Cách thiết kế CV đẹp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 08-04-2024

Bên cạnh nội dung được đầu tư công phu và chi tiết, bạn đã bao giờ để ý đến hình thức CV xin việc mẫu chưa? Một CV đẹp sẽ đập thẳng vào trực quan của nhà tuyển dụng, là thứ vũ khí lợi hại để tạo sự khác biệt giữa bạn và những đối thủ còn lại. Vậy bạn đã biết cách thiết kế CV đẹp chưa? Nếu câu trả lời là "chưa" thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé. 

Tạo cv online

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thiết kế CV đẹp là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách thiết kế CV xin việc, chúng ta cần phải nắm rõ định nghĩa của CV để hình dung ra được cách bố cục và những thứ chúng ta chuẩn bị điền vào CV. Vậy CV là gì? CV là từ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae - một bản sơ lược thông tin cá nhân và giới thiệu bao quát trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng,... của bạn để làm nổi bật năng lực của bạn trong mắt nhà tuyển dụng, là thước đo cho sự cạnh tranh giữa các ứng viên khi ứng cử chung vào vị trí của công ty nào đó.

2. Cách thiết kế CV đẹp

Để tự thiết kế CV ấn tượng cho bản thân, bạn cần phải biết điều chỉnh dung lượng thông tin mình sẽ ghi ở nội dung và lựa chọn một form CV có hình thức đẹp nhất, trình bày khoa học, dễ hiểu nhất. Dưới đây là chi tiết các yếu tố để tạo nên một topCV online ấn tượng:

2.1. Nội dung

nội dung cv

Trong một bản CV mẫu tiếng Anh hay CV tiếng Việt phải có đủ những mục cơ bản sau:

- Thông tin cá nhân: họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, email, địa chỉ nơi ở hiện tại.

- Trình độ học vấn: nêu tên chuyên ngành được đào tạo, tên khoa chứa chuyên ngành đó và tên trường đại học. Nếu đã ra trường, bạn có thể ghi thêm xếp loại bằng tốt nghiệp (giỏi, khá, trung bình,...). Còn nếu bạn mới chỉ hoàn thành hết bậc Trung học phổ thông và không học đại học, cao đẳng thì ghi trình độ học vấn là 12/12.

- Kỹ năng: liệt kê các kĩ năng mà bạn đã có, chủ yếu là các kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,... Sau đó tự chấm mức độ mình đạt được của từng kĩ năng ( mục này chỉ có ở các mẫu CV online, được thiết kế sẵn). 

cv kế toán

Kinh nghiệm làm việc: điền chi tiết các kinh nghiệm mà mình đã đúc kết ra được, chủ yếu là những kinh nghiệm có thể yểm trợ cho công việc sau này. Điểm mạnh ghi trước, điểm yếu ghi sau. Đây sẽ là phần lợi thế cho những ai đã từng làm các công việc liên quan đến vị trí mà mình đang ứng tuyển. Còn với những bạn chưa có kinh nghiệm, đây sẽ là một trở ngại. Nhưng khoan hãy lo lắng! Bạn có thể nêu ra những kinh nghiệm không liên quan tới công việc đó hoặc trung thực nói rằng mình không có kinh nghiệm, thay vào đó là bù đắp thật nhiều thông tin ở mục hoạt động, dự án.

- Hoạt động, dự án: đây có thể coi là “phao cứu sinh” và là cơ hội gỡ điểm cho những bạn không có nhiều kinh nghiệm để ghi. Không chỉ vậy, nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến nhân viên của mình, xem các nhân viên ấy có phải là người năng nổ, hoạt bát, quan tâm xã hội hay không, tất cả đều phụ thuộc vào mục này. Nên liệt kê những hoạt động mình tham gia gần đây nhất rồi quay dần về thời gian trước. Bên cạnh việc tham gia các sự kiện của câu lạc bộ chuyên ngành, bạn nên tích cực hoạt động bên mảng tình nguyện, các dự án cộng đồng, xã hội hơn nữa. Hai phần này sẽ bù trừ cho nhau. Nếu bạn vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa chăm tham gia các hoạt động xã hội thì thật quá tuyệt vời phải không?

- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn có thể viết tóm tắt những mục tiêu bạn đã đề ra. Nhưng tốt nhất là hãy ghi rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là: học hỏi kinh nghiệm, kiến thức,... Mục tiêu dài hạn là thời gian bạn sẽ gắn bó trong công ty và vị trí muốn được thăng tiến sau này.

- Chứng nhận, giải thưởng: tất cả các chứng chỉ, giấy khen của bạn đều được điền hết vào đây. Ví dụ: chứng chỉ Tin học văn phòng, chứng chỉ Tiếng Anh,... Hoặc giấy chứng nhận, giấy khen sau khi bạn tham gia một cuộc thi nào đấy.

- Sở thích: nghe có vẻ không liên quan đến công việc lắm nhưng thực chất, thói quen và sở thích của bạn cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá con người bạn. Bạn có thường hay đọc sách không? Biết đâu trong phần sở thích ấy lại là những công cụ đắc lực hỗ trợ công việc sau này.

- Người tham chiếu: ở một vài CV, bạn có thể điền thông tin (họ tên, số điệ thoại, email, nơi  làm việc) của người tham vấn để họ xác thực thông tin bạn đã khai là chính xác khi được nhà tuyển dụng gọi điện. Hãy lựa chọn một người tham khảo trong CV mà bạn tin tưởng nhất: giảng viên, bạn làm việc cũ, người quản lí cũ,... Trước khi điền, nhớ hỏi ý kiến của họ trước nhé!

cv nhân viên kinh doanh

2.2. Hình thức

hình thức cv

Ngoài việc đầu tư nội dung chỉn chu, đừng quên chăm chút thật kĩ cho hình thức CV. Phần đầu tiên đập vào mắt người đọc chính là hình thức. Do đó, CV càng đẹp, càng trình bày khoa học bao nhiêu thì càng tạo được thiện cảm với người tuyển dụng bấy nhiêu. Nếu muốn tự thiết kế cho mình một CV vừa ý, bạn hãy sử dụng phần mềm Word hoặc PowerPoint - những ứng dụng quen thuộc và dễ dùng. Sẽ có những yêu cầu sau để hoàn thành một bản CV đẹp về hình thức:

- Khổ giấy: tốt nhất nên trình bày CV ở gọn trong một khung giấy A4. Khi làm CV bằng PowerPoint, để đặt giấy A4, bạn chỉ cần gõ: Design -> SlideSize -> Custom SlideSize. Còn với Word, bạn hãy  vào Page layout -> margins -> narrow.

- Bố cục: Thông thường, CV chỉ được in một mặt. Nếu thông tin quá dài, cùng lắm chỉ được thêm một trang nữa và bạn nên in ngay vào mặt sau của CV đó, không nên chuyển sang tờ khác. Thông tin được trình bày dàn ngang hoặc ghi dọc, kết hợp chia khung.

- Cách tạo khung khi dùng Word hoặc PowerPoint:

+ Chọn Insert hoặc Shapes để sử dụng đường kẻ, các hình khối (hình tròn, hình vuông,...) để tạo khung.

+ Nhấp chuột phải -> Format Picture -> Format Shape để chỉnh sửa Shapes

- Nội dung thông tin có thể ghi trực tiếp trong khung hoặc dùng text box để viết (insert/textbox). Với Insert, bạn chọn table tại số cột cùng số dòng để tạo bảng. Nếu muốn ẩn các dòng kẻ bảng mờ đi, bạn chỉ cần nhấp chuột phải và chọn Borders and shading.

- Font chữ: Arial, Calibri, Tahoma - những font chữ đơn giản, quen thuộc.

- Cỡ chữ nên chọn: 11

- Cỡ chữ cho thông tin phụ: 9

- Sử dụng Word, vào Home: tiêu đề chính cho Heading 1, tiêu đề phụ dùng Heading 2

- Cách dòng (khoảng cách dòng trên - dòng dưới): 1.2 hoặc 1.3 (đối với cỡ chữ 11)

- Căn chỉnh cho các nội dung mang tính liệt kê (kỹ năng, sở thích): để bài trí cho các nội dung này bạn có thể sử dụng Shapes hoặc SmartArt (Insert/ SmartArt). Tiếp đó nhấn chuột phải vào SmartArt -> Format picture -> Format Shape để tùy chọn màu sắc, viền đậm nhạt tùy ý.

- Chèn Icon: thay vì dùng những gạch đầu dòng quen thuộc thì ở phần thông tin cá nhân hoặc đầu mục, bạn có thể chèn thêm icon hoặc logo, các kí hiệu để tiết kiệm không gian giấy và tăng phần thú vị, độc đáo cho CV. Ví dụ: số điện thoại thì chèn hình điện thoại, email thì chèn logo email,... Bạn có thể lên google và search hình muốn tìm kèm từ khóa (chẳng hạn: Phone icon) và tải về là dùng được. Hoặc bạn truy cập vào trang web: Freepik.com hay Iconfinder.com để tìm nhiều hình mới lạ, phù hợp hơn. Còn về phần sở thích, kĩ năng, bạn nên dùng Bullet Points.

- Phối màu: bạn có thể sử dụng tối đa 3 gam màu trong 1 CV để tăng tính thẩm mĩ, độ bắt mắt. Nên thống nhất một sắc độ màu: nóng hoặc lạnh. Bạn có thể phối màu tùy theo sở thích hoặc cẩn thận hơn nữa thì lên google tra bảng màu. Nội dung chính thì dùng màu đen, nội dung phụ cho màu xám hoặc màu đỏ, màu xanh, màu xám,... 

cv xin việc của 365

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều mẫu thiết kế CV online để bạn tham khảo hoặc hỗ trợ bạn tạo CV nếu bạn vẫn chưa biết cách làm và tiết kiệm thời gian, công sức. Hay bạn cũng có thể tự tạo cho mình CV trên phần mềm Word hoặc PowerPoint. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể tự thiết kế CV đẹp và phù hợp với ý mình. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1550 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT