Bảo trợ truyền thông là gì? Cách tối ưu hoạt động này hiệu quả
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 01-07-2024
Truyền thông - một trong những hoạt động giữ vai trò chủ đạo và trọng yếu trong mọi sự kiện, chương trình,... Thế nhưng, công tác này còn hạn chế do phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là ngân sách. Chính bởi vậy, bảo trợ truyền thông là một giải pháp có hiệu quả, giúp bạn tiếp cận với khách hàng, độc giả, khán giả nhanh chóng hơn. Vậy bảo trợ truyền thông là gì?
1. Khái niệm bảo trợ truyền thông
Bảo trợ truyền thông là một thuật ngữ chuyên ngành, chỉ hoạt động các trang tin điện tử, tạp chí, báo chí đại diện bảo trợ cho mặt thông tin trên website hoặc trang tin của họ cho một chương trình hoặc sự kiện cụ thể nào đó của một thương hiệu. Nếu hai bên đồng ý thỏa thuận, đơn vị truyền thông sẽ cử nhân sự và đội ngũ chuyên biệt của bên mình để tác nghiệp trong sự kiện/chương trình của thương hiệu. Lúc này các đơn vị truyền thông có nhiệm vụ chính là truyền tải thông tin, tin tức một cách chính xác và nhanh nhất trong phạm vi cho phép của thương hiệu.
Hình thức của bảo trợ truyền thông cụ thể ra sao còn tùy thuộc vào yêu cầu cũng như quy mô của các thương hiệu. Nhưng đa phần, các hình thức thông dụng nhất vẫn là viết bài quảng cáo, PR cho thương hiệu mang tính độc quyền để đưa tin trên trang của các đơn vị bảo trợ. Bên cạnh đó, một số hình thức khác có thể là quay video, thiết kế các dạng tin đồ họa,... bất kể là hình thức nào, nhiệm vụ của bảo trợ truyền thông vẫn là truyền tải được thông điệp của thương hiệu đến khán giả.
Xem thêm: Công ty truyền thông là gì? Bỏ túi thông tin hữu ích về công ty truyền thông
2. Một số giải pháp tối ưu bảo trợ truyền thông
Ban tổ chức của một sự kiện, chương trình quảng bá cho một thương hiệu thường phải lên kế hoạch để xin tài trợ cũng như bảo trợ truyền thông. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là một công đoạn mang tính khởi điểm để thúc đẩy sự mạnh mẽ của thương hiệu mà thôi, còn sự thành công của sự kiện/chương trình sau đó là một hành trình dài phía trước.
Để tối ưu bảo trợ truyền thông, các thương hiệu cần tối ưu đồng thời những yếu tố còn lại. Hai yếu tố cùng đồng thời tồn tại và nên được các thương hiệu chú trọng trong công tác bảo trợ truyền thông, đó chính là nâng cao số lượng cũng như chất lượng của nội dung các bài viết. Dưới đây là những giải pháp chi tiết bạn có thể tham khảo:
2.1. Xây dựng kế hoạch viết và gửi bài rõ ràng
Khi tham gia chiến dịch bảo trợ truyền thông, cụ thể mỗi đơn vị cần xây dựng chiến lược viết bài đồng thời cho tất cả nhân sự trong bộ phận. Thông thường, các tạp chí, trang tin, báo,... sẽ xuất bản không giới hạn các nội dung sau khi đã xác nhận hoạt động bảo trợ.
Ngoài những nội dung bài viết được đích danh các đơn vị truyền thông như báo chí, trang tin,... xuất bản thì trường hợp thương hiệu có nhu cầu quảng cáo, PR thêm,... bạn cũng nên chủ động phân chia nhiệm vụ chi tiết, bài viết nào với số lượng bao nhiêu, tính chất bài viết cụ thể cho từng nhân sự. Tiếp đến, là công tác gửi nội dung sang cho các đơn vị báo chí, trang tin để họ hỗ trợ đăng bài.
Cách tốt nhất để tiện theo dõi là hãy chia sẻ cụ thể lịch viết bài, yêu cầu cá nhân của từng nhân sự và gửi chúng cho bên bảo trợ để tương tác dễ dàng hơn.
2.2. Cung cấp những nội dung hữu ích
Với những nội dung đã được lên chiến lược cụ thể, thì hiệu quả đến từ tần suất đăng bài là khá lớn. Thế nhưng, độc giả luôn mong muốn tiếp cận được những nội dung chất lượng. Do đó, chỉ số lượng thôi là chưa đủ, nhằm hấp dẫn được độc giả, mỗi nội dung phải đảm bảo được tính mới mẻ, độc đáo và hữu ích.
Bên cạnh việc truyền tải các nội dung mang tính cập nhật, hữu ích, chính xác và cụ thể nhất về dịch vụ/sản phẩm hay các thông cáo liên quan đến thưng hiệu trên các trang tin, trang báo,... thì những người có vai trò sáng tạo và phụ trách về phần nội dung bài viết đó phải làm thế nào để bài viết mang tính chuyên sâu, có thể bóc tách được nhiều góc độ mà độc giả mong muốn được đọc, nhằm hấp dẫn được sự quan tâm của họ đến thương hiệu.
