những loại khoáng sản đó dầu khí là một trong những loại phổ biến và có khối lượng lớn ở nước ta.
Ngành dầu khí ở nước ta hiện nay đang đóng góp vào nền kinh tế của quốc với số lượng ngoại tệ rất lớn. Từ dầu khí khai thác được, sau khi chế biến để thành các sản phẩm phục vụ cho phát triển nền kinh tế, đời sống con người như xăng dầu, điện khí, khí nén cao áp và năng lượng sạch.
Với vai trò của mình là người đi đầu trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã cung cấp cho sản xuất với gần 35 tỷ m3 khí khô, mang đến sản lượng điện chiến đến 40% thị trường toàn quốc, cung cấp khí hóa lỏng đến 70% cho sự phát triển công nghiệp và tiêu dùng và phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày.
Vai trò tiếp theo của ngành dầu khí hiện nay đó chính là một ngành đóng góp và làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Ngành dầu khí đóng góp khoảng 7.5% tỷ trọng trong tăng trưởng nền kinh tế và kim ngạch xuất nhập khẩu.
Nhu cầu sử dụng các phương tiện đi lại như máy móc hỗ trợ sản xuất, các phương tiện hỗ trợ đi lại của người dân trên cả nước, cùng rất nhiều các thiết bị khác đè có sử dụng đến xăng dầu. Điều đó có thể thấy rằng ngành dầu khí có vai trò rất quan trọng với con người nó mang đến cho con người sự tiện lợi, thúc đẩy đời sống vật chất phát triển hơn.
Không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới ngành dầu khí luôn đóng vai trò rất quan trọng, với số lượng tiêu thụ lớn mỗi năng, không chỉ vậy nó còn là nền tảng để thức đẩy cho đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2. Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong tương lai
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thực trạng và triển vọng của ngành dầu khí tại Việt Nam hiện nay và tương lai thì ngay sau đây sẽ là những thông tin bạn không nên bỏ qua. Tại Việt Nam thì ngành dầu khí còn khá non trẻ, với nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế khiến cho khả năng cung cấp của các doanh nghiệp chưa đáp ứng được đủ cho nhu cầu sử dụng. Với trữ lượng dầu khí lớn nhưng điều kiện về cơ sở, khoa học kỹ thuật khiến cho việc sản xuất mới chỉ dừng lại ở dầu thô, còn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nội địa thì cần nhập dầu tinh đã qua xử lý từ nước ngoài về.
Trên cả nước các nhà máy lọc dầu được xây dựng và đi vào sản xuất với các cái tên nổi bật như nhà máy lọc dầu Nghi sơn, Dung Quất,… Tuy nhiên các nhà máy lọc dầu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu sử dụng. Với sự bùng nổ về dân số, các ngành công nghiệp, ngành giao thông vận tải liên tục thay nhau phát triển khiến các nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng lên.
Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu sử dụng dầu khí đã chế biến ngày càng tăng lên, nguồn cung cấp không kịp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Hiện nay sản lượng khai thác dầu khí tại nước ta vẫn ở mức thấp với bình quân khoảng 24 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực châu Á Thái BÌnh Dương về trữ lượng khai thác dầu mỏ và đứng thứ 7 về khí đốt. Chính vậy mà trữ lượng dầu thô đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 10 trên thế giới; Trong khi đó khí đốt đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Từ các thứ tự này cho thấy một tiềm năng phát triển ngành dầu khí trong tương lai là khách quan trong phát triển nền kinh tế và các lĩnh vực trong xã hội.
Ngành dầu khí ở Việt Nam đang sải các bước đi vững chắc, các nhà máy tiên tục mở rộng quy mô và đầu tư cho kỹ thuật nhiều hơn phục vụ hiệu quả hơn nữa cho nhu cầu trong nước. Không chỉ hoạt động trong nước, ngành dầu khí còn liên doanh khai thác dầu khí với rất nhiều nước trên thế giới như Cuba, Nga, Venezuela, Iran, Tuynidi, Indonesia, Công gô, Madagasca, Malaysia, Lào, Campuchia. Đầy hứa hẹn là một ngành tiềm năng và phát triển hơn nữa trong tương lai.
2. Ngành Kỹ thuật dầu khí và cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng
2.1. Ngành Kỹ thuật dầu khí là gì?
Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam như đã tìm hiểu trên đây có triển vọng phát triển rất tiềm năng tuy trước đây là một chặng đường rất gian khổ. Sau nhiều nỗ lực phấn đấu ngành dầu khí không chỉ vượt qua khó khăn mà còn đạt được những thành tự đáng ngưỡng mộ. Trong đó không thể thiếu sự đóng góp của ngành kỹ thuật dầu khí.
Ngành kỹ thuật dầu khí là một ngành nhỏ trong ngành dầu khí. Ngành bao gồm các hoạt động phân tích, thiết kế, nghiên cứu và xử lý các vấn đề thuộc kỹ thuật bao gồm: Tìm kiếm – thăm dò dầu khí, Địa chất dầu khí, Kỹ thuật khoan – khai thác và công nghệ dầu khí,… Đa phần sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng. Trong đó dầu thiên nhiên có dầu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp từ phân bón, thuốc trừ sâu,… hay tạo ra các sản phẩm là dược phẩm, dung môi dùng trong các phản ứng hóa học.
Tham gia học kỹ thuật dầu khí bạn có thể sẽ trở thành một kỹ sư dầu khí trong tương lai cùng đất nước hỗ trợ nhu cầu phát triển công nghiệp dầu khí ngày một hiện đại hơn tại Việt Nam. Sinh viên ngành kỹ thuật dầu khí được trang bị nhiều kiến thức từ cơ bản đến các vấn đề chuyên sâu về các loại khoáng vật, đá cơ bản trong khảo sát địa hình,… Ngoài ra họ còn có khả năng phân tích và xử lý số liệu, vẽ các bản vẽ cho việc khai thác, tìm kiếm, thăm dò các loại dầu khí ở địa hình mới ,…
Xem thêm: Cơ hội việc làm đối với sinh viên theo học ngành địa chất học
2.2. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí
Làm việc trong lĩnh vực dầu khí nói chung và ngành kỹ thuật dầu khí nói riêng, người lao động sẽ có cơ hội làm việc ở các viện nghiên cứu, được tiếp xúc và làm việc với những loại máy móc, trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra nếu bạn muốn làm việc ở môi trường bên ngoài khi đã sở hữu trình độ chuyên môn giỏi, đảm bảo kỹ năng vận hành máy móc phục vụ công việc chuyên môn bạn hoàn toàn được nhận cơ hội làm việc trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại.
Là một nhân viên dầu khí nói chung bạn có thể là những người đảm nhận những vị trí công việc khác nhau và riêng đối với ngành nhỏ kỹ thuật dầu khí cơ hội việc làm của bạn sẽ được mở ra với nhiều sự lựa chọn như:
- Kỹ sư dầu khí với công việc bao gồm điều khiển, theo dõi, phát hiện và xử lý các sự cố ở các giếng khoan khai thác. Nơi làm việc của họ là ở các công trình khai thác dầu khí ngoài biển bao la cụ thể là trên các giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm,…
- Làm một nhà nghiên cứu nếu trình độ của bạn đạt chuẩn. Như vậy bạn sẽ là một nhân tố không thể thiếu trong việc tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí và nếu thử nghiệm, nghiên cứu thành công hay đề xuất với cơ sở áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí đồng thời gian chi phí sản xuất
- Nhà tư vấn: Là một nhà tư vấn trong ngành kỹ thuật dầu khí bạn phải am hiểu nhiều lĩnh vực đồng thời làm nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về định hướng để phát triển ngành dầu khí ngày một hiện đại, bền vững góp phần bảo vệ hòa bình biển cả cho quốc gia.
Xem thêm: Việc làm dầu khí tại Hà Nội
2.3. Làm trong ngành kỹ thuật dầu khí cần những kỹ năng gì?
Bạn nghĩ muốn thành công trong ngành kỹ thuật dầu khí cần những kỹ năng gì? Có chuyên môn là một trong những yêu cầu cả về trình độ và kỹ năng không thể thiếu với ứng viên khi ứng tuyển vào ngành. Bên cạnh đó nếu bạn muốn tồn tại và phát triển bền vững trong ngành bạn phải có đam mê với các công việc trong ngành để đảm bảo trách nhiệm và tiến độ công việc được giao đồng thời, ứng viên còn cần có những tố chất sau đây:
- Có năng lực phân tích và đánh giá tình hình
- Có khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế để áp dụng vào công việc
- Có khả năng giao tiếp tốt
- Thành thạo tiếng Anh là lợi thế nghề nghiệp rất tốt nếu muốn nhanh chóng nhận cơ hội thăng tiến trong tương lai gần.
- Có sức khỏe tốt để đảm bảo công việc làm trên biển khi các kỹ sư dầu khí thường xuyên phải làm việc tại các giàn khoan hat phải đi khảo sát hiện trường nhiều ngày, nhất là trên biển vì thế bạn sẽ phải làm quen được với những con sóng dữ dội trên biển.
- Ngoài ra nếu bạn sở hữu kỹ năng mềm như năng lực lãnh đạo, khả năng thuyết trình, xử lý tình huống, điều hành nhóm,… thì triển vọng trong tương lai thành công trong nghề là rất cao.
Kỹ thuật dầu khí ra làm gì? Hy vọng với những thông tin tìm hiểu trên đây bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình. Và với nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kỹ thuật dầu khí dồi dào trong tương lai mong rằng các bạn đã có cho mình định hướng phát triển nghề hiệp phù hợp với bản thân và với cả nhu cầu của xã hội. Chúc các bạn thành công!
4947 0