Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô : Học gì? Ra trường làm gì?
Theo dõi work247 tạiNgành Công nghệ kỹ thuật ô tô đã đang trở thành một lĩnh vực với sự ưu tiên mũi nhọn hàng đầu cho sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực sản xuất. Điều đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn về chính sự đầu tư của các doanh nghiệp và thu hút đến chính thí sinh và phụ huynh quan tâm. Vậy thực tế cơ hội việc làm chuyên ngành này ra sao, có thực sự hấp dẫn như chính lời đồn về sức nóng hay không thì chúng ta hãy cùng xem nhé!
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Ngành học Công nghệ kỹ thuật ô tô được biết đến là chuyên ngành tích hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau từ cơ khí, điện tử, điện, công nghệ chế tạo, kỹ thuật lắp ráp, sản xuất tự động hóaĐể áp dụng lĩnh vực nhỏ đó vào thực tế và tạo ra cải tiến, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng.
Một chuyên ngành chuyên về đào tạo các kỹ sư với một nền tảng kiến thức từ cơ bản tới nâng cao các vấn đề kỹ thuật cùng kỹ năng chuyên sâu thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển nền kinh tế về cơ khí, động lực, điều khiển, vận hành. Với các môn kiến thức tiêu biểu cho chuyên môn bạn có thể cần biết tới như: hệ thống điện - điện tử ô tô, công nghệ chẩn đoán, hệ thống an toàn và tiện nghi ô tô, sửa chữa và kiểm định,...
2. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô thi khối nào?
Dù là chuyên ngành thiên về kỹ thuật gắn liền với máy móc nhưng ngoại ngữ sẽ là không ngoại lệ riêng biệt. Nếu bạn học giỏi về ngoại ngữ thì cơ hội việc làm đem lại khi theo học chuyên ngành này sẽ cao hơn rất nhiều. Và các khối thi tuyển cho chuyên ngành này bao gồm về cả các khối truyền thống cũng như các khối mở rộng tạo điều kiện tốt nhất cho bám sát hơn vào chuyên môn. Do đó thí sinh sẽ không cần có sự lo lắng quá nhiều khi lựa chọn.
Tổ hợp môn cho các khối tuyển sinh chi tiết như sau:
A00: Ba môn Toán - Vật Lý - Hóa Học
A01: Ba môn Toán - Vật lý - Tiếng Anh
B00: Ba môn Toán - Hóa học - Sinh Học
C01: Ba môn Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lý
D01: Ba môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Anh
D07: Ba môn Toán - Hóa Học - Tiếng Anh
D90: Ba môn Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
Hãy đừng bỏ qua việc thực hiện lựa chọn khối vì cho rằng nó không quan trọng bởi đôi khi dù bạn thật sự giỏi về lĩnh vực nhưng đối với các ứng viên theo học đúng chuyên môn vẫn sẽ được ưu tiên. Bởi họ nghĩ rằng liệu bạn có thật sự muốn đổi chuyên ngành hay đó chỉ là cách để bạn thử nghiệm chuyên ngành mới. Vì nguồn nhân lực theo đuổi chuyên môn dù không giỏi vẫn có thể thực hiện đào tạo về sau.
3. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điểm chuẩn
Qua các năm cùng sự thay đổi của nền kinh tế cũng như sự thay đổi cho cách thức tuyển sinh cho các chương trình giáo dục đổi mới thì đã tác động tới công nghệ kỹ thuật ô tô cũng có sự phát triển. Chính đó tạo mức điểm tuyển sinh giao động có sự tăng lên để nơi đào tạo có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng hơn đáp ứng cho thị trường. Một thị trường hiện đại, biến đổi của công nghệ không ngừng yêu cầu cho chính ứng viên cần trau dồi thay đổi theo.
Cùng đó tùy theo tổ hợp môn và phương thức xét tuyển của từng trường là khác nhau nhưng mức trung bình vẫn là 15 - 21 điểm. Nếu xét tuyển học bạ có thể mức điểm này sẽ chênh lệch tăng từ 2 - 3 điểm còn mức chung sẽ thấp hơn nếu điểm chuẩn bộ giáo dục thấp hơn.
