Phụ bếp là làm gì? Khám phá công việc phụ bếp chi tiết nhất

Theo dõi work247 tại
Bảo Vy tác giả work247.vn Tác giả: Bảo Vy

Hiện nay, đầu bếp được xem là một nghề có tiềm năng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn phải học từ phụ bếp. Phụ bếp được xem như là nền tảng cơ bản để bạn có thể trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Vậy phụ bếp là làm gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Phụ bếp là gì? 

Phụ bếp hay còn được gọi với tên quen thuộc là Cook Helper, là một người đảm nhận vị trí phụ giúp công việc trong bếp như: nhặt rau, chế biến nguyên liệu, trang trí, cắt tỉa, vệ sinh dụng cụ,... làm việc dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của đầu bếp. 

Phụ bếp là gì?
Phụ bếp là gì? 

Đây là một vị trí vô cùng quan trọng trong bếp, nó giúp đầu bếp có thể thực hiện nhiều công việc đơn giản mà không có thời gian chuẩn bị để việc hoàn tất trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Nếu muốn trở thành một đầu bếp, bếp chính chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn phải trải qua từ vị trí phụ bếp để có thể tiến xa hơn đến vị trí đầu bếp. Lộ trình thăng tiến của nghề này cũng rất rõ ràng, từ phụ bếp bạn có thể được bổ nhiệm lên làm tổ trưởng sau đó đến đầu bếp, bếp chính, phó bếp và cuối cùng là lên bếp trưởng. 

Xem thêm: Nghiệp vụ bếp trưởng là gì? Xin làm bếp trưởng ở đâu lương cao

2. Những công việc của phụ bếp

2.1. Chuẩn bị đầu ca làm việc

Trước khi bước vào ca mới của ngày làm việc, phụ bếp sẽ được bếp chính phân công và giao việc từng ngày

Đối với mỗi món ăn sẽ bao gồm nhiều nguyên liệu và cách thức chế biến khác nhau. Phụ bếp sẽ cần phải chuẩn bị những nguyên vật liệu, thành phần để chế biến món ăn đó theo công thức đã được đặt ra. Đảm bảo được chất lượng nguyên liệu trên từng loại sản phẩm

Chuẩn bị, vệ sinh các loại dụng cụ được sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn. Đảm bảo dụng cụ ổn định và sử dụng được, nếu có dấu hiệu hỏng thì tiến hành sửa chữa hoặc mua mới bổ sung ngay sau đó

Làm sạch các loại nguyên vật liệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chuẩn bị các loại gia vị, thành phần để chế biến lên món ăn đó

Chuẩn bị đầu ca làm việc
Chuẩn bị đầu ca làm việc

Chuẩn bị chén, bát,... đi kèm với món ăn, thực hiện sắp xếp trang trí decor theo sự hướng dẫn nếu có

Ngoài ra, trong quá trình làm việc có bất kì tình huống phát sinh xảy ra, phụ bếp cần báo ngay cho bếp chính để kịp thời tiếp nhận và xử lý

2.2. Hỗ trợ chế biến các món ăn

Các bước để làm lên một món ăn ngon là không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và sử dụng những nguyên vật liệu đạt chuẩn nhất. Tuỳ thuộc vào địa điểm nơi làm việc và lượng khác sử dụng tại đó mà bếp chính sẽ phân công phụ bếp hỗ trợ mình chế biến các món ăn. 

Bếp chính cũng sẽ chỉ dạy bạn những cách để nấu lên món đó, gia vị sử dụng như thế nào,... kể cả bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng sẽ được hướng dẫn bài bản. Bên cạnh đó, bếp chính cũng có thể cho bạn đảm nhận nhiệm vụ nấu luôn nhưng dưới sự giám sát và chỉ dạy của bếp chính để đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng đạt yêu cầu trước khi đưa ra cho khách hàng.

Hỗ trợ chế biến các món ăn
Hỗ trợ chế biến các món ăn

2.3. Đảm bảo vệ sinh 

Bếp là nơi chế biến những đồ ăn thức uống nên vấn đề đảm bảo không gian trong bếp luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức khỏe người sử dụng. Vậy nên phụ bếp cũng cần thực hiện vệ sinh xung quanh khu vực bếp để đảm bảo tiêu chuẩn nhất. Ngoài đảm bảo vệ sinh khu bếp, phụ bếp cũng cần thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chế biến, sắp xếp dụng cụ gọn gàng và khoa học. Vệ sinh các loại máy móc nếu dùng để chế biến thực phẩm, thiết bị làm bếp, tủ cấp đông,... cũng cần được làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên.

