Performance Marketing là gì? Các hình thức Performance Marketing

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thu Huyền tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thu Huyền

Hơn một thế kỷ trước John Wanamaker từng nói: “Một phần số tiền tôi đã chi cho quảng cáo là lãng phí. Vấn đề nghiêm trọng là tôi còn không biết nó là phần nào”. Vâng đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp thực hiện các phương pháp marketing truyền thống. Việc đánh giá hiệu quả của marketing truyền thống còn khá mơ hồ khi không có một tiêu chí nào là cụ thể và hợp lý. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, là một nhánh của Digital marketing: Performance marketing ra đời.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải thích Performance marketing là gì?

Từ Performance marketing khi được dịch sang tiếng Việt có ý nghĩa là tiếp thị dựa vào hiệu suất. Xuất phát từ một nhánh của lĩnh vực digital marketing, performance marketing được thực hiện chủ yếu thông qua các chiến dịch trên các kênh kỹ thuật số như Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram, Google và các kênh khác.

Hiệu suất mà performance marketing dựa vào chính là một mục tiêu mong muốn của kế hoạch đề ra được thực hiện ví dụ như lượt tương tác, lượt tin nhắn, lượt clicks, lượt xem video hay việc tạo ra đơn hàng…

Vì được đánh giá dựa trên các tiêu chí trên nên mục đích khi các doanh nghiệp sử dụng phương pháp marketing này là kích thích tăng doanh số ngay và ngắn ngày.

Giải thích Performance marketing là gì?
Giải thích Performance marketing là gì?

Hình thức marketing này hiện đang rất được ưa chuộng vì nó đem đến vô số ưu điểm như: có thể đo lường được một cách dễ dàng giúp người thực hiện có thể dễ dàng phát huy những điểm mạnh mà chiến dịch đang có hay chỉnh sửa những phần chưa hiệu quả - đây chính là bản chất và lợi thế lớn nhất của hình thức marketing này. Ngoài ra trong thời đại công nghệ phát triển, ai ai cũng sử dụng các trang mạng điện tử thì performance marketing chính là phương pháp phù hợp nhất để doanh nghiệp thực hiện.

Tuy nhiên hình thức này cũng tồn tại nhiều điểm trừ: Thứ nhất, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống bài bản, chính xác. Doanh nghiệp phải sở hữu một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chất lượng cao. Tiếp đến, phương pháp này nghiêng về việc có hiệu quả tức thì hơn là trong lâu dài và phương thức này không đem lại kết nối hay giá trị lâu dài với khách hàng của doanh nghiệp.

Xem thêm: Tìm việc làm online

2. Các hình thức Performance marketing được áp dụng phổ biến hiện nay

2.1. Hình thức Performance marketing: Sponsored Content

Hình thức Sponsored Content thường được các trang web nội dung, fanpage và các influencers (người có sức ảnh hưởng) thực hiện. Những chủ thế này sẽ đăng một vài nội dung quảng bá giới thiệu cho hình ảnh của một sản phẩm, thương hiệu sau đó nhận thù lao.

Thù lao của hình thức này có thể là việc tặng chính sản phẩm của doanh nghiệp cho đối tượng mà doanh nghiệp thuê, hoặc thanh toán dựa trên các chi phí chuyển đổi như: CPC, CPM hoặc CPA.

2.2. Hình thức Performance marketing: Native Advertising

Native Advertising là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên và nó không phải là quảng cáo của Google, Native Advertising không nằm trong bất kỳ website nào trong mạng lưới của Google. Có thể nhắc đến tên của một số mạng lưới quảng cáo như Eva, Kenh14, Dantri, Baomoi hay Zing news.

Một điểm cộng vô cùng lớn của hình thức này là Native Ads là chúng rất đa dạng về các loại hình quảng cáo cho người dùng có thể lựa chọn, không chỉ đơn thuần là các banner hình ảnh, mà nền tảng này còn áp dụng những công nghệ tiên tiến để có thể đưa quảng cáo một cách nổi bật và tự nhiên nhất tới khán giả.

Hình thức Performance marketing: Native Advertising
Hình thức Performance marketing: Native Advertising

Đặc biệt, Native Advertising cũng là nền tảng thoát khỏi một số các quy định nghiêm ngặt khi tiến hành làm nội dung quảng cáo, các luật lệ của Google trong một số ngành đặc thù như dược phẩm, rượu...Điều này tạo cho việc tối ưu hóa các chỉ số diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn.

