Cho Vay nặng lãi – Thòng lọng xiết cổ con nợ!
Theo dõi work247 tạiTiền là một phần không thể thiếu của cuộc sống, là thước đo giá trị của hàng hóa. Tiền cũng chính là một “mặt hàng” trao đổi. Mặt hàng ấy được trao đổi dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó có cho vay nặng lãi. Vậy cho vay nặng lãi là gì? Nó tồn tại dưới những hình thức nào?
1. Những vấn đề xoay quanh cho vay nặng lãi
1.1. Khái niệm về lãi suất và hệ quả của việc vay vốn lãi cao là gì?
Lãi là là phần phụ trả cho phần chính mà người khác đã bỏ ra. Lãi trong cho vay lãi là lãi suất, là số tiền lãi mà người được vay trả cho người cho vay. Lãi suất chính là tỉ lệ tiền lãi được trả.
Vay lãi là hình thức vay mà người vay và người cho vay được quyền thỏa thuận lãi suất nhưng không được vượt mức lãi suất cho phép của ngân hàng (9%/năm) tức là vượt mức 13,5%/năm.Cho vay nặng lãi là hình thức vay tiền với lãi suất cao vượt mức 150% so với lãi suất của Ngân hàng nhà nước (áp dụng theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2024). Sau đó Bộ luật Dân sự đã sửa đổi quy chế về lãi suất giữa hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu vượt mức này sẽ được quy vào hình thức cho vay nặng lãi, hay còn gọi là “tín dụng đen”.
Ví dụ : vay 1 triệu đồng, thì lãi suất phải trả (theo lãi suất của ngân hàng Nhà nước) tối đa là 200.000đ/ năm. Nếu lãi suất trên 200.000đ/năm của 1 triệu sẽ được tính là nặng lãi. Các đối tượng cho vay nặng lãi thường tính lãi theo mức 5000đ/ngày = 150.000/1 tháng = 1.800.000/1 năm vậy mức lãi suất nặng lãi sẽ là 180%/năm gấp 9 lần so với mức lãi suất của ngân hàng.
Tham khảo thêm xu hướng tim viec cũng như danh sách các việc làm phổ biến và hấp dẫn nhất hiện nay tại timvec365.com
1.2. Những hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi?
Căn cứ vào Điều 163 Bộ luật Hình sự 2024, người cho vay sẽ bị cấu thành tội cho vay nặng lãi khi :
- Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng.
- Mức lãi suất cao hơn mức quy định từ 10 lần trở lên và có tính chất bóc lột.
Từ các mức phạm tội trên Nhà nước ta có những hình phạt cụ thể. Đó là các hình phạt hành chính, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm, hoặc phạt cải tạo không giam giữ 3 năm tùy vào mức độ phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự 2024.
Ví dụ : Như 1.000.000 đồng vay lãi ở phía trên, lãi 1 năm 180% /năm là 1.800.000, đây là số tiền thu chưa vượt quá 30 triệu và chưa có tiền án tiền sự nên chưa cấu thành tội. Nếu số tiền thu chưa đến 30 triệu và có tiền án tiền sự, hay thu được từ 30 triệu trở lên sẽ bị truy cứu TNHS về tội cho vay nặng lãi.
Vậy nên không phải trường hợp cho vay lãi nào cũng phạm tội cho vay nặng lãi.
Tìm việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
1.3. Trường hợp nào người vay nặng lãi bị quy thành tội chiếm đoạt tài sản ?
Trả tiền là nghĩa vụ của người vay nợ và phải được thực hiện đầy đủ đúng hạn theo thỏa thuận. Nếu người cho vay không có dấu hiệu phạm tội cho vay nặng lãi hoặc số tiền lãi người cho vay, thu được chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi (dưới 30 triệu) thì người vay phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của mình. Nếu cố tình không trả sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chiếm đoạt tài sản.
Những người làm việc trong ngạch, cơ quan chức năng Nhà nước gọi là viên chức, công chức. Cụ thể viên chức là gì? bạn hãy cùng tìm hiểu với những chia sẻ chính xác của work247.vn nhé.
1.4. Các hình thức cho vay lãi và cho vay nặng lãi
Cho vay lãi hay cho vay nặng lãi tồn tại dưới nhất nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Chúng ta có thể điểm qua một số hình thức cho vay sau :
Hỗ trợ tài chính : cái tên rất mỹ miều nhưng thực chất đó là cho vay nặng lãi. Ví dụ vay 10 triệu đồng lãi suất 1 tháng phải trả là 900.000đ – 1.500.000đ một tháng, tương ứng với lãi suất 108 – 180%/năm. Người vay thường phải thế chấp thẻ sinh viên hoặc chứng minh thư. Đối với khoản vay từ 20 triệu trở lên cần có sổ hộ khẩu.
Bốc họ : là hình thức cho vay gần như không cần thế chấp, chỉ cần giám định tài sản. Và là hình thức vay nóng, lãi của hình thức này rất cao khoảng 400%/năm. Ví dụ bạn vay 20 triệu, phải trả 20 triệu trong vòng 1 tháng nhưng số tiền thực tế bạn cầm chỉ 16 triệu.
Vay tiền online : là hình thức vay tiền online thông qua app vay tiền trên điện thoại di động mà không cần giám định tài sản, chỉ cần chụp ảnh chứng minh thư, và một số bước đăng ký cần thiết, ngay lập tức tiền sẽ được chuyển về tài khoản. Mức lãi suất cần tương đương với bốc họ cụ thể vay 3tr900 sau 7 ngày sẽ phải trả 4tr500 mức lãi suất xấp xỉ 15,5%/1 tuần. Hình thức này chỉ được vay giới hạn tối đa 7 ngày.
Trả góp điện thoại : thông qua các công ty chuyên trả góp như Fe, Home Credit, Aho,… hoặc trả góp thông qua tín dụng đen tự trả góp của các cửa hàng điện thoại. Mức lãi suất của các công ty trả góp ở mức khoảng 12%/năm ( vẫn nằm trong giới hạn cho phép), của tín dụng đen khoảng 20-23% giá trị sản phẩm. Bản chất của hai hình thức này là giống nhau. Trả qua công ty giá trị sản phẩm sẽ tăng lên, dẫn đến số tiền lãi tăng lên. Trả qua tín dụng đen tỷ lệ lớn nhưng giá trị sản phẩm thấp. Quy đồng ra mức trả trung bình một chiếc điện thoại có cùng thời hạn trả của 2 bên khoảng từ 150 – 300 nghìn đồng.
Cầm đồ : Tùy theo giá trị của đồ vật được đem đi cầm cố mà người ta sẽ cho bạn vay tiền (thường thấp hơn giá trị hiện vật) rồi tính lãi số tiền vay đó. Trung bình tiền lãi từ 1 nghìn đến 3 nghìn đồng trên 1 triệu 1 ngày.
Thắc mắc hay gặp: vốn tự có của ngân hàng là gì? Nếu bạn cũng quan tâm đến thông tin này hãy truy cập work247.vn ngay để tìm hiểu rõ nhé.
2. Cho vay nặng lãi - thòng lọng trói cổ người vay
Sau khi bị những lời dụ dỗ của những kẻ cho vay nặng lãi, con nợ sẽ tiến hành ký kết các giấy tờ đầy đủ liên quan. Những người tìm đến cho vay nặng lãi thường là những người đã rơi vào tình trạng bế tắc cần tiền để giải quyết vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề xong, lại tiếp tục bế tắc vì tiền trả chỗ cho vay nặng lãi. Khi vay số tiền lớn, bạn sẽ nhận được liên tục các cuộc gọi « hỏi thăm » nhắc nhở bạn « hoàn thành nghĩa vụ » vay tiền của mình. Cuộc hỏi thăm sẽ ngày một đều đặn và dày dặn hơn khi xát ngày trả nợ. Chỉ cần bạn cố tình lẩn tránh không nghe, trốn không trả nợ sẽ có ngay một cuộc gọi điện thoại về cho gia đình, một cuộc gặp gỡ « thân mật » giữa chủ nợ và gia đình bạn, cùng với những lời đe dọa, hành động đe dọa. Sau đó là đến bạn. Và đương nhiên chủ nợ sẽ không dùng gương mặt của « những người anh em thiện lành » đến để gặp bạn đâu !
Rồi khi mà số tiền lãi của bạn vượt qua cả mức tiền vay, cả số nợ và số lãi của bạn đã là con số khổng lồ và không đủ sức trả, họ không thể kiện bạn tội chiếm đoạt tài sản nhưng cả đời bạn sẽ phải chốn chui chốn lủi vì chủ nợ luôn lùng sục, và bằng những mối quan hệ trong “thế giới ngầm” của mình họ có thể tìm ra bạn bất cứ lúc nào.
Con khi con nợ vay một số tiền không lớn. chủ nợ sẽ tự biết cách làm cho số tiền đó lớn. Đó là « giả vờ » quên nhắc bạn trả nợ để số lãi nhân lên, hoặc có cớ phạt. Nếu bạn không đủ sức trả, chủ nợ sẽ « khoan hồng » viết cho bạn một cái giấy nợ mới bao gồm cả tiền gốc và lãi thành số vay hiện tại, thế là lãi lại đẻ ra lãi. Một vòng luẩn quẩn giống như trường hợp trên lại bắt đầu.
Đối tượng mà chủ nợ hướng đến thường là sinh viên và những người đam mê lô đề cờ bạc, chủ buôn nhỏ.. là những người không có điều kiện tiếp cận vay vốn ngân hàng và không có tài sản thế chấp. Sinh viên là những người dễ bị dụ dỗ, dễ bị lừa, và dễ gặp bế tắc trong cuộc sống cần tiền giải quyết nhất. Sau đó đến các con nghiện lô đề, sẵn sàng đem giấy tờ nhà, đất đi cầm cố để cờ bạc.
Gọi là tín dụng đen, chủ nợ không ép buộc ai vay tiền mà con nợ tự tìm đến “xin được vay”, vay tiền không cần thế chấp, vay tiền chỉ cần chữ “tín” nhưng hầu như chưa ai có thể trốn nợ thành công.
Tìm việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Trước khi vay tiền “tín dụng đen” người vay phải cân nhắc thật kỹ tránh để lại những hậu quả đáng tiếc sau này.
1408 0