Học ngôn ngữ anh ra làm gì? Công việc phù hợp khi bạn có ngôn ngữ anh
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 16-04-2024
Học ngôn ngữ anh đem lại rất nhiều lợi thế do tiếng anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới được coi là ngôn ngữ thứ 2 thay cho tiếng mẹ đẻ đó là lý do tại sao tiếng anh dần trở thành ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng. Đặc biệt với xã hội kinh tế phát triển về mọi mặt như hiện nay, người học ngành ngôn ngữ Anh ra trường có rất nhiều lợi thế để tìm cho mình được một việc làm đúng ý . Đó cũng chính là lý giải thích cho việc tại sao nhiều bạn trẻ lại chọn ngành ngôn ngữ anh là ngành học cho mình trong tương lai.
Việc chọn theo học ngành này không có nghĩa là họ đã hiểu rõ hoàn toàn về ngành ngôn ngữ anh, học ngôn ngữ anh ra làm gì? Các trường đào tạo ngôn ngữ anh? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn giải đáp những thắc mắc đó nhé!
1. Tìm hiểu về khái niệm về ngôn ngữ anh là gì?
Ngôn ngữ anh có thể hiểu đơn giản là ngành học nghiên cứu nhằm giúp sinh viên sử dụng tiếng anh một cách thành thạo, bên cạnh đồng thời tạo cho sinh viên những kiến thức về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, quan hệ quốc tế,...để đáp ứng những nhu cầu về quá trình hội nhập quốc tế.
Không chỉ vậy trong quá trình rèn luyện các sinh viên còn được nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa, dân tộc sử dụng tiếng anh, các kiến thức chuyên môn sâu về ngôn ngữ. Sinh viên theo học ngành ngôn ngữ anh còn được trang bị các kiến thức về kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình , phân tích cũng như giải quyết vấn đề giúp các bạn trau dồi để làm việc chuyên sâu về các lĩnh vực có sử dụng tiếng anh.
2. Cùng tìm hiểu bản chất của ngành ngôn ngữ anh là gì? Học ngành này ở đâu?
2.1. Cùng tìm hiểu bản chất của ngành ngôn ngữ anh là gì?
Ngành ngôn ngữ anh cũng như các ngành học khác đều trải qua một quy trình học rất cụ thể từ kiến thức đại cương cho đến kiến thức chuyên ngành.
- Kiến thức đại cương:
Ngôn ngữ anh đều học hầu hết tất cả các môn đại cương như như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục thể chất, Toán đại cương, Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin,...
Ngoài những môn đó thì với ngành học này việc yêu cầu học thêm một môn ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, Hàn, Nga, Pháp là cần và ở mức độ cơ bản có thể giao tiếp được chứ không cần quá chuyên sâu, việc các bạn học chuyên sâu về cả 2 bộ môn ngoại ngữ là tốt đúng không?
- Kiến thức chúng: đây là kiến thức mà tất cả các sinh viên cần có và hoàn thiện chúng một cách bài bản nhất. Các kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết cần được rèn luyện kỹ càng, các môn học kiến thức ngoại khoa khác như âm vị học, ngữ pháp học,...cũng cần được hoàn thành theo đúng quy chuẩn đề ra. Khi các bạn đã hoàn thành đầy đủ về kiến thức đại cương và kiến thức chung thì kiến thức chuyên môn mới là điều mà các bạn cần nắm chắc và tránh bị sót.
- Kiến thức chuyên ngành: kiến thức này sẽ tùy vào từng chuyên ngành mà các bạn lựa chọn vì phần này mỗi chuyên ngành sẽ là một phần kiến thức riêng biệt, độc lập.
Ví dụ như biên dịch - phiên dịch sư phạm sẽ học về chuyên ngành khá là giống nhau, nhưng với ngành tiếng anh thương mại thì việc học thêm các môn như kinh tế kế toán, marketing, quản trị kinh doanh,...
2.2. Học ngành ngôn ngữ anh ở trường nào liệu các bạn có biết không?
Việc tìm một trường đào tạo hay chuyên đào tạo về ngôn ngữ anh là không hề khó đặc biệt khi tiếng anh dần trở thành một ngôn ngữ thiết yếu với chúng ta. Nhiều bạn có xu hướng thi vào các trường đào tạo ngôn ngữ anh với mong muốn tìm được một công việc và mức lương như mơ trong tương lai. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường để học cũng như ngành phù hợp cần rất nhiều yếu tố đặc biệt từ năng lực và sở thích bản thân. Dưới đây là một số gợi ý từ work247.vn về các trường chuyên về đào tạo ngôn ngữ anh mà các bạn cần tham khảo:
+ Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học Hồ Chí Minh, sinh viên tại đây có thể trau dồi tiếng anh một cách tổng quát từ tiếng anh học thuật cho đến tiếng anh chuyên ngành. Sinh viên sẽ được đào tạo suốt 4 năm và trực tiếp thực hành giao tiếp với các giáo viên bản ngữ.
+ Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, trường chuyên đào tạo tiếng anh với mục tiêu ngân cao khả năng học hỏi cho sinh viên, cung cấp một nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực như giảng dạy và nghiên cứu tiếng anh, biên dịch - phiên dịch viên, văn hóa - văn học,...
+ Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, đây sẽ là một lựa chọn mà các bạn đáng để cân nhắc đặc biệt với ngôn ngữ anh. Sinh viên theo học trường sẽ được cơ hội đào tạo song song 2 bằng chính quy, với sự hứa hẹn khi tỷ lệ sinh viên ra trường có việc sau 1 năm lên đến 95%. Bên canh việc đào tạo chuyên sâu về các kiến thức chuyên ngành trường còn liên kết với nhiều trường ở nước ngoài tạo cơ hội du học và trau dồi kiến thức cho sinh viên với học bổng toàn phần.
+ Đại học Hà Nội, đây cũng là một cơ sở chuyên giáo dục và giảng dạy về lĩnh vực ngoại ngữ , với chương trình đào tạo 11 thứ tiếng với nhiều trình độ khác nhau từ cử nhân cho đến tiến sĩ và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ các quốc gia nổi tiếng như Anh, Hoa Kỳ,...
+ Đại học FPT một ngôi trường tư thục đầu tiên tại Việt Nam chuyên đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ anh đặc biệt là ngôn ngữ anh thương mại, tiếng anh công nghệ thông tin. Vừa đào tạo chuẩn theo bộ giáo dục vừa linh hoạt đào tạo theo xu thế hội nhập đã trang bị cho sinh viên khi ra trường một nền tảng vững chắc cả về trình độ chuyên môn văn hóa cũng như ngoại ngữ.
Trên đây chỉ là danh sách của một số trường đào tạo tiêu biểu về ngôn ngữ anh, còn với thực tế ngành ngôn ngữ anh còn rất nhiều trường đại học khác đào tạo và đem lại trình độ vững chắc cho sinh viên khi ra trường. Còn bạn bạn đã chấm điểm cho ngôi trường nào? có ý định dự tuyển vào trường nào để theo đuổi ước mơ của mình? Ngay từ bây giờ hay chuẩn bị cho chính mình thật chu đáo về mọi thứ để theo học ngôi trường trong mơ của bạn nhé!
2.3. Một phần nhỏ chia sẻ thêm với các bạn đó là về ngành ngôn ngữ anh thi khối nào?
Theo quy định của bộ giáo dục thì mỗi ngành học tại các trường sẽ được xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn có trường hợp sẽ dành một tổ hợp riêng để xét tuyển với ngành ngôn ngữ anh. Nhưng một vài năm qua thì ngành ngôn ngữ anh đã ra phương thức xét tuyển đến 3 tổ hợp môn nhằm tạo thêm cơ hội cho các thí sinh lựa chọn.
Vậy thì sinh đăng ký dự thi vào ngành ngôn ngữ anh có thể lựa chọn một trong các tổ hợp như sau:
+ D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
+ D14: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử
+ D09: Toán, Tiếng Anh, Lịch sử
+ D15: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Địa lý
Ngoài ra còn có khối A1( Toán, Lý, Anh) nhưng khối này hiện nay có rất ít trường tổ chức dự thi mà đa số sẽ chọn theo khối D nhiều hơn. Đặc biệt chú ý hơn đó là hệ số 2 môn tiếng anh phải đạt từ 5.00 trở lên mới đủ điều kiện đó nhé
3. Học ngôn ngữ anh bạn có thể làm công việc gì trong xã hội?
Học giỏi tiếng anh làm nghề gì? Nghề nghiệp liên quan đến tiếng anh là những ngành nào? Ngôn ngữ anh có dễ xin việc hay không? Câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay bây giờ.
Nếu bạn có sở trường tiếng anh, tiếng anh của bạn giỏi hay quá xuất sắc thì chúc mừng bạn bạn đã dư sức để có thể kiếm cho mình một công việc với mức lương cao ngất ngưởng và dễ tìm trong thị trường lao động. Dưới đây là một số việc làm phổ biến với nhu cầu tuyển dụng cao đối với sinh viên tốt nghiệp học ngôn ngữ anh.
3.1. Tiếp viên hàng không
Đây là một ngành mà rất nhiều bạn trẻ mơ ước để có thể trở thành bởi đặc thù công việc của ngành là sẽ được đi du lịch nhiều, được trải nghiệm nhiều điều mới tại các nước có nền văn hóa khác.