Đảm bảo vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh 

2.4. Thực hiện các công việc khác

Trong bếp là nơi nguy hiểm nhất có thể dẫn đến cháy nổ vì ở đó có bình ga, lửa và điện. Phụ bếp cũng cần thỉnh thoảng kiểm tra định kì để ý đến những thiết bị trong bếp. Nếu có trường hợp bất thường cần báo ngay cho kỹ thuật để kịp thời xử lý tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.

Phụ bếp cũng giống như người học việc trong bếp, nếu bạn muốn trở thành bếp chính trong tương lai thì việc duy nhất là cần chăm chỉ học hỏi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao

Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các nội quy đã được đặt ra trong bếp, nhất là những quy định liên quan đến phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm

Còn nhiều những nhiệm vụ có thể người phụ bếp sẽ phải làm, những nhiệm vụ này sẽ được phân công theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.

Xem thêm: Cập nhật đầy đủ đối với bản mô tả công việc Bếp phó

3. Những kỹ năng cần có của phụ bếp

Phụ bếp cũng là một nghề tương đối khó và đòi hỏi người làm sự tỉ mỉ và chăm chỉ. Để có cơ hội thăng tiến cao trong loại ngành nghề này, mỗi phụ bếp cần trang bị cho mình những kĩ năng work247 bật mí sau:

3.1. Kỹ năng lắng nghe

Vì phụ bếp tức là người chưa biết gì hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm gì với ngành này. Người phụ bếp cần có kỹ năng lắng nghe và tiếp thu, mọi ý kiến hay mỗi nhận xét của những người xung quanh đều có thể là nền tảng giúp bạn thành công và có cơ hội thăng tiến trong công việc. 

Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe

3.2. Kỹ năng ghi nhớ

Đặc thù ngành này cũng yêu cầu người tham gia có kĩ năng ghi nhớ tốt, để ghi nhớ những công thức, những quy trình chế biến lên một sản phẩm. Nếu bạn có khả năng ghi nhớ tốt thì chắc hẳn bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi thực hiện quy trình chế biến món ăn mà không cần phải mở công thức. Vì kiến thức về lĩnh vực này rất rộng, ngoài những kiến thức cũ mỗi ngày nó lại cho ra những ý tưởng và món ăn đa dạng khác. Bạn nên linh hoạt, nắm bắt tình hình để ghi nhớ và thực hiện chúng 

3.3. Kỹ năng quan sát

Nếu bạn có kĩ năng quan sát tốt thì quá trình phát triển nghề nghiệp của bạn chắc hẳn cũng vậy. Phụ bếp là để học hỏi và trau dồi, ngoài những kĩ năng trên phụ bếp cũng cần trang bị cho mình kĩ năng quan sát để từ đó ghi nhớ và học hỏi các cách làm, các bước chế biến, những loại gia vị được sử dụng hoặc là cách trang trí món ăn sao cho đẹp nhất. Tất cả những gì bạn nhìn thấy, kết hợp với kĩ năng ghi nhớ nó sẽ tạo nên những sản phẩm hoàn hảo

Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Đặc thù công việc cũng như nhiệm vụ thực hiện của các món ăn diễn ra khá nhiều công đoạn nên trong bếp thường có rất nhiều người khác chứ không chỉ riêng một đầu bếp và một phụ bếp. Ngoài những việc phải làm thì phụ bếp cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với các đồng nghiệp khác trong bếp để nâng cao tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ công việc. Ví dụ nếu nhà hàng bạn đang làm phải thiết kế một món ăn mới, thì đây là lúc quá trình làm việc nhóm được phát huy hiệu quản tối đa nhất. Mọi người cần liên kết, tập hợp lại với nhau để tạo nên một ý tưởng hoàn hảo nhất trên sự đóng góp ý kiến của từng thành viên trong nhóm.

Trên đây là những thông tin mà work247.vn mang đến cho quý độc giả để giải đáp thắc mắc về câu hỏi Phụ bếp là làm gì? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về nghề phụ bếp cũng như tiềm năng và sự phát triển của ngành nghề này trong tương lai!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem412 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT