Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là gì? Cần những gì đối với hồ sơ ?
Tác giả: Phạm Hồng Ánh 28-08-2024
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và những câu hỏi thắc mắc của nhiều người về việc làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được work247.vn giải đáp ngay tại bài viết dưới đây, giúp bạn hiểu hơn về cách làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ngay thôi nhé.
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là gì?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giống như tờ giấy khai sinh của con người chúng ta vậy, để xác định được doanh nghiệp đó tồn tại được hay không trên thị trườn thì luôn cần có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vậy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chính là tập hợp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tổ chức doanh nghiệp theo đúng quy định và nộp lại cho cơ quan đăng ký. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là điều kiện mang tính pháp lý, bắt buộc phải có của mỗi doanh nghiệp để được cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào từng loại doanh nghiệp mà có hồ sơ đăng ký khác nhau.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm rất nhiều giấy tờ liên quan và còn phục thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp để có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác nhau. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chính là giấy tờ, điều kiện để doanh nghiệp đó được tồn tại và phát triển trên thị trường. Đồng thời sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường cũng khiến cho các cơ quan, tổ chức dễ dang có thể kiểm soát được các hành vi, buôn bán và hoạt động của các doanh nghiệp. Tránh được những rủi ro không may gặp phải và điều này cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thị trường nước ta.
Nước ta là một trong những nước chủ nghĩa xã hội vì vậy việc nắm bắt được các doanh nghiệp có mặt trên thị trường cần được đảm bảo, nắm bắt và bao quát được hoạt động doanh nghiệp sẽ thông qua hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có mội mô hình kinh doanh và có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những hồ sơ đăng ký khác nhau những cơ sở và gốc rễ của bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ hầu hết có những yêu cầu chung giống nhau cho việc làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trở nên dễ dàng.
Cùng work247 theo dõi mục dưới đây để biết được các thông tin về việc làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhé.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc các công ty mới thành lập cần làm những gì?
2. Chi tiết cách làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Việc làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được chia ra cho từng loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp tư nhân cần có: hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm “giấy đăng ký doanh nghiệp” và “bản sao căn cước công dân hay chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ đầu tư đăng ký doanh nghiệp”. Vì đây là mô hình doanh nghiệp tư nhân nên việc xác minh giấy tờ của người chủ đầu tư cũng không có gì phức tạp, chỉ cần chủ đầu tư doanh nghiệp có đầy đủ những giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp và cá nhân của người làm doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện được việc đăng ký. Những giấy tờ cá nhân lưu ý là những giấy tờ đúng chuẩn và hợp pháp được nhà nước hay các cơ quan dân cư tại nơi ở cấp như : chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu,...
Đối với doanh nghiệp công ty hợp danh hồ sơ đăng ký cần có : giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách các thành viên trong công ty, bản sao thẻ căn cước công dân ( hay chứng minh thư, hộ chiếu công dân, chứng thực cá nhân hợp pháp) của các thành viên, bản sao giấy chứng minh thư đăng ký đầu tư đối với chủ đầu tư với nước ngoài. Bởi vì đây là nhưng doanh nghiệp có sự liên kết với nước ngoài nên việc đăng ký không chỉ cần kiểm tra chặt chẽ và có giấy tờ đầy đủ ở trong nước mà còn có giấy tờ liên quan đến nước ngoài nhằm giúp cho việc kinh doanh được nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan, tổ chức.
Đối với doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cần có những giấy tờ sau : giấy đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của công ty, giấy tờ liên quan đến các thành viên công ty và bản sao các giấy tờ như “căn cước công dân, chứng minh thư, hộ chiếu”; “ quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp hay tài liệu có sự chứng nhận của các tổ chức, ủy quyền” ; “thẻ căn cước, hộ chiếu, chứng minh thư của người đại diện cho công ty hay doanh nghiệp đó”. Đối với các thành viên nước ngoài cần có giấy tờ chứng minh đăng ký doanh nghiệp bản sao có sự hợp pháp hóa của lãnh sự nước ngoài. Giấy chứng nhận đăng ký của nhà đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy luật đầu tư.
Đối với doanh nghiệp của công ty cổ phần cần có những yêu cầu sau: giấy đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư nước ngoài, bản sao các giấy tờ sau đấy : luôn cần có thẻ căn cước, chứng minh thư, hộ chiếu hay các giấy tờ tùy thân của các cổ đông đầu tư và các cổ đông đầu tư đăng ký nước ngoài, quyết định thành lâp, giấy tờ chứng nhận hoặc các tài liệu tương đương của tổ chức hay các văn bản ủy quyền, giấy chứng minh thư hay thẻ căn cước, hộ chiếu của người sáng lập nên doanh nghiệp là các cổ đông sáng lập và những cổ đông đầu tư đăng ký nước ngoài. Đối với cổ đông sáng lập là nước ngoài cần có giấy tờ chứng nhận hay những tài liệu liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có sự hợp pháp của lãnh sự nước ngoài.
Trên đây là những thông tin dành cho những mô hình của công ty doanh nghiệp cần có những giấy tờ đăng ký hồ sơ doanh nghiệp. Và cùng theo dõi tiếp về những lưu ý đối với việc đăng ký hồ sơ doanh nghiệp.
Mỗi mô hình doanh nghiệp cần có những lưu ý sau đây về việc làm hồ sơ đăng ký:
- Nắm bắt được mô hình doanh nghiệp của mình thuộc dạng mô hình doanh nghiệp nào để dễ dàng cho việc làm hộ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Tìm hiểu về các vấn đề khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, chẳng hạn như các vấn đề về giấy tờ liên quan đến người thành lập doanh nghiệp (chủ đầu tư), đảm bảo rằng những thông tin về người thành lập doanh nghiệp phải chính xác. Ngoài ra có nhiều mô hình doanh nghiệp liên kết với nước ngoài thì cần nắm bắt được thông tin của những thành viên có trong doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, nếu là nước ngoài cần có sự đảm bảo về các thông tin của thành viên và được chứng nhân bởi lãnh sự.
- Thông tin về các cổ đông thành lập và cổ đông đầu tư, đây có lẽ là môt mô hình công ty lớn vì vậy các thông tin của từng cổ đông phải được nắm rõ và chính xác, tránh trường hợp bị nhầm lẫn sai lệch gây nên khó khăn trong việc đăng ký.
- Mỗi mô hình công ty, doanh nghiệp có yêu cầu riêng cần chú ý đến từng yêu cầu, các công ty doanh nghiệp lớn cần có những điều lệ của công ty kèm theo khi đi đăng ký làm hồ sơ doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thông tin thông qua những luật sư hay nơi làm về luật pháp liên quan đến việc đăng ký để tránh được nhiều trường hợp khó khăn không may xảy ra.
Qua bài viết trên về việc làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ đem lại cho các bạn nhừng thông tin bổ ích và những góc nhìn thiết thực hơn trong việc đăng ký hồ sơ doanh nghiệp.