Xem thêm: Bản mô tả công việc Digital Marketing - Lĩnh vực hấp dẫn giới trẻ

2.3. Hình thức Performance marketing: Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết là một hình thức marketing mà chỉ tính trên hiệu quả, tại hình thức này, doanh nghiệp chỉ phải trả hoa hồng cho những đối tác thuộc vào mạng lưới tiếp thị liên kết khi chuyển đổi thành công hoặc là có đơn hàng.

Các doanh nghiệp có thể tạo những offer cho các nhà quảng cáo cá nhân hay các bên như accesstrade một cách hấp dẫn để có thể tăng doanh thu trong khi chi phí hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Theo một cách khác có thể gọi đây là một dạng môi giới, các doanh nghiệp sẽ bán hàng của mình bằng cách nhờ các publisher bán sản phẩm của doanh nghiệp. Các publisher sẽ tạo một đường link riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp thuê họ, khi khách hàng click vào đường link này hay có các leads hoặc đơn hàng từ đường link thì họ sẽ nhận được tiền công từ doanh nghiệp.

Hình thức Performance marketing: Affiliate Marketing
Hình thức Performance marketing: Affiliate Marketing

Phương thức thanh toán cho hình thức marketing này là CPA, CPM hay CPC nhưng chủ yếu vẫn là CPA.

2.4. Hình thức Performance marketing: Social Media Marketing

Đây là hình thức marketing giống các phương thức quảng cáo trả phí khác trên mạng xã hội như Facebook, Linkedin hay Zalo và nó vẫn cần doanh nghiệp phải theo dõi và tối ưu các chỉ số quan trọng trong quảng cáo như lượt tương tác, lượt truy cập vào link.

Thật ra có thể nói nó chính là các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, hiện tại tồn tại rất nhiều quy tắc áp dụng cho hình thức quảng cáo này, từ các quy định về ảnh đăng lên, các từ trong tiêu đề bài viết và vô số các quy tắc nữa. Tuy nhiên, phương thức performance marketing này vẫn đang được ưa chuộng vì hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu tức thì của nó là vô cùng lớn.

2.5. Hình thức Performance marketing: Search Engine Marketing

Hình thức performance marketing này bao gồm hai dạng là dạng trả phí và dạng tự nhiên. Với hình thức Search engine marketing ở dạng trả phí, khi khách hàng nhấp vào link quảng cáo hiển thị trên công cụ tìm kiếm các nhà quảng cáo sẽ phải trả tiền cho công cụ tìm kiếm. Đối với dạng Search engine marketing tự nhiên thì các nhà quảng cáo không cần trả tiền, mà dựa vào các kỹ thuật SEO để có thể đưa bài quảng cáo, PR của mình lên TOP.

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization tức là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu. Công cụ này có lẽ đã quá quen thuộc đối với các marketer. Nhà quảng cáo sẽ có thể dùng các kỹ thuật như đi backlink, cài cái liên kết nội bộ để đưa bài quảng cáo của mình lên TOP trên với những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Việc làm digital marketing executive

3. Các hiểu lầm phổ biến về Performance marketing

3.1. Tách rời hoạt động Branding với hoạt động performance marketing

Nhiều doanh nghiệp sai lầm khi chỉ áp dụng Performance marketing vào những chiến lược ngắn hạn mà quên mất rằng nó cũng có thể hỗ trợ cho hoạt động branding.

Khi áp dụng hoạt động performance marketing, làm nội dung quảng cáo doanh nghiệp nên bám sát vào các yếu tố trong thương hiệu của mình để cho khách hàng thấy điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ, xây dựng được thêm lòng tin và kết nối được tới nhiều khách hàng hơn nữa. Không thể chối bỏ rằng Performance marketing có một sức lan tỏa rất lớn.

Tách rời hoạt động Branding với hoạt động performance marketing
Tách rời hoạt động Branding với hoạt động performance marketing

Vậy nên, trong quá trình là Performance marketing doanh nghiệp vẫn có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của mình tuy hiệu quả của nó không thể so sánh được với hoạt động branding thuần túy. Nên cân nhắc đầu tư vào cả hai cách này để xây dựng thương hiệu tốt hơn.

3.2. Chỉ thực hiện được Performance marketing trên nền tảng Digital

Đây chắc chắn là một quan điểm sai lầm về Performance marketing. Hoạt động Performance marketing hoàn toàn có thể được thực hiện ở các kênh marketing khác như Influencer marketing, marketing thương mại vì chúng ta hoàn toàn có thể đo lường được các thông số sau đó tối ưu chúng và nhà quảng cáo cũng có thể đo lường được hiệu quả thông qua doanh thu bán hàng tại điểm áp dụng quảng cáo này.

Ở thời điểm hiện tại, các kênh marketing truyền thông ví dụ như OOH, TVC, radio chưa thể áp dụng Performance marketing vào tuy nhiên, công nghệ phát triển hiện đại thêm từng ngày nên việc áp dụng Performance marketing vào các kênh truyền thống này là điều có thể làm  được ở trong tương lai.

Xem thêm: Việc làm marketing - PR

3.3. Để thực hiện được Performance marketing bắt buộc phải có ngân sách lớn

Có nguồn ngân sách lớn chỉ là một yếu tố lợi thế hơn khi làm hoạt động Performance marketing thôi. Tôi khẳng định rằng ngân sách chắc chắn không phải là yếu tố bắt buộc. Việc tối ưu hóa các thông số và thử nghiệm trên data khách hàng mới là bản chất của làm Performance marketing. Ngân sách lớn đồng nghĩa với việc càng có nhiều data khách hàng để thử và hiệu quả tối ưu càng cao.

Để thực hiện được Performance marketing bắt buộc phải có ngân sách lớn
Để thực hiện được Performance marketing bắt buộc phải có ngân sách lớn

Việc không có đủ ngân sách ở một số ngành cạnh tranh cao sẽ khiến doanh nghiệp tốn thêm thời gian để thu thập đủ mẫu thực hiện tối ưu hóa. Ngân sách nhỏ doanh nghiệp vẫn có thể hoàn toàn thực hiện performance marketing.

Xem thêm: Cv xin việc đơn giản

4. Mẹo giúp tăng hiệu quả hoạt động Performance marketing

4.1. Tích cực thực hiện hình thức Affiliate Marketing

Đây là một xu hướng Performance marketing hiệu quả nhất - doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có đơn hàng thành công, trước đó họ không cần quan tâm đến việc tối ưu hóa các yếu tố. Một điểm cộng nữa của hình thức này là khi các đối tác thực hiện quảng cáo đẩy các đơn hàng thì đồng thời họ cũng đang thực hiện hoạt động branding miễn phí cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những lý do khiến hình thức này càng ngày càng được ưa chuộng.

4.2. Dùng các Publisher để mở rộng miệng phễu người mua hàng

Mặc dù, bị một bộ phận cho rằng đây  là mô hình đã lỗi thời. Song vẫn không thể phủ nhận tính hiệu quả của mô hình phễu này. Một điều hiển nhiên tồn tại bạn sẽ không bao giờ bán được hàng cho những người không quan tâm, không có một chút cảm xúc nào với sản phẩm của bạn.

Dùng các Publisher để mở rộng miệng phễu người mua hàng
Dùng các Publisher để mở rộng miệng phễu người mua hàng

Việc nhắm trúng đối tượng khách hàng mục tiêu chắc chắn sẽ giúp bạn gia tăng doanh số. Dùng các Publisher có thể là phương thức tốt nhất giúp bạn tăng kích thước của phễu. Lựa chọn một vài Publisher hay website có lượng truy cập ổn định, liên hệ với họ - họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu sản phẩm của bạn đến với nhiều người hơn. Từ đó, chắc chắn bạn sẽ có nhiều đơn hàng hơn.

Qua bài viết chắc chắn bạn đọc đã hiểu được “Performance marketing là gì”, những lợi ích và điểm trừ mà Performance marketing đem lại cho doanh nghiệp. Những lầm tưởng mà mọi người vẫn nghĩ về Performance marketing và cách hiểu đúng cũng như một số cách giúp hoạt động này đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Work247.vn hy vọng đã đưa những thông tin hữu ích tới bạn!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem536 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT