Điểm mạnh điểm yếu trong CV - cách viết đậu ngay việc làm
Tác giả: Lê Minh Phượng 06-04-2024
Điểm mạnh điểm yếu là phần nội dung khó để trình bày trong CV xin việc nhưng nếu biết cách thì chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh CV của bạn lên rất nhiều. Trong thời buổi hiện nay, ai cũng cố gắng trau chuốt cho bản CV xin việc nhất có thể thì tỉ việc cạnh tranh việc làm càng thêm phần gay gắt. Để trở nên nổi bật, chắc chắn bạn sẽ phải dựa vào thứ khó nhằn như việc trình bày điểm mạnh điểm yếu. Học ngay cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV qua chia sẻ dưới đây để khám phá nhé.
1. Điểm mạnh điểm yếu thực sự có nên đưa vào CV hay không?
Muốn biết việc xuất hiện của điểm mạnh điểm yếu trong CV có nên hay không thì bạn cần phải nhìn vào những tác động trực tiếp của nó. Về điều này, các chuyên gia ở mảng tuyển dụng cho biết thực sự thông tin điểm mạnh, điểm yếu trong CV có tác động nhất định đến cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Trước tiên, xét với người xin việc, thông tin điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc sẽ tác động như thế nào?
Như đã biết, điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Nhật, CV mẫu tiếng Việt hay mọi bản CV bằng các loại ngôn ngữ khác hoàn toàn không bắt buộc, do đó người viết CV có thể lựa chọn đưa hoặc không đưa phần này vào CV. Trong các trường hợp CV của bạn đơn giản quá nên còn khoảng trống hoặc bạn mới tốt nghiệp chưa có gì nhiều để trình bày CV thì lúc này chính mục điểm mạnh điểm yếu sẽ giúp lấp đầy CV xin việc của bạn một cách cực kỳ hiệu quả, thậm chí còn tạo thêm phần sinh động cho CV xin việc.
Bên cạnh đó, phần này cũng giúp ứng viên thể hiện một cách toàn diện hơn về các thông tin của bản thân, đặc biệt là khi bạn có thể khéo léo liên hệ các đặc điểm đó của mình với các yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng về mặt kỹ năng, trình độ đáp ứng công việc.
Tiếp theo là công dụng, tác động của phần điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh và nhiều mẫu khác đối với nhà tuyển dụng. Thông thường trong việc viết CV, đa số ứng viên sẽ không lựa chọn đưa điểm mạnh điểm yếu vào, cũng vì vậy mà toàn bộ các thông tin được đưa ra đều theo xu hướng là thế mạnh. Việc xác định rạch ròi cả điểm mạnh điểm yếu ít ai làm rõ trong CV mà bạn lại làm điều đó thì lúc này, chính bạn sẽ mang đến cho nhà tuyển dụng một ấn tượng khác biệt.
Nói chính xác hơn thì đây là phần sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn đa chiều hơn. Họ sẽ biết cụ thể ứng viên đó tốt hay không tốt ở đâu để có kế hoạch đào tạo, điều đó tốt hơn so với việc tiếp nhận một bản CV không thuận lợi hiểu hết ứng viên cũng như phác thảo kế hoạch đào tạo sắp tới.
Mặt khác, trình bày đồng đều, cân xứng cả hai mặt tốt xấu của bản thân sẽ tạo được thiện cảm cho nhà tuyển dụng. Họ sẽ rất ấn tượng về tính trung thực và khả năng tự nhận thức bản thân như thế nào của bạn.
Và để cho phần điểm mạnh điểm yếu này có sức thuyết phục thì bắt buộc bạn phải có kỹ năng trình bày chúng sao cho thật khéo léo, khiến nhà tuyển dụng nhận được điểm mạnh của bạn mà không cảm thấy bạn khoe mẽ cũng như nắm bắt thông tin điểm yếu nhưng vẫn muốn dành cho bạn sự tin tưởng nhất định.
2. Cách ghi điểm mạnh điểm yếu trong CV
Đường đi đến với sự nghiệp của ứng viên chính là thông qua CV xin việc nhưng đường đi của CV xin việc lại nằm ở sự ấn tượng của nhà tuyển dụng. Muốn nhà tuyển dụng ấn tượng về CV của bạn từ đó trao cho bạn cơ hội việc làm thì bạn cần làm cho CV của mình khác biệt hơn, thể hiện sự sáng tạo và đặc biệt. Quyết định đưa điểm mạnh điểm yếu vào CV sẽ giúp bạn tạo ra được điều đó.
Nhưng cần chú ý rằng thông tin nội dung này phải phản ánh được các yếu tố mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm ở ứng viên. Bạn có thể đưa ra nhiều điểm mạnh khác nhau nhưng phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: một là thế mạnh có liên quan tới công việc ứng tuyển và hai là bao trọn hết các giá trị được đặt ra từ bản mô tả công việc.Đồng thời việc đưa điểm yếu có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn nên phần này khá mạo hiểm, đòi hỏi người viết cần biết cách trình bày điểm yếu thật khéo.
Cụ thể về cách trình bày từng loại sẽ được work247.vn chia sẻ thật chi tiết ngay sau đây.
2.1. Điểm mạnh trong CV trình bày thế nào hiệu quả?
Điểm mạnh nên được trình bày trước điểm yếu để giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ những cái nhìn đầu tiên. Kết hợp với cách ghi điểm yếu khéo léo sẽ giúp ứng viên giảm đi tối đa mức độ nghiêm trọng của những hạn chế vốn đang tồn tại trong kỹ năng của bản thân.
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều kinh nghiệm và lời khuyên cho việc nên ghi điểm mạnh nào tại vị trí của bạn. Tuy nhiên, vấn đề nhà tuyển dụng không đòi hỏi một bản CV được copy bản ngã của người khác mà muốn biết chắc chắn rằng ứng viên có những điểm mạnh nào để tận dụng và khai thác được.
Trước khi viết, bạn cần dành thời gian để tự tìm hiểu để thấu hiểu bản thân mình, sau đó kết hợp với các thông tin mà bạn đã khai thác từ kinh nghiệm viết của người khác để chọn lọc những điểm mạnh phù hợp với công việc ứng tuyển mà bạn đang có.
Dù nêu ra bao nhiêu điểm mạnh, hãy chú ý ưu tiên trình bày ở ba phương diện là trình độ chuyên môn, kỹ năng và những nét nổi bật về tính cách. Nếu chưa biết cách trình bày từng mục này ra sao, bạn áp dụng theo cách mà chuyên gia tuyển dụng tại work247.vn mách cho sau đây:
Thứ nhất, khi ứng viên trình bày thế mạnh trên phương diện chuyên môn, hãy nêu về những kỹ năng cứng bạn đã và đang áp dụng một cách thông thạo vào công việc, chính nhờ có chúng mà công việc của bạn suôn sẻ, mọi vấn đề được xử lý tốt hơn. Ví dụ, ứng tuyển tại vị trí content, bạn cần có và nêu vào CV một số điểm mạnh chuyên môn là văn phong linh hoạt, tổng hợp thông tin, hành văn mượt, sử dụng các công cụ phục vụ trực tiếp công việc như công cụ chỉnh sửa ảnh, công cụ check từ khóa, …
Tiếp theo, bạn trình bày thế mạnh về kỹ năng mềm, những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc bạn có, cố gắng khám phá bản thân thật kỹ để xác định chắc chắn bạn đang sở hữu chúng. Cơ bản nhất, những kỹ năng này ít nhất cần cho nhiều vị trí và chúng cũng rất quan trọng không thể thiếu: giao tiếp tốt, phân tích vấn đề và biết lắng nghe.
Phương diện thứ ba cần đề cập tới điểm mạnh về tính cách, bạn chú ý chỉ nên thế mạnh liên quan mật thiết tới công việc, không kể lể lan man tất cả đặc điểm về tính cách của mình. Chẳng hạn, khoanh vùng lợi thế về tính cách khi trình bày CV nhân viên kinh doanh, bạn nên đưa ra lợi thế gồm sự hòa đồng, nhiệt tình, hăng hái trong công việc.
2.2. Cách trình bày điểm yếu trong CV xin việc
Chủ động trình bày điểm yếu trong CV giống như việc vạch áo cho người xem lưng. Nhưng, nếu bạn thực sự khéo léo trình bày thì phần này lại trở thành một điểm nhấn quan trọng giúp CV của bạn tăng mạnh sức cạnh tranh vì rất ít ai dũng cảm đưa điểm yếu vào CV hoặc nếu đưa chưa chắc đã có cách trình bày đúng.
Vậy để trình bày thành công điểm yếu trong CV xin việc, bạn cần làm như thế nào?
Trước tiên hãy ghi nhớ nguyên tắc không đưa vượt quá 3 điểm yếu. Khi trình bày chúng, luôn đưa kèm theo giải pháp bạn đã áp dụng để cố gắng khắc phục chúng. Nhờ vậy, dù là điểm yếu nhưng bạn đã có cách trình bày không gây ra cảm giác nặng nề và ngầm nói cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã có tinh thần khắc phục chúng như thế nào, trong tương lai, những hạn chế đó sẽ hoàn toàn được loại bỏ.
Quả thực, điểm mạnh điểm yếu trong CV là những vấn đề khá nhạy cảm và không dễ gì được nhà tuyển dụng tiếp nhận. Nhiều khi, dù bạn có ghi hàng loạt điểm mạnh cũng chưa chắc đã khiến nhà tuyển dụng hài lòng, ngược lại còn có thể đánh giá rằng bạn đang khoa trương.
Với điểm yếu cũng vậy, nếu không biết cách ghi thì sẽ càng khiến hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng trở nên thiếu sót, không uy tín, làm cho tổng thể bản CV bị mất điểm. Do đó, ngoài việc áp dụng cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV như hướng dẫn trên, bất cứ ai cũng phải lưu ý cả những điều sau đây.
3. Lưu ý trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV
3.1. Cân nhắc trình bày sự liên quan ít nhiều của điểm mạnh, điểm yếu vào CV
Trình bày điểm mạnh càng có sự liên quan chặt chẽ với công việc thì càng chứng tỏ được khả năng đảm đương nhiệm vụ của bạn rất tốt. Ngược lại, trình bày điểm yếu trong CV, nhất là CV cho người chưa có kinh nghiệm thì bạn nên tối giản, không xoáy sâu diễn tả nó và quan trọng là chọn nêu những điều không liên quan tới công việc. Như thế bạn sẽ trúng vào 2 đích, một là giúp nhà tuyển dụng nhận diện được bạn toàn diện hơn và hai là khiến nhà tuyển dụng thấy rằng đúng là bạn có điểm yếu nhưng chúng lại chẳng hề gây hại cho công việc.
3.2. Tránh liệt kê quá nhiều điểm mạnh, yếu
Ở mặt nào, nếu ghi quá nhiều cũng gây ra những “tác dụng phụ” cho ứng viên. Trong đó, trình bày quá nhiều điểm mạnh thì sẽ trở thành “lố”, còn viết quá nhiều điểm yếu đương nhiên sẽ mang đến bất lợi, làm cho con đường chinh phục nhà tuyển dụng trở nên xa xôi gấp bội lần. Đúng vậy, không phải chỉ là bất lợi mà nguy cơ cao chính là mất cơ hội ngay vì chẳng ai muốn tuyển dụng ứng viên không tiềm năng, có rất nhiều điểm yếu. Không một giám đốc ngân hàng nào muốn tuyển bạn khi đọc và nhận thấy điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng đều ở trạng thái khoa trương, thiếu tính chân thật mà lại cập nhật được điều đó ngay khi chạm vào CV.
Vậy việc giới hạn các điểm mạnh, điểm yếu tới đâu là vừa? Theo chuyên gia, có một công thức mà các ứng viên cần áp dụng để tạo hiệu quả đó là 5 mạnh - 3 yếu, tức là không liệt kê quá 5 điểm mạnh và 3 điểm yếu nhằm đảm bảo giữ được mức độ chừng mực ở mỗi khía cạnh cho ứng viên. Đồng thời đưa thông tin các điểm này vào CV phải được chọn lọc kỹ yếu tố tiêu biểu theo nguyên tắc điểm mạnh càng phù hợp càng tốt và điểm yếu càng không liên quan càng có lợi. Đây là những cách nêu điểm mạnh điểm yếu trong CV vô cùng hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết.
3.3. Trình bày phần điểm mạnh - điểm yếu ở cuối CV
Thông thường, có rất ít người trình bày điểm yếu của mình vào CV vì cho rằng điều đó sẽ chỉ đem lại bất lợi, nguy cơ cao khiến cho CV bị loại ngay từ đầu. Nhưng như đã xác thực, nếu biết cách viết thì điểm yếu cũng có thể làm cho CV tỏa sáng, Việc chọn cho nội dung này một vị trí thích hợp cũng rất quan trọng, quyết định vô cùng lớn đến cách thể hiện thành công của nó trong CV.
Vậy vị trí đó là ở đâu? Bạn nên viết điểm yếu ở cuối của CV và trình bày không tách rời điểm mạnh, Cấu trúc này giúp làm giảm đi sự nặng nề của điểm yếu lại cho nhà tuyển dụng nhìn thấy sự chân thật và chí tiến thủ, tinh thần hoàn thiện bản thân cao độ.
Nhìn chung, điểm mạnh điểm yếu trong CV là phần tuy không bắt buộc nhưng nó là một điểm tạo nên sự khác biệt của ứng viên, từ đó giúp tăng lợi thế cạnh tranh. Đọc thêm nhiều bài viết khác tại work247.vn để khám phá thêm nhiều mẹo hay giúp CV ghi điểm bạn nhé.