Quy trình hạch toán thanh lý tài sản cho doanh nghiệp
Tác giả: Hằng Lê 28-03-2024
Tài sản của doanh nghiệp khi không còn sử dụng đến sẽ tiến hành thanh lý tài sản. Vậy thủ tục và những điều cần làm khi hạch toán thanh lý tài sản là gì? Hãy cũng work247.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Kiến thức chung về hạch toán thanh lý tài sản
Bạn là một nhân viên kế toán hoặc bạn đã từng tiếp xúc với môi trường làm việc trong doanh nghiệp trong lĩnh vực này và muốn tìm việc làm kế toán tại Hà Nội chẳng hạn thì chắc hẳn bạn đã nghe qua về thuật ngữ hạch toán thanh lý tài sản. Tuy nhiên để hiểu rõ tường tận về nó thì chắc ít người hiểu được khi gặp vấn đề về thanh lý tài sản trong doanh nghiệp.
Hạch toán có thể hiểu là quá trình ghi chép và tính toán lại hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán của một chủ thể kinh tế để quản lý các hoạt động kinh tế có hiệu quả và chính xác hơn. Quá trình hạch toán trong một doanh nghiệp giúp họ kiểm soát, quản lý và kiểm tra quy trình hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo và chính xác.
Thanh lý tài sản là bán lại những tài sản có giá trị sử dụng nhưng người dùng không cần đến nữa và bán lại cho những người có nhu cầu và mong muốn sử dụng. Việc thanh lý tài sản thường diễn ra trong hoạt động về bất động sản hay các công ty phá sản thường muốn thanh lý tài sản công ty để lấy tiền trả nợ.
Từ hai khái niệm về hạch toán và thanh lý tài sản ta có thể hình dung ra hạch toán thanh lý tài sản là quá trình ghi chép lại việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Nó phải diễn ra đúng quy trình, hợp lý và đảm bảo hợp pháp với các quy định của pháp luật.
Về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cũng ra một số quy định cho các cơ quan và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có tài sản cố định trong trường hợp hỏng hóc hoặc không còn phù hợp mục đích sử dụng của doanh nghiệp thì có thể thanh lý.
Doanh nghiệp cần thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định để theo dõi việc thanh lý tài sản cua doanh nghiệp được diễn ra một cách cụ thể, chính xác và đúng quy định để hạch toán một cách chính xác. Sau khi hạch toán thanh lý tài sản cần có biên bản ghi chép lại các hoạt động kế toán và lưu thành 2 bản, 1 bản cho phòng kế toán lưu giữ và 1 bản do bộ phận quản lý tài sản cố định nắm giữ để nắm bắt chính xác các thông tin cụ thể chi tiết cho việc hạch toán thanh lý tài sản.
2. Trình tự hạch toán thanh lý tài sản trong doanh nghiệp
2.1. Thủ tục thanh lý hạch toán tài sản cố định
Tùy thuộc vào doanh nghiệp bạn chọn áp dụng chế độ kế toán nào thì bạn phải chọn đúng mẫu theo Thông tư đó. Thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm các hồ sơ, giấy tờ như sau:
+ Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ: Với việc thành lập ra một Hội đồng theo dõi kiểm tra là vô cùng cần thiết. Bởi họ sẽ theo dõi sát sao quá trình thực hiện công việc một cách cụ thể chính xác nhất. Thành lập Hội đồng cần có một số người đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt như là chủ tịch Hội đồng, kế toán trưởng, trưởng phòng phụ trách tài sản thanh lý, người có nghiệp vụ kế toán và một số bộ phận cần thiết khác.
+ Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ;
+ Quyết định thanh lý TSCĐ;
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ;
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
+ Biên bản thanh lý TSCĐ;
+ Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý;
+ Hóa đơn bán TSCĐ;
+ Biên bản giao nhận TSCĐ;
+ Biên bản hủy TSCĐ;
+ Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
Với tất cả các loại giấy tờ trên, khi thanh lý tài sản cố định, chúng ta cần phải xuất hóa đơn. Các quy định, giấy tờ trên là thiết yếu cơ bản để đơn vị tiến hành thanh lý tài sản được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
Xem thêm: Quyền dân sự là gì? Những điều công dân cần biết về quyền dân sự và chính trị
2.2. Tiến hành hạch toán thanh lý tài sản đã khấu hao hết
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ… ta phải hạch toán thanh lý TSCĐ như sau:
A, Phản ánh số thu nhập về thanh lý TSCĐ
+ Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131 ( Tổng giá thanh toán )
Có TK 711: Thu nhập khác ( chưa bao gồm thuế GTGT )
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 711: Thu nhập khác
B, Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811: Chi phí khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 141, 331,…: Tổng giá thanh toán
C, Giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
Xem thêm: Quyền im lặng là gì? Quyền im lặng được hiểu như thế nào trong pháp luật
3. Những quy định cần tôn trọng trong quá trình hạch toán thanh lý tài sản
Cần tuân thủ các quy trình của việc hach toán thanh lý tài sản để tránh xảy ra sai sót trong quá trình doanh nghiệp thực hiện công việc.
3.1. Cần tuân thủ việc thành lập Hội đồng trước khi hạch toán thanh lý tài sản cố định.
Đây là việc vô cùng quan trọng của doanh nghiêp liên quan đến giá trị tài sản của công ty. Tài sản của công ty khi đem ra thanh lý thường có giá trị rất lớn nếu để một mình kế toán công ty chịu trách nhiệm công việc thì rất dễ xảy ra sai sót. Do vậy việc lập Hội đồng hạch toán thanh lý tài sản là vô cùng cần thiết để tránh rủi ro.
Hội đồng thanh lý được thành lập giúp cho việc thanh lý tài sản được hạch toán một cách chính xác, chi tiết đầy đủ về tất cả các mặt như số lượng, giá trị tài sản, các giấy tờ có liên quan đến việc sở hữu tài sản, giám sát nghiệp vụ hạch toán của kế toán.
3.2. Tuân thủ đúng quy định hạch toán thanh lý tài sản
Để quá trình hạch toán được diễn ra một cách suôn sẻ và thuận tiện nhất, trước khi tiến hành thanh lý phải kiểm tra chất lượng của tài sản và xác định giá trị tài sản. Có thể dựa vào thời gian bảo hành của sản phẩm hoặc giá trị hao mòn của sản phẩm để định giá sản phẩm. Sau khi định giá được tài sản thanh lý Hội đồng sẽ xem xét và lựa chọn hình thức đối với từng loại giá trị tài sản riêng. Đối với những tài sản có giá trị lớn khi mà việc định giá sản phẩm và thanh lý khó khăn thì nên cần điều phối thêm một tổ chức hỗ trợ cho công viêc thanh lý diễn ra nhanh chóng và hoàn thiện sớm nhất có thể.
Thông thường việc hoạch định thanh lý tài sản thường diễn ra theo 3 hình thức sau:
+ Bán theo hình thức chỉ định;
+ Bán theo hình thức công khai cho các doanh nghiệp;
+ Bán theo hình thức đấu giá.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hồ Chí Minh
3.3. Đảm bảo độ chính xác khi hạch toán
Đối với việc hạch toán cần thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và chi tiết. Bởi khi hạch toán sai thì ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề mà bạn không thể lường trước được: giá trị tài sản của công ty có thể bị định giá sai,… Chính vì vậy doanh nghiệp khi tiến hành thanh lý tài sản cần thực hiện nghiêm túc quy trình cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện thanh lý tài sản, các quy định về luật dân sự, luật doanh nghiệp.
Sau khi quá trình thanh lý kết thúc thì số tiền thu được sẽ bổ sung vào quỹ công ty để làm vốn hay tài sản của doanh nghiệp là do doanh nghiệp từ quyết định.
Trên đây là một thông tin quan trọng về hạch toán thanh lý tài sản, mong rằng bài viết sẽ đem lại giá trị cho bạn đọc.