Đừng chỉ xuất bản những nội dung quá bình thường và đăng chúng, nhân sự chịu trách nhiệm mảng này có thể làm tốt hơn nhờ vào sự sáng tạo các hình thức bài viết, cụ thể:
- Nội dung Report: Đây là dạng bài viết giúp truyền tải thông tin về các sự kiện, chương trình, thông báo các diễn biến xuyên suốt một sự kiện, trước khi và sau khi một sự kiện truyền thông chấm dứt.
- Nội dung Recap: Đây là dạng bài viết có nội dung mang tính chất tường trình về tin tức nội bật, nóng hổi nhất chương trình, sự kiện, đưa tinh về các hoạt động ngoài lề nằm trong chiến dịch để nâng cao độ phủ sóng của thương hiệu.
- Nội dung Pictorials: Đây là dạng bài thiết lập các nội dung phần lớn là nội dung hình ảnh, chẳng hạn như nội dung theo hình thức đồ họa, nội dung clip, hay các hình ảnh động, tĩnh đa dạng. Đó có thể là hình ảnh được ghi chép lại trong các sự kiện, chương trình, các clip được quay lại, các phác thảo đồ họa đẹp mắt và sinh động do bộ phận chuyên biệt của thương hiệu thực hiện. Trong bối cảnh thông tin được số hóa, những nội dung dạng text truyền thống ít được ưa chuộng hơn so với những nội dung mang tính trực quan.
- Nội dung Analysis: Đây là một hệ thống bài viết phân tích tổng hợp và chuyên biệt về chương trình, sự kiện. Những bài viết này đa phần là dạng bài đưa ra các góc nhìn cá nhân, nhận định chủ quan.... Để gia tăng được tính hấp dẫn và thuyết phục, các chuyên viên phụ trách viết bài sẽ đặt mình ở vị trí của một bên thứ ba, hay chính xác là các nhà báo, phóng viên,... tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích để đưa các thông tin đến độc giả một cách chính xác nhất.
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn cũng là một trong những dạng bài thông dụng và có tính hiệu quả cao. Chuyên viên phụ trách viết bài có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với nhà tài trợ, CEO công ty,... hay thậm chí là các khán giả để có được tài nguyên phục vụ cho bài viết.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên truyền thông
2.3. Giao nhiệm vụ cho nhân sự chuyên trách
Một nội dung chất lượng thường phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố, một là phần hình ảnh, và hai là phần viết. Hai công đoạn này đều phải tiêu tốn khá nhiều công sức, thời gian, yêu cầu người viết phải xây dựng kế hoạch từ đầu để có thể bố trí triển khai từng bước cụ thể sao cho hiệu quả nhất.
Để có một bài viết hay, mỗi chương trình, sự kiện,... công ty nên giao nhiệm vụ cụ thể ít nhất cho hai đến 3 nhân sự chuyên trách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ này.
2.4. Gửi bài trước một khoảng thời gian nhất định
Một tuần là khoảng thời gian thích hợp nhất nhằm đảm bảo nội dung có thể đăng đúng thời điểm “vàng”. Lúc này, độc giả xem tin nhiều hơn, tiếp cận được nhanh chóng và chính xác hơn các tin tức về chương trình/sự kiện.
Để làm tốt công đoạn này, công ty nên tuân thủ một quy trình nhất định. Trước hết là xây dựng nội dung cho bài viết, thứ hai là duyệt nội dung và thứ ba là gửi nội dung cho đơn vị báo chí. Cụ thể, cũng cần phải xác định cá nhân nào phụ trách việc làm kiểm duyệt nội dung và thời hạn kiểm duyệt cụ thể như thế nào. Thường thời hạn duyệt và sửa bài của từng kênh báo chí là khác nhau. Chính bởi vậy, một tuần là thời điểm lý tưởng để bạn gửi bài và tương tác chờ duyệt với bên đó.
2.5. Chia sẻ lên đa dạng kênh truyền thông
Truyền thông có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào tính viral của bài viết đó. Một nội dung độc đáo, hữu ích thường sẽ được chia sẻ nhiều hơn, tiếp cận được nhiều độc giả hơn, đặc biệt là trong bối cạnh truyền thông mạnh mẽ như hôm nay.
Các công ty có thể tận dụng những mối quan hệ thân quen, từ nhân sự trong công ty cho đến các mối quan hệ khác. Họ đều có thể là những gương mặt đại diện cho thương hiệu của bạn để lan tỏa nội dung đến độc giả nhanh chóng hơn.
Hy vọng bài viết bảo trợ truyền thông là gì đã giúp bạn hình dung rõ hơn về hoạt động này trong các doanh nghiệp!