Câu trả lời hoàn hảo nhất cho viện kiểm sát là gì?
Theo dõi work247 tạiViện kiểm sát là một trong những cơ quan rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tôi tìm hiểu về khái niệm viện kiểm sát và những vấn đề xoay quanh nhé!
Đối với những bạn học Luật, việc tìm hiểu về các cơ quan pháp lý viện kiểm sát là vô cùng cần thiết. Đối với mỗi chúng ta, việc hiểu rõ về cơ cầu, chức năng của các cơ quan pháp lý cũng vô cùng quan trọng. Chắc hẳn không ít người sẽ thường xuyên có câu hỏi viện kiểm sát là gì? Chức năng và tổ chức của Viện kiểm sát ra sao? Có sự khác biệt gì giữa viện kiểm sát và những cơ quan tư pháp? Ở bài viết dưới đây, tôi cùng các bạn sẽ nghiên cứu để lý giải tất cả những câu hỏi này nhé!
Việc làm luật - pháp lý
1. Trả lời cho câu hỏi viện kiểm sát là gì ?
1.1. Viện kiểm sát
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, viện kiểm sát là cơ quan chức năng có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công tố . Cùng với tòa án, cơ quan này thuộc nhánh tư pháp trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngoài ra, còn có các viện kiểm sát trực thuộc địa phương như : viện kiểm sát tỉnh ( thành phố), viện kiểm sát quận (huyện).
Viện kiểm sát là một cơ quan được quốc hội giao quyền trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân trên địa bàn. Sau khi hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2024, viện kiểm sát còn có thêm chức năng thực hiện quyền công tố theo luật tố tụng hình sự quy định.
Ngoài ra, bạn có thể quan tâm xem thêm: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là gì? Vai trò vị trí trong lâm nghiệp, rừng.
1.2. Viện kiếm sát tiếng anh là gì?
Chắc hẳn các bạn , đặc biệt là các bạn ngành luật có quan tâm tên tiếng anh của viện kiểm sát là gì đúng không? Nó là một ngôn ngữ chuyên ngành mà nhất định các bạn ngành luật phải biết để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc. Viện kiểm soát có tên tiếng anh là procuracy, tên đầy đủ của viện kiểm sat nhân dân sẽ là people procuracy.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của viện kiểm sát
2.1. Các chức năng của viện kiểm sát
Hiểu một cách nôm na, viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với đơn vị hành chính được phân công đảm nhiệm.
Thực hiện quyền công tố là chức năng quan trọng của viện kiểm sát. Trong một phiên tòa xét xử, chúng ta thường sẽ thấy có luật sư và kiểm sát viên. Nếu như luật sư đóng vai trò bào chữa cho người phạm tội thì kiểm sát viên lại căn cứ vào các bằng chứng phạm tội nhằm buộc tội những đối tượng này. Viện kiểm sát sẽ có sự kết hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp để đảm bảo việc xét xử diễn ra công bằng, minh bạch nhất.
Đối với chức năng kiểm sát, viện kiểm sát cần phải kiểm tra tính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và thực hiện ngay tại thời điểm vừa tiếp nhận thông tin tố giác, kiến nghị khởi tố.
Có thể hiểu rằng, Viện kiểm sát có chức năng bảo vệ hiến pháp, pháp luật, bảo vệ cho lẽ phải, công bằng và quyền lợi của nhân dân. Cơ quan này có sự phối kết hợp với Tòa án nhân dân đảm bảo các vấn đề kiện tụng được diễn ra công bằng nhất, và hướng tới mục tiêu không có oan sai.
Tìm việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
2.2. Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát
Viện kiểm sát bao gồm 4 cấp bậc : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp cao ( các viện kiểm sát này đặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố và viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện.
Trong viện kiểm sát, người đứng đầu là viện trưởng đảm nhiệm công tác phân công, điều hành công việc của các kiểm sát viên, đồng thời tham gia vào các trọng án có nhiều tình tiết phức tạp. Bên dưới viện trưởng viện kiểm sát là viện phó hỗ trợ viện trưởng trong quá trình làm việc và điều hành các kiểm sát viên. Các kiểm sát viên sẽ nhận sự phân công của cấp trên để tham gia giải quyết các vụ án trên địa bàn phụ trách.
2.3. Viện kiểm sát có quyền gì
Quyền kháng nghị
Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật
Quyền kiến nghị
Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật
3. Sự khác biệt giữa viện kiểm sát và tòa án nhân dân
Tòa án và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan đại diện cho công lý, là những người “cầm cân nảy mực” để bảo vệ cho công bằng và lẽ phải. . Vậy chúng ta phân biệt giữa hai cơ quan này như thế nào. Hãy cùng tôi tìm hiểu để có thể hiểu rõ về sự khác biệt của viện kiểm sát và tòa án nhân dân.
Về chức năng, viện kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố. Trong khi đó, toà án nhân dân sẽ có vai trò xét xử và thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định tuyên án dựa theo các căn cứ của hai bên viện kiểm sát và luật sư. Như vậy, viện kiểm sát sẽ đóng vai trò tìm hiểu một chuyên án và tìm những chứng cứ để buộc tội nếu như người bị tố giác thực sự vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan này không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với người phạm tội.
4. Điều kiện để trở thành một kiểm sát viên
Kiểm sát viên là một công việc mơ ước của rất nhiều các bạn sinh viên ngành luật đang tìm việc làm. Vậy các bạn cần phải đáp ứng gì để trở thành một kiểm sát viên làm việc cho viện kiểm sát? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết về điều kiện để có thể làm việc trong ngành này nhé!
4.1. Điều kiện về bằng cấp
Để có thể trở thành một kiểm sát viên, tiêu chí đầu tiên bạn cần đáp ứng được chính là có trình độ về cử nhân Luật trở lên. Sau khi tốt nghiệp các trường thuộc chuyên ngành Luật như Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một số các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật như đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc Gia khoa Luật, bạn hoàn toàn có thể tham dự các kỳ thi công chức ngành kiểm sát để trở thành những kiểm sát viên làm việc trong các viện kiểm sát các cấp.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
4.2. Điều kiện về lý lịch
Gần giống như các ngành công an, quân đội, ngành kiểm sát sẽ tiến hành điều tra lý lịch khá “chặt”. Khi nộp hồ sơ thi tuyển vào ngành này, các bạn cần phải đảm bảo có một lý lịch “ sạch”, bản thân và bố mẹ, ông bà, anh, chị, em không vi phạm pháp luật, không có những hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
4.3. Điều kiện về sức khỏe
Nghề kiểm sát viên có áp lực công việc khá lớn. Vì vậy, các bạn cần phải có sức khỏe đảm bảo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trước khi tham dự kỳ thi nghiệp vụ kiểm sát và kỳ thi công chức, bạn cần phải trải qua vòng sơ tuyển sức khỏe. Nếu bạn đảm bảo về chiều cao, cân nặng và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y nguy hiểm, bạn sẽ có cơ hội đi vào “vòng tiếp theo”.
Vai trò của luật, pháp lý, viện kiểm sát là làm rõ sự thực, đưa sai phạm ra ánh sáng. Tham khảo thêm: chứng thực là gì để đảm bảo các thông tin được cung cấp là chính xác.
5. Phương thức thi tuyển để trở thành nhân viên của viện kiểm sát
Để có thể trở thành nhân viên của viện kiểm sát, các bạn phải trải qua những kỳ thi khá gắt gao.
Sau khi có bằng cử nhân luật, các bạn có nguyện vọng muốn làm việc tại viện kiểm sát cần phải tham dự kỳ thi công chức và kỳ thi riêng của ngành kiểm sát. Đề thi rất đa dạng về tất cả các mảng kiến thức nói chung và kiến thức của ngành Luật nói riêng. Ngoài ra, các bạn cần phải tham dự thi tiếng Anh, tin học và một số bộ môn khác theo yêu cầu.
Kết quả thi sẽ được xét theo độ dốc, từ cao xuống thấp, nếu bài thi của bạn đạt được điểm số cao hơn so với các đối thủ, chắc chắn, bạn sẽ giành được tấm vé vào làm việc tại viện kiểm sát- là mơ ước của rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp ngành luật.
Tuy nhiên, trước khi thi tuyển, các bạn cần phải đảm bảo bản thân đáp ứng được tất cả điều kiện của ngành, tránh tình trạng đã trúng tuyển nhưng lại lý lịch gia đình hoặc sức khỏe bản thân lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bài viết trên đây là câu trả lời cho câu hỏi viện kiểm sát là gì và một số điều cần biết về cơ quan này. Hy vọng có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về viện kiểm sát cho những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu.
6. Học viện kiểm sát ra có việc làm không?
Vấn đề đầu ra việc làm là vấn đề mà hầu hết ai trong chúng tra cũng đều quan tâm ở bất cứ ngành nghề nào và học viện kiểm sát cũng vậy. Hiện tại thì cơ hội việc làm của học viện kiểm sát không phải là dễ nhưng cũng không phải là quá khó, bộ máy vẫn còn khá nhiều vị trí. Nhưng cũng đòi hỏi chúng ta có trình độ chuyên môn cao bởi vì đây là ngành quan trọng liên quan đến pháp luật. Vì vậy các bạn cũng đừng quá lo về vấn đề việc làm mà hãy chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để ra trường có thể tạo cho mình một vị trí trong ngành nhé
7. Trường học viện kiểm sát ở đâu?
Trường có tên là Đại học kiểm sát hà nội , trường là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Đại học kiểm sát Hà Nội là cái tên khá mới trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam vì vậy chắc nhiều bạn vẫn không biết trường ở đâu đúg không? Trường được đặt tại trụ sở : phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Và hiện tại chỉ có một cơ sở duy nhất.
Việc làm công chức
Trên đây là những thông tin mà work247.vn đã tìm hiểu để đưa tới các bạn những câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất về viện kiểm sát. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn online vui vẻ!
3366 0