Có các nghiệp vụ xuất nhập khẩu nào nhân viên cần thiết phải có?
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Hoạt động xuất nhập khẩu đã không còn xa lạ gì với thị trường ngày nay, các nhân viên trong lĩnh vực này cũng ngày càng tăng nhiều hơn. Thế nhưng, các bạn đã thực nắm hết được những công việc cũng như kỹ năng mà mình cần phải có khi làm trong lĩnh vực này chưa? Dù biết ít nhiều thì cũng hãy cùng work247.vn khám phá sâu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà nhân viên cần có nhé.
1. Các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
1.1. Ngành xuất nhập khẩu
Nói chung về ngành xuất khẩu để các bạn có thể hiểu tổng quan nhất về ngành này. Đây là ngành bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau, là nền tảng của hoạt động ngoại thương với quốc tế.
Xuất nhập khẩu chính là nghiệp vụ quá trình thương mại của quốc gia đó, nó có quan hệ mật thiết với những lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp. Sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của các nước trên thế giới vì xuất nhập khẩu được coi là cầu nối kinh tế thế giới.
Xem thêm: PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Thông tin và ý nghĩa của PCS
1.2. Những nghiệp vụ xuất nhập khẩu cần thiết
Để có chỗ đứng cũng như có thể làm tốt công việc của mình trong ngành xuất nhập khẩu, bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, người làm trong ngành này cũng đòi hỏi phải có một số nghiệp vụ nhất định.
1.2.1. Nghiệp vụ về quy trình và chính sách xuất nhập khẩu
Với mỗi mặt hàng xuất nhập khẩu đều có những quy trình cũng như có những quy định riêng đối với mặt hàng đó. Vì thế, khi là một nhân viên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn cần phải biết được những quy chuẩn này để có thông qua việc xuất khẩu hay nhập khẩu các hàng hóa đó không.
1.2.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Việc xuất nhập khẩu hàng hóa là sự trao đổi giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới, chính vì thế mà ngôn ngữ cũng như cách trao đổi cũng gặp nhiều rào cản. Viện thanh toán giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau, vì thế cần nắm bắt và thành thạo các phương thức thanh toán của quốc tế. Hiểu rõ những đặc điểm, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng để hạn chế những tổn thất không đáng có.
1.2.3. Nghiệp vụ thủ tục hải quan
Hải quan chính là bộ phận thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát những hàng hóa được đem trao đổi, không những thế công việc của hải quan còn giám sát cả những phương tiện vận chuyển, thực hiện các việc như thue thuế xuất nhập khẩu, điều tra khi có dấu hiệu buôn lậu….
Đối với những thủ tục hải quan, nhân viên cần nắm bắt được những chính sách hiện hành, các luật pháp cũng như các biện pháp xử phạt đối với các tình huống vi phạm. Cần biết cách áp mã hàng hóa HS code, các cách để tính thuế. Bên cạnh đó, người thực hiện lĩnh vực này còn cần hiểu những quy trình khi thông qua các cửa khẩu, sân bay để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra đúng quy trình. Thành thạo sử dụng các phần mềm trong lĩnh vực, cụ thể như khai báo hải quan, biết về các kiến thức như nguyên lý kế toán, hoàn thuế, VAT, thanh khoản…..
1.2.4. Nghiệp vụ chứng từ
Các nhân viên trong lĩnh vực này cần nắm bắt và hiểu những thông tin, chi phí về các loại chứng từ, những thủ tục cần phải làm khi thông qua hải quan. Ngoài ra, tùy theo phương thức khi thanh toán mà các loại chứng từ xuất nhập khẩu cũng cần được hoàn thiện một cách đầy đủ.
1.2.5. Nghiệp vụ hợp đồng, các giao dịch
Giữa các doanh nghiệp, tổ chức hợp tác làm ăn, buôn bán với nhau luôn cần có bản hợp đồng để làm minh chứng cũng như đưa ra các khoản điều kiện phù hợp với cả hai bên. Đối với các hợp đồng trong lĩnh vực này rất cần chú ý đến những nội dung, các điều khoản được đề cập đến, những hình thức, ký kết…Còn đối với nghiệp vụ giao dịch, nhân viên cần biết cách xây dựng các phương án kinh doanh sao cho hợp lý, biết cách xây dựng chi phí để đàm phán về giá cả.
1.2.6. Nghiệp vụ giao nhận vận tải
Đối với giao nhận các hàng hóa, xảy ra 2 hình thức căn bản là vận tải quốc tế và vận tải nội địa:
Về vận tải nổi địa: chí tâm đến mục đích sử dụng, các vận hành, các phí, phụ phí….
Về vận tải quốc tế: cần để ý đến các phương tiện vận chuyển hàng hóa, các giá cước, phí, phụ phí; các danh sách cảng biển, sân bay để xác nhận giấy chứng từ từ các bên quốc tế.
2. Một số công việc nằm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Bộ phận xuất nhập khẩu cần thực hiện các hoạt động giao dịch, ký hợp đồng với các đối tác trong việc thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các nước trên thế giới.
Thực hiện các thủ tục, các loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu để tránh gây ra những vấn đề về lưu thông hàng hóa, tài chính….Đối chiếu, kiểm tra hồ sơ của các đối tượng xuất nhập khẩu khi đã thông qua các hải quan, sân bay khác….
Tìm kiếm những nguồn cung ứng tốt cho nhà sản xuất và thị trường, giữ liên lạc và thường xuyên trao đổi với khách hàng, các nhà cung cấp để báo cáo tình hình của hàng hóa. Phát hiện như sai sót để có những cách giải quyết kịp thời.
Ghi chép, thiết lập các báo cáo cho cấp trên để kiểm soát tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Nên theo học ngành xuất nhập khẩu này hay không?
Để trả lời được cho câu hỏi này, bạn cần quan tâm đến những gì mà mình nhận được khi học ngành này.
3.1. Các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xuất nhập khẩu
Nếu được tham gia và các khóa học về xuất nhập khẩu, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về thương mại quốc tế, ngành xuất nhập khẩu nói chung, các nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu. Từ đó, sau khi tốt nghiệp thì bạn cũng đã có trong mình những kiến thức về ngành này, có những kỹ năng để thực hiện công việc.
3.2. Khả năng thích nghi
Việc hội nhập quốc tế là là cách đề thực hiện toàn cầu hóa trên thế giới. Sự giúp đỡ giữa quốc gia này và quốc gia khác cần có sự chuyển đổi với nhau. Nước này có thể thiếu nguyên vật liệu, nhưng ở nước khác thì lại thừa, vì thế mà thị trường luôn cần có dòng chảy hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu. Tuy nhiên, thị trường thế giới luôn có nhiều biến động. Không chị về mặt chính trị, các mặt văn hóa, xã hội, kinh tế của các quốc gia có sự biến đổi cũng tác động không nhỏ đến việc xuất nhập khẩu.
Nhân viên xuất nhập khẩu cũng sẽ học được cách thích nghi với sự biến đổi này không chỉ trong công việc, mà còn rèn luyện cách phản ứng với những thay đổi trong cuộc sống của họ.
3.3. Cơ hội làm việc lớn
Như đã nói ở trên thì việc xuất nhập khẩu là điều thiết yếu để các nước trở nên phát triển hơn. Vì thế trong nhiều lĩnh vực của quốc gia luôn đẩy mạnh sự trao đổi với các nước khác trên thế giới. Đây cũng chính là cơ hội tạo ra nhiều việc làm hơn cho các công dân.
Vậy là work247.vn đã giới thiệu cho bạn những kiến thức, cũng như các thông tin tổng hợp xoay quanh các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rồi. Ngành xuất nhập khẩu này cũng luôn được đánh giá rất tiềm năng, vì thế đây cũng là cơ hội nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo.