Mách bạn mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng hay nhất

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Ngày đăng: 24-07-2024

Mỗi ngành nghề đều có một đặc thù riêng vì vậy cv ứng tuyển mỗi ngành nghề cũng sẽ có những điểm khác biệt riêng. Để có được một cv thuyết phục được nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý về mục tiêu nghề nghiệp đầu trước tiên. Cùng mình khám phá các mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng hay nhất nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các bước viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv ngành xây dựng

Mục tiêu nghề nghiệp thường bị đa số ứng viên nghĩ rằng đây là mục không quan trọng, chỉ cần viết chung chung nhất là xong hoặc thậm chí, nhiều người còn bỏ qua luôn phần này. Nhưng trên thực tế, với những hầu hết nhà tuyển dụng thì đây sẽ là mục để đánh giá tổng thể về ứng viên một cách chính xác nhất. Cách bạn viết mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ cho thấy tính cách của bạn như thế nào và bạn có thực sự nghiêm túc với công việc mà bạn ứng tuyển hay không? Nhà tuyển dụng cần phải biết bạn đang mong muốn điều gì ở công việc trước khi tìm hiểu đến bạn đã có kinh nghiệm gì. Vì vậy mục tiêu nghề nghiệp là phần cực kỳ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

Khi viết cv, tiêu chuẩn về mục tiêu nghề nghiệp sẽ có sự khác nhau đối với từng ngành nghề, từng nhà tuyển dụng nhưng trên thực tế, hầu hết sẽ tuân thủ các tiêu chí sau: định hướng công việc rõ ràng của ứng viên, mức độ đáp ứng công việc và tính thời hạn mà ứng viên đặt ra trong công việc. Để xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong một ngành nghề rộng như xây dựng cũng không phải là điều dễ dàng, dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn các bước để viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn không cần chỉnh nhé.

Xem thêm: Việc làm xây dựng

1.1. Tìm hiểu thông tin

- Để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp vị trí mà bạn muốn theo đuổi, trước tiên bạn phải hiểu được cốt lõi công việc mà bạn đã ứng tuyển. Bạn cần lựa chọn thật kĩ về vị trí công việc, tìm hiểu xem công việc đó cụ thể, chi tiết ra sao. Một cách tốt nhất để bạn có thể hiểu rõ về công việc đó là hãy nghiên cứu thật chi tiết bản mô tả công việc mà phía công ty cung cấp cho bạn. Trên bản mô tả công việc thường sẽ có đầy đủ tất cả các thông tin bạn cần về công việc đó.

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

Ngành xây dựng rất rộng vì vậy bạn cần nhận thức được vị trí chuyên môn mà bạn đang muốn ứng tuyển ở đây là gì để có thể đưa ra những định hướng phù hợp nhất với công việc cũng như công ty. Tránh việc hiểu lầm về vị trí công việc của mình mà đưa ra những nhận định sai hoặc những nhận định quá xa vời với công việc.

- Tiếp theo nội dung bạn cần quan tâm là yêu cầu công việc từ phía nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn nên khéo léo đưa năng lực của bản thân vào phần mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng phần nào có thể tin tưởng về khả năng đáp ứng công việc của bạn hoặc chí ít là bên tuyển dụng sẽ thấy được bạn có tiềm năng, có kinh nghiệm trong ngành nghề này.

Mẹo để bạn có thể lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng chính là luôn bám sát vào bản mô tả công việc và nội dung phần yêu cầu công việc để cho thấy sự phù hợp của bạn với ngành nghề đó cũng như với công ty mà bạn đang ứng tuyển nhé.

Mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng cần nhấn mạnh nội dung gì?
Mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng cần nhấn mạnh nội dung gì?

Xem thêm: Tìm hiểu những công việc làm thêm ngành xây dựng hấp dẫn

1.2. Nội dung mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

Vậy là sau khi đã tìm hiểu xong về các thông tin liên quan tới công việc và công ty bạn ứng tuyển, bạn hoàn toàn đã có thể tự tin bắt tay vào việc viết mục tiêu nghề nghiệp rồi. Cấu trúc thông thường của mục tiêu nghề nghiệp đều sẽ chia làm 2 nội dung: Mục tiêu ngắn hạn và Mục tiêu dài hạn. Với ngành xây dựng bạn cần lưu ý trong cv điều gì khi viết không? Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng nhé.

- Ở phần mục tiêu ngắn hạn thông thường sẽ là những nội dung công việc mà bạn sẽ làm trong thời gian những tháng đầu làm quen với môi trường. Ngành xây dựng cũng không ngoại lệ, tùy với mỗi vị trí công việc, bạn có thể liệt kê vấn tắt về các hoạt động của mình như làm quen với công việc, áp dụng kiến thức đã có của mình vào công việc như xây dựng, lên kế hoạch quy trình nghiệm thu công trình xây dựng, phân tích bản vẽ, tính toán kết cấu công trình...

Các lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
Các lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

- Trong phần mục tiêu dài hạn, thường các bạn sẽ cần đặt ra các mục tiêu cho 2 đến 3 năm tới của mình. Đây chính là phần mà bạn cam kết với công ty về việc mình sẽ gắn bó lâu dài để công ty có cảm tình hơn về bạn. Tuy nhiên bạn cũng  không nên viết nội dung này một cách quá tùy tiện. Nếu như bạn còn trẻ và vẫn đang muốn trải nghiệm thì có thể không cần để cập tới thời gian gắn bó còn nếu bạn đã đi làm một thời gian dài và muốn tìm một công việc gắn bó lâu dài thì có cam kết gắn bó với công ty.

Sau khi bạn đã xác định sẽ gắn bó với công ty thì bạn có thể đề cập đến định hướng của mình trong 2 đến 3 năm tới như trở thành một trưởng phòng dự án hay giám sát công trình, tùy theo kinh nghiệm ban đầu của bạn đang ở mức độ nào.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư xây dựng 

2. Các mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

2.1. Ứng tuyển kỹ sư xây dựng

Tôi sẽ áp dụng những kiến thức đã có của mình về các phần mềm như Autocad, phần mềm tính toán kết cấu xây dựng; kỹ năng lập và phân tích bản vẽ để áp dụng vào các công việc của vị trí kỹ sư xây dựng. Tôi luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với công việc để bản thân có thể phát triển lên các vị trí cao hơn trong tương lai và đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

2.2. Ứng tuyển giám sát công trình xây dựng

Với 2 năm kinh nghiệm trong ngành, tôi tự tin có thể áp dụng các kiến thức của bản thân về bóc tách khối lượng thi công, giám sát công việc thi công để hoàn thành các nhiệm vụ của một giám sát công trình trong môi trường làm việc mới. Tôi sẽ luôn nỗ lực và phát triển bản thân hơn nữa để trong tương lai có thể trở thành một quản lý giám sát công trình, đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của công ty.

Tham khảo: mẫu cv kỹ sư xây dựng

2.3. Ứng tuyển quản lý dự án xây dựng

Tôi đã có các kinh nghiệm về lãnh đạo nhóm, điều phối dự án, tư vấn giám sát,… Vì vậy tôi muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý dự án xây dựng của công ty để phát huy năng lực của mình trong một môi trường làm việc mới. Với những kinh nghiệm đã có tôi hy vọng có thể phát huy hết khả năng của mình để phục vụ cho sự phát triển của công ty. Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa để khẳng định được vị tí của mình trong công ty cũng như trong ngành nghề này.

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng
Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng

Xem thêm: Việc làm kiểm toán xây dựng

2.4. Các sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Với các kiến thức về ngành xây dựng đã học trên ghế nhà trường và một số chứng chỉ về ngành xây dựng, tôi mong muốn được làm ở việc ở vị trí kỹ sư xây dựng tại công ty AXC. Tôi sẽ luôn nỗ lực cố gắng hết mình để hoàn thành công việc cũng như trong tương lai gần sẽ có thể trở thành một kỹ sư giỏi trong ngành.

Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp thì những mục như kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, trình độ học vấn sẽ làm nổi bật cho phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn hơn đấy, 

Qua bài viết trên đây, hy vọng các ứng viên ngành xây dựng có thể rút ra được kinh nghiệm và có thể viết mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng một cách chuẩn chỉnh nhất để thu hút được nhà tuyển dụng nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2242 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT