Giá vốn hàng bán là gì? 3 cách xác định giá vốn hàng bán
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 17-04-2024
Giá vốn hàng bán là gì? Nhiều người có thể chưa nghe thấy hay còn cảm thấy cụm từ này khá xa lạ thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về 3 cách xác định giá vốn hàng bán nhanh nhất và chính xác nhất nhé
1. Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán là gì? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian trở lại đây. Tuy nhiên, định nghĩa được nhưng bạn có hiểu thực chất giá vốn hàng bán là gì không?
Giá vốn hàng bán là thuật ngữ kinh tế được dùng để chỉ giá trị vốn của sản phẩm, mặt hàng được bán ra đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một kỳ).
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp kinh doanh và mong muốn quản lý được dòng tiền ra vào một cách có hiệu quả thì trước tiên, bạn cần phải hiểu được những thuật ngữ chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, trong đó có thuật ngữ giá vốn hàng bán.
2. Giá vốn hàng bán bao gồm những chi phí nào? Ý nghĩa của giá vốn hàng bán
Sau khi tiếp cận được bên ngoài thuật ngữ giá vốn hàng bán, tức khái niệm, thì bạn cần phải am hiểu hơn về thuật ngữ này. Cụ thể, bạn cần phải nắm được giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán nhìn chung gồm mọi chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, hàng hóa đó. Chí phí liên quan đến giá vốn hàng bán được nhắc đến ví dụ như: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển hàng hoá,…
Tuy nhiên, những loại chi phí phát sinh liên quan đến giá vốn hàng bán lại được xét dựa trên các loại hình công ty, doanh nghiệp khác nhau mà có thể được định nghĩa theo các hướng khác nhau:
Đối với các doanh nghiệp, công ty thương mại (có nghĩa là nhập sản phẩm về và bán lại): giá vốn hàng bán được hiểu là tổng tất cả các chi phí phát sinh từ lúc mua về cho tới lúc hàng hóa, sản phẩm được nhập và có mặt taih kho của doanh nghiệp. Cụ thể, các chi phí này bao gồm: giá nhập hàng hóa, cho phí vận chuyển, chi phí quản lý kho, thuế, chi phí bảo hiểm,…
Đối với các doanh nghiệp, công ty sản xuất (trực tiếp tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường): giá vốn hàng bán lúc này bao gồm tất cả các chi ph mà doanh nghiệp thương mại phải chịu nhưng chi phí nhập hàng hóa về có thể cộng thêm cả chi phí nguyên vật liệu vì trực tiếp tạo ra và sản xuất ra các hàng hóa, sản phẩm.
Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh thì ắt hẳn bạn sẽ biết quy luật tồn tại của thị trường. Quy luật này luôn bất biến và không thể duy trì ổn định được vì có rất nhiều các yếu tố khách quan mà không thể điều chỉnh được tác động lên, ví dụ như các sự kiện chính trị, các thiên tai, dịch bệnh, nhu cầu của khách hàng,… Chính vì vậy, giá vốn hàng bán rất khó có thể giữ nguyên ở một mức cố định được.
Vậy, bài toán được đặt ra ở đây cho các nhà kinh doanh đó chính là làm sao để xác định được giá vốn hàng bán nhằm kiểm soát được giá cả đầu ra cũng như đầu vào để có thể mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất
2. Cách hạch toán giá vốn hàng bán
Không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng đang áp dụng 3 cách hạch toán giá vốn hàng bán phổ biến và chuẩn xác nhất được đề cập tới ở phía dưới bài viết sau đây
2.1. Cách hạch toán giá vốn hàng bán theo FIFO
Cách hạch toán vốn hàng bán theo FIFO là một trong những cách xác định giá vốn hàng bán phổ biến và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. FIFO ở đây là khái niệm tiếng Anh viết tắt cho cụm từ nhập trước xuất trước.
Công thức hạch toán vốn hàng bán theo phương thức nhập trước xuất trước tuy vậy chỉ được áp dụng cho các mặt hàng, sản phẩm có hạn sử dụng hoặc là những sản phẩm điện máy, các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thường xuyên được sử dụng. Hình thức hạch toán giá vốn hàng bán theo xuất trước nhập trước rất ít khi được áp dụng tại các cửa hàng bán lẻ hay các tiệm bán tại gia, bán lẻ tự phát vì việc tính toán dữ liệu rất rắc rối cũng như vô cùng phức tạp.
Đối với công thức hạch toán giá vốn hàng bán theo FIFO tức xuất trước nhập trước thì khi giá tăng lên, kết quả giá vốn hàng bán thấp hơn. Đặt trong các trường hợp có lạm phát xảy ra thì giá vốn hàng bán sẽ cao hơn vì khi đó thu nhập ròng của các doanh nghiệp sẽ cao hơn, tuy vậy, các doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế nhiều hơn.
2.2. Cách hạch toán giá vốn hàng bán theo LIFO
Bên cạnh phương thức hạch toán giá vốn hàng bán theo FIFO thì phương thức hạch toán giá vốn hàng bán theo LIFO cũng từng là một trong những cách xác định giá vốn hàng bán phổ biến và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay thì phương thức này đã không còn được sử dụng nữa, chỉ có 2 quốc gia hiện tại là vẫn chấp nhận cách thức này đó là Mỹ và Nhật Bản vì sự thiếu chính xác. LIFO ở đây là khái niệm tiếng Anh viết tắt cho cụm từ nhập sau xuất trước.
Công thức hạch toán giá vốn hàng bán theo phương thức nhập sau xuất trước chỉ được áp dụng cho các mặt hàng, sản phẩm được sản xuất ra trực tiếp của các doanh nghiệp, có thể bao gồm cả những mặt hàng không có hạn sử dụng và được bán lẻ ra thị trường. Hình thức hạch toán giá vốn hàng bán theo xuất sau nhập trước cũng rất ít khi được áp dụng tại các cửa hàng bán lẻ hay các tiệm bán tại gia, bán lẻ tự phát vì việc tính toán dữ liệu rất rắc rối cũng như vô cùng phức tạp vì phương thức này được cho rằng là thiếu mất tính chính xác cao.
Đối với công thức hạch toán giá vốn hàng bán theo FIFO tức xuất sau nhập trước thì có nhược điểm rất lớn khiến cho nó không còn được ưa chuộng nữa. Đó chính là cách hạch toán giá vốn hàng bán không đáng tin cậy khi mà định giá hàng tồn kho không chính xác. Giả sử trong trường hợp hàng tồn kho chỉ bao gồm các sản phẩm, mặt hàng lâu đời, cũ, mất giá trị, lỗi thời với giá hiện hành thì việc xác định giá vốn hàng bán theo LIFO là không mấy chính xác.
2.3. Cách hạch toán giá vốn hàng bán theo bình quân gia quyền
Nếu như ta bỏ qua 2 phương thức hạch toán giá vốn hàng bán theo LIFO và FIFO đã được đề cập ở phía trên thì các bạn làm kinh doanh có thể lựa chọn phương thức cuối – đó là cách hạch toán giá vốn hàng bán theo bình quân gia quyền, để kiểm soát được dòng tiền ra vào một cách có hiệu quả. Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán theo bình quân gia quyền hiện đang được áp dụng nhiều nhất để tính toán giá trị của hàng tồn kho bởi các công nghệ cao, hiện đại và tân tiến.
Theo phương pháp xác định giá vốn hàng bán này, công thức được đưa ra để các nhà kinh doanh có thể xác định giá vốn hàng bán đó là:
MAC = (A + B ) / C
Trong đó:
- MAC là giá vốn của sản phẩm tính theo cách thức bình quân gia quyền
- A là giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B là giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C là tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Nếu như các nhà kinh doanh xác định giá vốn hàng bán theo phương thức này thì đặc biệt phải chú ý tới việc đảm bảo các thông tin số hàng tồn kho phải chính xác tuyệt đối. Bởi vì khi số lượng hàng hóa tồn kho bị tính sai thì việc đó sẽ dẫn đến cả tử số lẫn mẫu số đều bị tính sai theo. Từ đó, giá vốn hàng bán sẽ không chính xác, làm cho không tính lãi gội cũng như giá trị tồn kho thực sự đúng được.
3. Những tips hữu dụng dành cho bạn khi hạch toán giá vốn hàng bán
Như chúng tôi đã đề cấp tới bạn rằng một khi số hàng tồn kho bị xác định sai lệch thì giá vốn hàng bán không thể chính xác được. Thông thường, hầu hết các nhà kinh doanh đều gặp phải các lỗi lầm tương tự chủ yếu trong 2 khâu công đoạn cũng như 2 lỗi sau:
- Thực hiện sai quy trình bán hàng
- Thực hiện sai quy trình trả hàng cung cấp
3.1. Thực hiện quy trình bán hàng
Để thực hiện đúng quy trình bán hàng âm, thì các nhà kinh doanh cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc: sau khi nhập hàng về, các nhà kinh doanh cần phải nhập hàng vào kho đầy đủ cũng như chú thích và ghi nhớ từng mã sản phẩm vào phần mềm quản lý bán hàng. Sau đó, các nhà kinh doanh mới được phép xuất bán. Nếu bạn thực hiện sai công đoạn hay sai quy trình khi thì chắc chắn sẽ gặ phải vấn đề phổ biến, đó là thống kê hàng bị âm cũng như khó trả hàng cho nhà cung cấp được.
Để khắc phục được tình trạng không mong muốn như trên, các nhà kinh doanh có thể sử dụng phần mềm Sapo, với công thức hạch toán giá vốn hàng bán âm luôn lấy giá nhập mới, khi kho dương thì lần nhập sau đó sẽ tính theo công thức trung bình để bạn tránh các thiệt hại nhất định.
3.2. Thực hiện quy trình trả hàng
Thực hiện quy trình trả hàng cũng là công đoạn dễ mắc sai lầm nếu không am hiểu và không cẩn thận. Lỗi sai lệch giá vốn hàng bán có thể rất dễ xảy ra khi trả hàng hóa lại cho nhà cung cấp một phần sau khi đã bán hết số hàng nhập còn lại. Vì vậy, các nhà kinh doanh cần phải tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kế toán, tức là khi trả hàng cho nhà cung cấp, bạn cần phải hạch toán giá vốn bán hàng lại lần nữa để chắc chắn về giá vốn sẽ chính xác.
Như vậy sau khi chia sẻ giá vốn hàng bán là gì và các vấn đề liên quan đến giá vốn hàng bán. Chúng ta có thể thấy được nó là 1 trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm trong quá trình kinh doanh. Vậy nên việc hiểu và nắm rõ về giá giá vốn bán hàng là hết sức cần thiết.