Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Theo dõi work247 tạiNhân viên bán hàng là vị trí công việc thu hút được rất nhiều các ứng viên trẻ, năng động và nhiệt huyết và khá được ưa chuộng trên thị trường tuyển dụng. Hầu hết các ứng viên ứng tuyển vị trí công việc nhân viên bán hàng đều có độ tuổi trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, mỗi doanh nghiệp, công ty đều phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo các nhân viên bán hàng của mình. Dưới đây là quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả nhất.
Tìm Việc Làm Nhân Viên Bán Hàng
1. Nhân viên bán hàng – vị trí công việc đòi hỏi đào tạo chuyên sâu
1.1. Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là vị trí công việc mà người bán hàng sử dụng các kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ của mình để tư vấn, thuyết phục khách hàng lựa chọn và dưa ra quyết định mua sản phẩm, đồng thời tích hợp hỗ trợ gây dựng lượng khách hàng trung thành, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Để có thể trở thành một nhân viên bán hàng, các bạn phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên sâu về các kiến thức về sản phẩm, kĩ năng, nghiệp vụ bán hàng,… nhằm thống nhất chung về đội ngũ nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp.
1.2. Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là gì?
Hầu hết các nhân viên bán hàng đều phải trải qua quy trình đào tạo bởi đối tượng tuyển dụng các nhân viên bán hàng là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa mới tốt nghiệp và chưa học hỏi được nhiều kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn. Đây là các kế hoạch, chiến lược của các doanh nghiệp để đào tạo nhân lực chất lượng cao thông qua các phương pháp đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả.
Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là điều cần thiết ở mỗi doanh nghiệp, là việc mà các doanh nghiệp đều phải định hướng ngay sau quá trình tuyển dụng nhân viên bán hàng.
1.3. Tại sao nhân viên bán hàng nên được đào tạo chuyên sâu?
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao nhân viên bán hàng nên được đào tạo chuyên sâu? Thứ nhất, các đối tượng tuyển dụng ở vị trí công việc nhân viên bán hàng đều là những sinh viên vừa mới ra trường, hoặc không có bằng đại học, không có kinh nghiệm, trải nghiệm bán hàng nhiều, không có nhiều kĩ năng và không nắm bắt được nghiệp vụ bán hàng cơ bản. Thứ hai, mỗi doanh nghiệp đều phải đào tạo cho nhân viên bán hàng về kiến thức sản phẩm để có thể bán hàng hiệu quả bởi nắm rõ sản phẩm thì mới thuyết phục, tư vấn bán hàng được cho khách hàng. Thứ ba, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường kinh doanh đầy sôi động như hiện nay phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới đạt được năng suất hiệu quả. Dựa trên 3 yếu tố, lí do trên thì quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là yếu tố cần thiết phải làm ở các doanh nghiệp, công ty, đơn vị, cơ quan làm việc.
2. Lợi ích của việc đào tạo nhân viên bán hàng
2.1. Sở hữu một đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng cao
Việc đào tạo nhân viên bán hàng sẽ giúp các doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê kinh doanh. Bởi các nhân viên được tuyển dụng sau khi được đào tạo sẽ nắm rõ các kiến thức về sản phẩm hơn, có được kĩ năng bán hàng thông qua trải nghiệm thực tế, học hỏi được các kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đào tạo nhân viên bán hàng để có được một đội ngũ thống nhất về năng lực kinh doanh.
2.2. Gia tăng doanh thu bán hàng
Nếu như đội ngũ nhân viên bán hàng của doanh nghiệp có năng lực làm việc tốt, thuyết phục được nhiều khách hàng tới mua hàng, gây dựng được lượng khách hàng trung thành thì doanh nghiệp sẽ gia tăng được doanh thu bán hàng. Cũng với một lượng chi phí kinh doanh bỏ ra như vậy thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên, mang lại kết quả kinh doanh rất hiệu quả cho doanh nghiệp đó.
2.3. Gây dựng uy tín doanh nghiệp
Để có thể gây dựng uy tín được cho doanh nghiệp ngoài việc phát triển thương hiệu qua các kênh marketing hiệu quả thì cách nhanh nhất đó là tập trung vào cách chăm sóc và bán hàng cho khách hàng. Một sản phẩm có chất lượng tốt kèm theo các dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng tốt, thân thiện và làm hài lòng khách hàng thì việc ủng hộ các lần tiếp theo hoàn toàn là có thể.
2.4. Nâng cao sức cạnh tranh
Trong một thị trường kinh doanh với rất nhiều các đối thủ mạnh khác nhau, tranh nhau từng tí một miếng bánh của chiếc bánh thị phần thì việc doanh nghiệp đào tạo nhân viên bán hàng không chỉ giúp các doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô mà còn nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt hơn, trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì việc nâng cao sức cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp dễ hòa nhập, không bị phá sản mà lại còn kết nối được với các doanh nghiệp khác.
3. Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả nhất hiện nay
3.1. Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Sau quá trình tuyển dụng nhân viên bán hàng, các doanh nghiệp hay chủ cửa hàng cần phải đào tạo cho nhân viên bán hàng các kiến thức liên quan đến sản phẩm như: công dụng, chất liệu, giá thành, phân khúc khách hàng, đối tượng mua hàng,… Để có thể bán hàng hiệu quả, các nhân viên bán hàng phải nắm rõ được kiến thức liên quan đến sản phẩm, vừa để gia tăng khả năng chốt đơn, vừa tư vấn tốt cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các chủ cửa hàng hay doanh nghiệp cũng cung cấp cho các nhân viên bán hàng các kiến thức cụ thể về sản phẩm như: lợi thế so sánh, các sản phẩm cạnh tranh cùng loại, thị trường bán hàng, các đối thủ của mình,… để nhân viên bán hàng có thể nắm rõ được mà ứng phó.
