Luận bàn câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Theo dõi work247 tạiThời ông cha ta có vô vàn câu tục ngữ răn dạy người đời về đạo đức và lối sống cùng nhiều điều quan trọng khác. Trong đó, lĩnh vực nghề nghiệp có câu tục ngữ nổi tiếng - “Một nghề cho chín còn hơn chính nghề”. Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? Khuyên răn chúng ta điều gì?
Trong bài viết này, work247.vn sẽ cùng các bạn luận bàn về ý nghĩa của câu tục ngữ này trong cuộc sống của con người một cách chi tiết nhất.
1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ - Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” là một trong những câu tục ngữ nổi tiếng được con người sử dụng nhiều trong cuộc sống với ý răn dạy con người, các thế hệ con cháu cần phải có sự chỉn chu, tu chí nghề nghiệp.
Work247.vn giúp bạn: Định hướng nghề nghiệp trong tương lại
1.1. Diễn giải câu tục ngữ
Trong câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” sẽ có các trường nghĩa đen và nghĩa bóng, từ việc phân tích, diễn giải từng nghĩa đen mà chúng ta có thể đúc kết ra được nghĩa bóng của câu tục ngữ.
Dưới đây sẽ là những nghĩa đen của câu tục ngữ:
- “Một nghề cho chín”: Từ “chín” trong vế câu này có ý chỉ sự thành thạo và tinh thông về một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
- “Chín nghề: trong vế tiếp của câu tục ngữ có ý chỉ việc con người làm nhiều việc, nhiều ngành nghề khác nhau trong cùng thời điểm.
Từ cách diễn giải này thì chúng ta có thể giải thích ý nghĩa cụ thể, đầy đủ của câu tục ngữ.
Tiết lộ cho bạn: Cẩm nang tìm việc
1.2. Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ
Câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” ý muốn khuyên con người cần phải theo đuổi một nghề nghiệp cho tới nơi tới chốn mà không phải đang theo nghề này lại có tơ tưởng muốn thay đổi chuyển sang nghề khác, vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại liên tục mà không cố định một nghề nào cả.
Con người cần phải xác định mục tiêu và đích đến cho mình đối với lĩnh vực việc làm, nghề nghiệp mà mình đã chọn, hãy cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp theo từng bước phát triển. Khi lựa chọn nghề nghiệp thì các bạn nên trung thành với một nghề và dùng sự chăm chỉ, quyết tâm, tận lực để có thể chinh phục công việc đó, đạt tới trình độ tinh thông và có sự hài lòng với công việc.
Bật mí: Bí quyết viêt CV dành cho bạn
2. Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề đã khuyên chúng ta những điều có liên quan tới nghề nghiệp. Chi tiết ý nghĩa cụ thể của câu tục ngữ đối với việc khuyên răn con người lựa chọn nghề nghiệp như sau:
- Khi đã lựa chọn nghề nghiệp nào đó thì chúng ta nên đầu tư công sức, thời gian để tập trung cho công việc đó, dùng sự tận tâm để làm việc cho thuần thục, thành thạo công việc đó, hiểu tường tận về tính chất công việc đó.
- Khuyên con người không nên có tâm thái làm việc đứng núi này trông núi nọ đang làm việc này lại luôn muốn chú ý tới việc khác, ngó ngàng tới việc khác và không nên thay đổi công việc liên tục.
- Nghề nào cũng đều đáng quý cả, chúng ta nên lựa chọn một nghề phù hợp nhất, có được sự hiểu biết và năng lực. Khi chọn một nghề và quyết tâm với nghề đó, chinh phục nghề đó để có thể luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Liên hệ từ câu tục ngữ tới cuộc sống con người
Từ ý nghĩa của câu tục ngữ được phân tích thì chúng ta có thể rút ra được bài học về sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi chúng ta, cách thức mà chúng ta làm việc đối với công việc mà mình đã lựa chọn.
Từ đó chúng ta có thể định hướng được cho bản thân mình đối với việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với mình. Ngay từ khi chúng ta bắt đầu lên học cấp III thì lúc đó đã có ý niệm về việc lựa chọn nghề nghiệp.
Tuy nhiên, lúc này các bạn lại chưa thực sự hiểu rõ mình phù hợp với công việc như thế nào? phần lớn lựa chọn nghề nghiệp chỉ dựa vào cảm xúc đầu đời, sự tò mò của các em mà không thực sự xuất phát từ năng lực bên trong và quá trình rèn luyện về sau.
Cho đến khi các em nhận ra khả năng của mình, thì mới có thể xác định được hướng đi chính xác và rõ ràng cho bản thân mình. Ngoài ra, các bạn trẻ hiện nay thiếu đi yếu tố quan trọng nhất đó là sự chủ động hòa mình vào cuộc sống, không có niềm đam mê và không có sự nghiêm túc với bất kỳ một vấn đề nào, nhất là vấn đề có liên quan tới tương lai.
Bước chọn nghề là bước đầu tiên và cũng là bước gây khó khăn đối với các bạn. Nếu như bạn chọn nhầm nghề, chọn không đúng với năng lực của bản thân thì chỉ được một thời gian là bạn đã cảm thấy nản, rất dễ có cảm giác dễ dàng buông xuôi.
Như vậy thì làm sao có sự nỗ lực và say mê và sẽ làm mất đi sự cố gắng, nhiệt huyết của chúng ta. Nếu chọn nhầm nhiều thì thực sự sự nhụt chí của bạn càng tăng, lòng nhiệt huyết sẽ càng lụi tàn đi. Chính vì vậy quả thực không dễ dàng gì để có thể khiến cho một nghề thực sự “chín”.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại phát triển ngày nay thì “chín nghề” lại có những điều khá là hợp lý. Nhiều người có thời gian, có điều kiện, họ lại muốn thử sức mình trong nhiều lĩnh vực ngành nghề với mong muốn làm cho bản thân năng động, toàn diện hơn, họ muốn bản thân mình biết nhiều và phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chỉ khi trải nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực thì bạn mới có thể biết được thực sự mình phù hợp với công việc nào, say mê công việc nào và sẵn sàng cống hiến cho công việc nào?
Ngoài ra, các bạn trẻ cũng nên hiểu “chín nghề” theo hướng là hãy luôn chủ động chuẩn bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể luôn sẵn sàng làm tốt những nhiệm vụ khác nhau.
Với xã hội ngày nay thì việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó là điều quan trọng, cần thiết, thế nhưng nếu như chúng ta có thể trở thành người đa năng, giỏi toàn diện, hiểu biết nhiều thì sẽ là rất tốt để có thể hội nhập và phát triển.
Trường học là nơi giúp chúng ta trang bị nền tảng, còn cuộc sống thì lại là nơi để chúng ta trải nghiệm và rèn luyện bản thân mình tốt hơn. Mỗi cá nhân nếu có ý thức tự rèn luyện bản thân trở nên sáng tạo, năng động và chủ động hơn. Đích đến cuối cùng của chúng ta chính là hoàn thiện bản thân thật tốt.
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” quả thực rất cần thiết, tuy nhiên các bạn phát huy sự chín mùi của từng nghề để có thể năng động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác nhau cho dù bạn có chọn nhiều hơn một nghề.
Như vậy, work247.vn đã cùng các bạn luận bàn về ý nghĩa của câu tục ngữ "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" với những điều răn dạy rất có ích trong cuộc sống. Hãy luôn là người vừa “chín” trong một công việc lại vừa có thể năng động “chín nghề” trong bất kỳ trường hợp nào.
6728 0