Bí quyết trong cách quản lý nhà hàng ăn uống mà chủ nên biết

Tác giả: Phạm Hường

Kinh doanh nhà hàng ăn uống luôn là công việc đòi hỏi hàng trăm nhiệm vụ khác nhau như phụ trách nhân sự trong nhà hàng và lên kế hoạch nguyên liệu, thực đơn. Như vậy, cách quản lý nhà hàng ăn uống sao cho hiệu quả để tối ưu thời gian, chi phí? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết để biết cách quản lý nhà hàng đạt doanh thu cao nhé.

1. Quản lý tài chính nhà hàng sao cho đạt hiệu quả cao?

Việc lên kế hoạch mô hình quản lý tài chính nhà hàng là một trong những bước đệm quan trọng giúp chủ nhà hàng có thể tiết kiệm tối ưu mặt thời gian cũng như kiểm soát tốt tài chính để đầu tư cho sự phát triển của nhà hàng.

Dựa trên các bài học thu được từ chiến lược kinh doanh nhà hàng mà bạn cần phải có công thức riêng nếu muốn thành công. Cụ thể bạn phải là người chế biến thức ăn, lên thực đơn ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho nhà hàng. 

Bên cạnh đó bạn sẽ là người cho khách hàng trải nghiệm mọi dịch vụ trong nhà hàng của bạn nên hầu hết chi phí cho hoạt động này nhiều. Bạn cần có phương pháp cân đối chi phí một cách thông minh để không bị rơi vào tình trạng thu lỗ hoặc hụt ngân sách.

Quản lý tài chính nhà hàng

Đặc biệt nếu nhà hàng mà bạn đang kinh doanh hiện đã sở hữu một lượng khách hàng nhất định thì chắc chắn bạn sẽ phải tuyển dụng khá nhiều nhân viên để phục vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Mục đích là tiện lợi hơn trong các việc theo dõi, giám sát cùng với các chức năng cân đối tính toán phù hợp. 

Chính bởi vì ngày nay có khá nhiều các nhiệm vụ để trang bị nên một nhà hàng uy tín đó chính là sắm sửa cơ sở vật chất, sắm sửa nguyên vật liệu thì cần phải đưa ra sự thông báo với kế toán kịp thời. Doanh thu cuối ngày cũng vậy, mọi thứ đều phải được đưa vào dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác để tránh thiếu tiền hoặc mất tiền. 

Việc trang bị một quầy lễ tân riêng để khách hàng thực hiện thanh toán chuyển khoản đều rất quan trọng bởi điều này sẽ làm rõ ràng hơn về số liệu trong hoá đơn hoặc tránh những trường hợp nhân viên ăn bớt của nhà hàng.

Xem thêm: Marketing nhà hàng là gì? Chiến lược marketing nhà hàng thành công

2. Lên kế hoạch quản lý chế độ thực phẩm an toàn cho nhà hàng

2.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác nhận nhà hàng mà chủ đang quản lý có đạt tiêu chuẩn hay không.

Đảm bảo vệ sinh an toàn

Tuy nhiên để sở hữu được loại giấy chứng nhận quý giá này thì nhà hàng cần phải đạt được một số tiêu chí quan trọng như dụng cụ sạch sẽ, hệ thống nguồn nước sạch, hệ thống kho và thải an toàn. 

Khi nhà hàng có thể đảm bảo được mọi yếu tố này thì càng chứng tỏ chủ nhà hàng đang làm rất tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. Không chỉ vậy các bạn cũng có thể đăng ký tham gia các lớp học đào tạo kiến thức, nghiệp vụ thực phẩm một cách chính xác và khoa học để đảm bảo rằng có thể áp dụng tốt trong công việc kinh doanh nhà hàng của mình.

2.2. Nguồn hàng được cung cấp sạch sẽ

Đây là yếu tố rất quan trọng để quyết định khách hàng có ở lại lâu với nhà hàng của bạn hay không. Nếu đồ ăn mà nhà hàng của bạn cung cấp không ngon và nguồn nguyên liệu không đảm bảo, không rõ địa điểm xuất xứ sẽ gây tác động đến sức khoẻ của khách hàng. Cho nên nhà hàng phải tìm nguồn hàng chất lượng tốt cùng đội ngũ đầu bếp tuyệt vời để giúp cho cửa hàng được đông khác hơn.

Tham khảo các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống chúng tôi có thể khẳng định rằng thực phẩm ăn uống tại các bữa ăn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì thế hãy tuyển dụng cho nhà hàng một đội ngũ nhân viên đánh giá chất lượng sản phẩm để có thể kiểm tra một cách kỹ lưỡng và chính xác nhất chất lượng nguồn nguyên liệu mà bạn mua. 

Nguồn hàng sạch

Đặc biệt lô hàng mà nhà hàng ăn uống nhập về có thể không may xảy ra các sự cố đáng tiếc như hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng đóng gói. Chính vì vậy khi có người kiểm tra chất lượng nguyên liệu thì các đầu bếp mới có thể chế biến nên những đồ ăn tươi ngon.

Việc chuẩn bị các thiết bị bảo quản đông lạnh luôn là yếu tố quan trọng tiếp theo để đồ ăn của nhà hàng được duy trì độ tươi. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp cần đọc và nghiên cứu thật kỹ, đừng nhầm lẫn bỏ qua bước work247.vn hướng dẫn này nhé.

2.3. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu nhà hàng

Chủ nhà hàng cần tập trung tối đa hơn với các quy trình quản lý bếp ăn trong nhà hàng bởi bên cạnh các quy trình nhập nguyên liệu chế biến thì sau đó còn cả quá trình định lượng thực phẩm. 

Ngày nay không ít các nhà hàng ăn uống chủ quan trong việc gặp phải những tình huống cuối tháng bị hao hụt rất nhiều chi phí, thậm chí nhà hàng đó bị lỗ trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu chính là các đầu bếp thông đồng với bên kiểm định chất lượng nguyên liệu về đề nghị cắt giảm khẩu phần ăn của khách hàng.

Chất lượng nguyên vật liệu

Điều này càng chứng tỏ rằng việc tuyển dụng các đầu bếp làm việc tại bếp ăn đóng vai trò rất quan trọng. Chủ nhà hàng nên chọn một đầu bếp trung thực và là người có tâm huyết với nghề, tránh những tình huống tham nhũng không đáng có. Lời khuyên là chủ nhà hàng có thể bàn giao nhiệm vụ ghi chép cho quản lý về các thống kê báo cáo về số món ăn bày ra cho khách, khẩu phần ăn cũng như nguyên liệu nhập.

Mặc dù với cương vị là chủ nhà hàng nhưng bạn cũng nên thường xuyên đi khảo sát các công việc kiểm tra kho nguyên liệu nhập khẩu cũng như các công việc nấu ăn trong nhà bếp để tình hình phát triển của nhà hàng được phát triển tốt hơn. 

Xem thêm: Mách bạn cách quản lý quán ăn từ xa trong kinh doanh hiệu quả

3. Tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả cho chủ nhà hàng

3.1. Điều hành nhân viên tại nhà hàng

- Thường xuyên lập các cuộc họp với nhân viên để trao đổi, đào tạo các nghiệp vụ quản lý công việc tại nhà hàng

Đây là một cuộc họp rất quan trọng nhằm giúp cho nhân viên và chủ nhà hàng được trao đổi cũng như nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Đồng thời chủ nhà hàng có thể góp ý, khuyên bảo cũng như đào tạo một số kỹ năng và những điều cần lưu ý đối với nhân viên của mình.

- Chủ nhà hàng cần phải là người giải quyết những mâu thuẫn của nhân viên trong quá trình làm việc, làm cho mọi người đoàn kết như một ngôi nhà, biết lắng nghe nhân viên và tạo điều kiện cho họ.

Nếu không may xảy ra tình huống khách hàng nhìn thấy những nhân viên trong nhà hàng đang xung đột hoặc cãi nhau thì chắc chắn họ sẽ đánh giá đạo đức và nhận thức trong nhà hàng này không đủ tốt. Thậm chí họ sẽ không bao giờ quay trở lại bởi họ cảm thấy bực bội và tiêu cực.

Điều hành nhân viên

Như vậy người quản lý nhà hàng hoặc chủ nhà hàng phải có phương án lường trước được những tình huống có thể xảy ra trong nhà hàng này. Cụ thể quản lý cần có cách giải quyết khéo léo để tránh tình trạng mất lòng nhân viên, đồng thời cũng hạn chế những điều tệ nhất có thể xảy ra tại nhà hàng.

Là người chủ hay doanh nhân thành đạt họ đều biết cách lắng nghe và sửa chữa mọi sai sót, họ đều là những người được lòng tất cả mọi người trong nhà hàng. Do vậy nếu nhân viên sai sót gì trong quá trình làm việc thì các bạn nên hẹn nhân viên ra sảnh để nhắc nhở chứ không nên phê bình họ và chửi mắng trước mặt khách hàng.

3.2. Lập bảng kế hoạch các nhiệm vụ cần làm

Việc xây dựng kế hoạch công việc một cách rõ ràng sẽ giúp cho nhà hàng đảm bảo nhanh chóng hoàn thành tiến độ công việc trong thời gian sớm nhất, đồng thời cũng có thể giúp cho nhà hàng tối ưu các khoản chi phí.

Cách tốt nhất để nhà hàng được quản lý tình hình kinh doanh tốt đó là chủ nhà hàng có thể lập một bản danh sách các nhiệm vụ công việc phải hoàn thành theo ngày, theo tháng để đội ngũ nhân viên hoàn thành trong đúng hạn. Đồng thời chủ nhà hàng có thể đề cập đến những phát sinh có thể xảy ra và phương án xử lý kịp thời cho nhân viên.

3.3. Thường xuyên giám sát và theo dõi mọi hoạt động làm việc của nhân viên

Chủ nhà hàng bên cạnh việc giao việc và lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng thì họ còn phải đảm nhận nhiệm vụ giám sát cũng như kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên trong ca làm việc. Mục đích chính là đảm bảo nhân viên được làm việc đúng năng suất cũng như nghiêm túc với tiến độ công việc. 

Theo dõi hoạt động làm việc của nhân viên

Bên cạnh đó việc thường xuyên giám sát các hoạt động của nhân viên trong nhà hàng sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể nhận định được tình hình hoạt động của nhà hàng. Từ đó họ sẽ đưa ra các phương án tối ưu kịp thời với những kế hoạch chưa được thực hiện tốt như mục tiêu đã đặt ra.

3.4. Nhà vệ sinh sạch sẽ

Đây là nhiệm vụ của những người làm công tác dọn sạch nhà vệ sinh cho khách hàng. Cụ thể chủ nhà hàng cần phải thường xuyên đi lại để giám sát xem nhân viên có dọn sạch sẽ triệt để mọi giấy rác trong nhà vệ sinh hay không.

Hãy đảm bảo rằng mọi ngóc ngách trong khách sạn đều đã được làm sạch từ sâu bên trong. Đặc biệt hơn chính là sảnh mặt tiền và quầy lễ tân của nhà hàng cần luôn đảm bảo không gian  sạch sẽ, bầu không khí trong lành để khách hàng có thể được hưởng bầu không gian thoải mái, tiện nghi nhất.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về cách quản lý nhà hàng ăn uống mà chủ nhà hàng hoặc các nhà khởi nghiệp kinh doanh có thể tham khảo qua. Mong rằng mọi kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp trong bài tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra phương án kinh doanh nhà hàng đạt hiệu quả cao nhất.