Tìm việc làm sinh viên bán hàng
3.2. Đào tạo về văn hóa làm việc
Để thống nhất và lập ra văn hóa doanh nghiệp, cửa hàng một cách quy củ thì bên cạnh đó còn cần phải đào tạo các nhân viên bán hàng về văn hóa làm việc, phổ cập quy định làm việc cho các nhân viên bán hàng. Bởi xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, củng cố sự bền vững mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng nói riêng. Bản thân nhân viên khi được tiếp nhận văn hóa đó của công ty cũng sẽ có mong muốn gắn bó hơn với công ty đó.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp hay chủ cửa hàng nên xây dựng một cách thống nhất các chuẩn mực cư xử trong công việc và với khách hàng, khuyến khích các nhân viên bán hàng thực hiện, xây dựng văn hóa trung thực, giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng và đồng nghiệp.
3.3. Đào tạo về kĩ năng bán hàng
Một trong những quy trình đào tạo nhân viên bán hàng quan trọng nhất đó là đào tạo về kĩ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng. Cụ thể đó là các kĩ năng về giao tiếp, chăm sóc khách hàng, ứng xử, thuyết phục, tư vấn, các kĩ năng chào, hỏi với khách hàng, xử lí và ứng biến với tình huống. Các nhân viên bán hàng nên sử dụng các cử chỉ nhẹ nhàng, tươi cười, thân thiện, cởi mở, nhẫn nại và giúp đỡ khách hàng hết mình. Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng cần được đào tạo về các kĩ năng khác như: lập kế hoạch, lập báo cáo, quản lý thời gian, làm việc nhóm một cách hiệu quả.
Tùy thuộc vào từng quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty mà sẽ có giáo trình đào tạo kỹ năng bán hàng khác nhau. Chẳng hạn như với môi trường hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo hiểm thì có xu hướng chú trọng đến kỹ năng tiếp cận khách hàng hay lọc khách hàng tiềm năng trong lỹ năng bán hàng của nhân viên.
3.4. Đào tạo về cách sử dụng các công cụ bán hàng
Trong thời đại hiện nay, với sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc kinh doanh và bán hàng không chỉ đơn giản là giao dịch trực tiếp, mà còn thông qua các công cụ và kênh tiếp thị hiệu quả như Facebook, Instagram, Website, Shopee, Lazada, Tiki,... Do đó, người làm bán hàng không chỉ cần kiến thức để bán hàng trực tiếp cho khách hàng mà còn cần biết sử dụng các phương tiện bán hàng gián tiếp như vấn đề mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Do đó, việc đào tạo cho nhân viên bán hàng biết cách sử dụng và ứng dụng các công cụ bán hàng hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu, doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp lẫn cửa hàng.
Xem thêm: Những tình huống bán hàng thực tế và cách giải quyết thông minh
4. Những phương pháp đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả
4.1. Phương pháp ghép cặp
Phương pháp ghép cặp là một trong những cách hiệu quả nhất trong quy trình đào tạo nhân viên bán hàng đó là ghép cặp. Đây được coi phương pháp gia tăng sự ganh đua và kéo nhau cùng tiến bộ ở các nhân viên bán hàng, vừa để họ hỗ trợ lẫn nhau cùng tăng doanh số, doanh thu bán hàng, vừa giúp cho cả hai cùng tiến bộ trong công việc. Mặt khác, ghép cặp một nhân viên bán hàng mới và một nhân viên bán hàng cũ sẽ giúp cho các nhân viên bán hàng mới học hỏi được nhiều hơn và tiếp thu nhanh hơn.
4.2. Phương pháp đào tạo theo tháng, quý
Việc đào tạo nhân viên bán hàng theo tháng, quý sẽ cần phải cập nhật liên tục các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cho nhân viên. Điều này giúp các nhân viên bán hàng biết được những điều diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh, sự biến động, xu hướng, dịch vụ mới của đối thủ cạnh tranh lẫn lợi thế cạnh tranh của nơi mình làm. Việc thực hiện theo tháng, quý sẽ giúp nhân viên nắm rõ được các thông tin dễ dàng hơn.
4.3. Phương pháp gây dựng môi trường chuyên nghiệp
Một phương pháp gây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, luôn chia sẻ các kinh nghiệm bán hàng cho nhân viên bán hàng mới sẽ giúp cho họ mau chóng phát triển, hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, quy củ về văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến cho nhân viên bán hàng của mình làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn.
4.4. Phương pháp tạo kho dữ liệu
Phương pháp tạo kho dữ liệu thường xuyên cập nhật tin tức, thông tin về các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh cho nhân viên bán hàng vừa khiến cho các nhân viên bán hàng cập nhật được kiến thức về sản phẩm và các vấn đề khác, vừa để các nhân viên bán hàng thuần thục khả năng tư vấn suôn sẻ, thuyết phục được khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hay chủ cửa hàng.
Trên đây là các kiến thức về quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp. Ngay kể cả các bạn nhân viên đang chuẩn bị bước vào giai đoạn này cũng có sự định hình chính xác cho mình. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
2938 0