Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh nhanh chóng
Tác giả: Phạm Hường
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhiều lĩnh vực kinh doanh trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bằng mã số thuế.
1. Định nghĩa về mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Mã ngành nghề kinh doanh được xem là một phần không thể thiếu khi các chủ thể hay các tổ chức có mong muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh giúp doanh nghiệp đó chứng minh hoạt động kinh doanh hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Mã ngành nghề kinh doanh được nhận diện như một dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Cụ thể mã này sẽ thể hiện bằng dãy số gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.
2. Những quy định cần nhớ đối với các loại hình kinh doanh
Theo như các quy định của pháp luật doanh nghiệp đã được thi hành ngày nay thì các ngành nghề sẽ được phân loại như sau: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề pháp luật cấm được Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh không thuộc 2 loại đã nêu trên.
Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn kinh doanh các ngành nghề để thành lập doanh nghiệp và tránh kinh doanh những lĩnh vực nhà nước đang cấm.
Ngày nay, pháp luật đã đưa ra quyết định cho phép các doanh nghiệp, tổ chức có quyền kinh doanh tự do các ngành nghề, lĩnh vực tuỳ ý mà không bị ngăn cấm. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bị lạm dụng mà Chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể với danh mục các ngành nghề bị cấm kinh doanh như sau:
Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tuỳ ý tuy nhiên những lĩnh vực, ngành nghề đó không được pháp nằm trong khu vực cấm của pháp luật.
Ví dụ: Doanh nghiệp mở cửa hàng kinh doanh ma túy, thuốc phiện, … các loại thuốc gây nghiện độc hại sẽ thuộc trường hợp cấm kinh doanh trên thị trường nên trường hợp này các chủ thể không được phép kinh doanh với những ngành nghề này.
Bên cạnh đó, nếu bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cố ý sử dụng hình thức kinh doanh này sẽ bị xử phạt hình sự hoặc có thể nặng hơn.
Đối với một số lĩnh vực kinh doanh thì các chủ thể hay tổ chức đều phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì không những sẽ bị mất quyền đăng ký kinh doanh mà còn bị phạt hình sự và các hình phạt nặng khác.
2.1. Đăng ký doanh nghiệp có cần ghi mã ngành nghề kinh doanh không?
Ngày nay các quy định về việc ghi nhận mã ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được hủy bỏ. Tức là nếu người nào đó muốn biết được doanh nghiệp đó kinh doanh có hợp pháp hay không, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có đảm bảo hay không thì chỉ cần tra cứu trên hệ thống quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia.
Việc pháp luật cho phép các doanh nghiệp được tự do kinh doanh với mọi ngành nghề tuỳ ý mà pháp luật không can thiệp, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền và tự do sử dụng hình thức kinh doanh trái pháp luật.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần phải kê khai đầy đủ các thông tin về mã ngành nghề kinh doanh theo đúng danh mục và theo đúng quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu trong quá trình kinh doanh, chủ doanh nghiệp có mong muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh thì cần phải làm đơn báo lên cơ quan có thẩm quyền và phải làm thủ tục đăng ký bổ sung.
2.2. Các bước tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất cho bạn
Để tra cứu đúng các mã ngành nghề kinh doanh thì các chủ thể cần phải tiến hành tra cứu qua trang hệ thống quản lý mã ngành nghề kinh doanh như sau:
Bước 1: Người dùng đăng nhập vào địa chỉ URL sau: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Đây là Cổng thông tin quốc gia về quản lý mã ngành nghề kinh doanh, khi đó màn hình sẽ hiển thị trang chủ của hệ thống đã tra cứu, tại đó người dùng sẽ thấy các mã ngành nghề kinh doanh, mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể và các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp.
Bước 2: Người dùng tiếp tục lựa chọn phần “hỗ trợ” sau đó click vào “tra cứu ngành, nghề kinh doanh”. Lúc này, giao diện màn hình sẽ hiển thị bảng danh mục ngành, nghề kinh doanh theo quy định.
Bước 3: Để người dùng có thể tra cứu mã ngành chính xác hơn, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký là gì, người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + F” và gõ ngành nghề kinh doanh mà mình đang tìm để tra cứu mã.
Sau đó, kết quả mã ngành nghề kinh doanh sẽ hiển thị trên giao diện màn hình.
3. Những loại hình kinh doanh hợp pháp theo quy định pháp luật
Tập hợp các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề kinh doanh mà lĩnh vực thực hiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật và các điều kiện nhất định bởi chủ doanh nghiệp cần đảm bảo được các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay theo quy định của pháp luật đang có tất cả 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hợp pháp. Sau đây sẽ là một số ví dụ điển hình về danh mục ngành nghề kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật, cụ thể như sau:
3.1. Lĩnh vực môi giới bảo hiểm
- Chủ sở hữu có vốn pháp định là 4 tỷ đối với kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm và có 8 tỷ đối với kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm.
- Yêu cầu chủ doanh nghiệp là người có bằng cấp, có đầy đủ các chứng chỉ liên quan đến nghề nghiệp kinh doanh và sở hữu nhiều năm kinh nghiệm nhất định.
3.2. Ngành nghề luật sư
- Chủ doanh nghiệp cần có chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp.
- Chủ doanh nghiệp cần có ít nhất 02 năm hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
3.3. Đối với mã ngành nghề kinh doanh bất động sản
Doanh nghiệp cần phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ ngành nghề liên quan đến môi giới bất động sản. Không được đồng thời là nhà môi giới và vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
- Chủ doanh nghiệp cần có khả năng hành vi dân sự đầy đủ, trình độ đại học trở lên thuộc những chuyên ngành có liên quan đến đất đai, bất động sản và có thời gian công tác từ 36 tháng trở lên trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoa học đất, môi trường và các chuyên ngành khác liên quan.
Như vậy, tra cứu mã ngành nghề kinh doanh là một trong những bước quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hy vọng, sau bài tin này bạn đọc có thể biết được các phương pháp tra cứu mã ngành nghề kinh doanh sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đừng quên theo dõi các bài tin mới trong trang web của chúng tôi work247.vn để cập nhật nhiều tin tức thú vị về ngành nghề, việc làm bạn nhé.