Dù là điểm đầu vào có cao hay thấp thì không còn quá quan trọng bởi nếu bạn thật sự đủ tự tin về kiến thức chuẩn bị và tinh thần thoải mãi thì mọi vấn đề đã có một bước giải quyết trước, Còn nếu bạn hồi hộp, chuẩn bị thiếu sót đó chính là sự thất bại của bạn.
Xem thêm: Khám phá bản mô tả công việc Kỹ sư công nghệ ô tô đầy đủ nhất
4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Điều đáng tự hào là đối với chuyên ngành này hiện nay ở nước ta nhận được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư ngay chính các công tác giảng dạy. Đặc biệt khi ngành xuất nhập khẩu với các chi phí được giảm thiểu thì ngành kỹ thuật ô tô này còn được quan tâm hơn nữa. Danh sách các trường thí sinh có thể đăng ký tham gia theo học theo từng khu vực cụ thể như sau:
Khu vực phía Bắc
+ Học viện nông nghiệp Việt Nam
+ Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
+ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
+ Trường Đại học sao đỏ
+ Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
+ Đại học Công nghiệp Việt Hưng
+ Trường Đại học Lâm Nghiệp
+ Trường Đại học Thành Đô
+ Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
+ Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
+ Trường Đại học Vinh
+ Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
+ Trường Đại học Nha Trang
+ Trường Đại học Đông Á
+ Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
+ Trường HUTECH - Đại học Công nghệ TPHCM
+ Đại học Công nghiệp TPHCM
+ Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
+ Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
+ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
+ Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
+ Đại học Công nghệ Đồng Nai
+ Trường Đại học Lạc Hồng
+ Trường Đại học Nam Cần Thơ
Qua đó bạn có thể thấy về các cơ sở theo học là sự bao phủ khắp mọi miền đất nước những đâu sẽ là một một trường hợp với bạn, đâu sẽ là điểm đến tạo nên sự thành công. Tất cả sẽ phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của bạn vậy nên hãy đưa ra một quyết định thật sự đúng đắn.
5. Phương thức xét tuyển công nghệ kỹ thuật ô tô
Hiện nay có rất nhiều các hình thức xét tuyển giúp cho các thí sinh có thể có nhiều cơ hội để học ngành nghề công nghệ kỹ thuật ô tô mà mình yêu thích. Cùng tham khảo những hình thức xét tuyển dưới đây nhé:
- Phương thức 1: xét theo kết quả kỳ thy THPT Quốc gia
- Phương thức 2: Xét theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12
- Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1+ HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12
- Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12
- Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỹ thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia.
- Phướng thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm gì?
6. Học công nghệ kỹ thuật ô tô ra làm gì?
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng do chính chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, các gia đình đã hầu như “mạnh tay” hơn cho chính việc mua sắm phương tiện đi lại của mình. Thay vì lựa chọn xe máy thì những chiếc ô tô đảm bảo che mưa che nắng đã được mua sắm nhiều hơn từ đó tạo ra chính các công việc liên quan từ mau bán, bảo dưỡng, bảo trì,...
Đối với vị trí làm việc của sinh viên sau theo học công nghệ kỹ thuật ô tô cũng khá là đa dạng như:
+ Trở thành một kỹ sư thiết kế ô tô làm việc trong chính các nhà máy, trung tâm của doanh nghiệp hoặc tập đoàn nào đó có thể cả trong nước hoặc nước ngoài.
+ Kỹ sư vận hành cho các nhà máy chế tạo, sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô để đảm bảo công tác hệ thống hoạt động tạo năng suất cho việc lắp ráp nhanh chóng hơn để hoàn thành sản phẩm.
+ Vị trí kỹ sư cho việc chế tạo chuyên dụng khai thác thiết bị vận tải cho các vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng ô tô tai chính các doanh nghiệp, xưởng, cửa hàng hệ thống.
+ Kỹ sư vận hành, giám sát ngay tại chính các phòng kỹ thuật cũng như giám sát mọi công đoạn từ sản xuất, thiết kế, nghiên cứu và phát triển về sửa chữa kinh doanh cung cấp ô tô.
+ Bạn cũng có thể lựa chọn làm kỹ sư về kỹ thuật làm việc tại các cơ quan quản lý thuộc nhà nước về vấn đề giao thông và phương tiện giao thông, công nghiệp về ô tô.
+ Tham gia cán bộ cho chính các việc nghiên cứu cho các vấn đề chuyển giao công nghệ liên quan tới lĩnh vực chuyên môn công nghệ kỹ thuật ô tô.
+ Trở thành một giảng viên thực hiện công tác giảng dạy tại các cơ sở, trường, trung tâm dạy nghề công nghệ kỹ thuật ô tô trên cả nước để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cân bằng với thị trường.
+ Trở thành kiểm định viên cho ngành vận tải logistic tại các trạm đăng kiểm.
+ Tham gia chính các doanh nghiệp với vai trò kinh doanh về các phụ tùng, linh kiện và ô tô cho thị trường tiêu dùng.
+ Kỹ sư phát triển cũng là một vị trí tốt cho công tác kiểm tra để xem về độ đạt yêu cầu và các thiết bị có bền hay không để có thể đề ra các phương án, chính sách tốt nhất cho việc thực hiện phát triển. Tạo nên những sản phẩm chất lượng hơn cùng lợi nhuận đem lại vượt mức quy định.
7. Mức lương ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
Mức lương lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô cũng sẽ phụ thuộc vào chính năng lực của bạn là như thế nào. Khi bạn là sinh viên mới ra trường với số vốn kinh nghiệm và sự va chạm còn hạn hẹp thì mức lương trung bình của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 5 - 8 triệu/ tháng làm việc. Nhưng bên cạnh đó bạn sẽ được tiếp xúc và học tập nhiều kiến thức mới mẻ.
Còn đối với những nhân lực trong nghề với mức kinh nghiệm lâu năm hay còn được gọi là “thợ cứng” sẽ có mức lương cao hơn với thu nhập bình quân là 9 - 12 triệu/ tháng làm việc. Nếu bạn đã là kỹ sư, quản lý làm việc với kinh nghiệm cùng chứng chỉ tương xứng trên 5 năm mức lương sẽ là trên 1000 USD/ tháng và tăng cao hơn đối với các vị trí cấp trên.
8. Kỹ năng giúp bạn vươn xa với lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô
Ngoài các kiến thức chuyên môn cơ bản cũng như chuyên sâu bạn được cung cấp tại các cơ sở đào tạo thì việc bạn cần có những kỹ năng khác song song với thực tế là điều kiện giúp bạn thành công hơn. Đặc biệt với kỹ thuật sự tính toán và “nảy số” nhanh cho mọi vấn đề sẽ giúp bạn đạt được thành quả bất ngờ.
+ Niềm đam mê với nghề cũng như các công nghệ kỹ thuật về ô tô.
+ Sự giao tiếp nhanh nhạy, lưu loát và thuyết trình về chuyên môn.
+ Các kỹ năng cho sự nghiên cứu kỹ thuật, việc thực hiện đánh giá, phân tích vấn đề một cách chính xác.
+ Sự tổng hợp kiến thức, ham học hỏi và luôn sẵn sàng đổi mới tiếp đón công nghệ hiện đại nhanh chóng để thách thức chính bản thân mình trước mọi khó khăn.
+ Tư duy sáng tạo cho việc thiết kế, tạo ra sản phẩm thu hút người sử dụng tạo hiệu quả cho quá trình kinh doanh.
+ Cần có sự cần cù, luôn luôn chịu khó và tỉ mỉ với công việc để không có bất kỳ sai sót nào xảy ra.
+ Có một sức khỏe tốt và chịu được mọi áp lực do công việc đem lại về kỹ thuật máy móc.
Tất cả những thông tin mà work247.vn đem lại ngày hôm nay về Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chuyên ngành này để tạo bước đệm thành công cho tương lai.
1844 0