Tiếng anh sẽ luôn là một yêu cầu khi lựa chọn một tiếp viên hàng không bước vào nghề, nếu như bạn đạt đủ tất cả các yêu cầu ngoại ngữ, ngoại hình, hay kiến thức,...thì tại sao các bạn lại không thử sức với ngành với mức lương có thể lên đến nghìn đô này. Bạn được tiếp xúc trải nghiệm nhiều nền văn hóa, du lịch đến nhiều quốc gia,...
Tiếp viên hàng không có hai loại để bạn có thể ứng tuyển đó là tiếp viên trên không theo các chuyến bay hay tiếp tân mặt đất. Tiếp tân làm việc dưới các sân bay là những người hướng dẫn hành khách tại các cảng thực hiện các công việc check in, gửi đồ, làm giấy tờ,...nhưng việc làm là cố định tại một sân bay. Còn với tiếp viên trên không bạn sẽ là người đồng hành cùng khách hàng, hướng dẫn và phục vụ họ cũng như xử lý các tình huống phát sinh để khách hàng có một chuyến bay tốt nhất. Với tiếp viên trên không các bạn sẽ được đi nhiều nơi hơn đó nha nên hãy suy nghĩ trước khi chọn.
3.2. Phiên dịch viên
Công việc này đòi hỏi độ chính xác và khả năng ngôn ngữ nhanh chóng, trí nhớ hoàn hảo, kiến thức văn hóa các chuyên môn khác là rất nhiều. Phiên dịch viên cũng sẽ có hai loại và có sự khác nhau rõ rệt.
+ Phiên dịch song song là hình thức phiên dịch cùng với người nói ngay tại thời điểm nói không có sự ngắt quãng quá lâu để dịch.
+ Phiên dịch nối tiếp là việc phiên dịch sau khi người kia ngừng nói, phiên dịch sẽ khoảng một hai câu hoặc đoạn văn ngắn để biểu lộ ý người muốn phiên dịch nói.
Công việc này đòi hỏi rất nhiều về yêu cầu từ khách hàng hay đôi khi là tai nạn nghề nghiệp. Khách hàng có thể yêu cầu đổi phiên dịch khi chúng ta dịch kém hoặc phong cách ăn mặc không hợp lý, phù hợp với họ. Tai nạn nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề và kể cả với phiên dịch viên.
Ngoài ra còn rất nhiều trương hợp dịch sai khiến phải dừng lại để đính chính thông tin, đây là trường hợp xảy ra nhiều đặc biệt đối với những người nghe thành thạo ngoại ngữ.
3.3. Biên dịch
Biên dịch là một nhánh tác riêng với phiên dịch mà nhiều người vẫn tưởng đó là một. Biên dịch là người chuyên về viết, họ dịch các loại sách, ấn phẩm, văn bản từ ngôn ngữ khác ra tiếng việt hoặc ngược lại thành các văn bản viết.
Đây là một nghề chúng ta nên lựa chọn bởi không gò bó về thời gian, không cần quá phản ứng tức thời khi nghe người khác nói để dịch và giữ được đúng ý hay trạng thái người nói muốn biểu đạt. Với nghề này lại cần bạn có nhiều kỹ năng hơn về ngôn ngữ và lối viết văn để tránh có sự sai sót khi dịch đôi khi chỉ là sai một từ thôi nhưng gây thiệt hại cả về kinh tế khi bạn dịch cho doanh nghiệp. Nên việc tìm hiểu kỹ về ngữ nghĩa từ phù hợp theo ngành nghề dịch là điều bạn cần trau dồi.
Việc làm biên phiên dịch tại Hà Nội
3.3. Giảng viên, giáo viên ngôn ngữ anh
Đây có vẻ là công việc được ưa thích của tất cả các sinh viên khi học ngôn ngữ anh đó là về làm giảng viên hay giáo viên tiếng anh tại nơi nào đó. Việc lựa chọn giảng dạy của họ sẽ chỉ là lựa chọn giữa lý thuyết và kỹ năng, lý thuyết chỉ yêu cầu học phát âm và sử dụng ngôn ngữ ở mức bình thường là được còn với kỹ năng thì các yêu cầu về phát âm, nghe nói đọc viết thì lại phải chuẩn và chính xác.
Công việc này đặc biệt thích hợp với những ai có khả năng truyền đạt kiến thức và sẽ giúp bạn đào sâu hơn về chuyên môn học. Thêm đó công việc này tính cạnh tranh ít hơn và mức lương ổn định.
3.4. Bạn có thể chọn làm hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên là người sử dụng ngôn ngữ anh nhiều nhất và thành thạo nhất để giới thiệu cho các du khách nước ngoài về các di sản văn hóa thiên nhiên hay địa điểm du lịch nào đó mà họ đăng ký làm.
Công việc này là nghề có thu nhập tốt giúp bạn trau dồi thêm về ngôn ngữ, tự tin hơn,...nhưng với ngành lại yêu cầu có chứng chỉ đó nhé nên bạn có thể tham khảo và đăng ký để có chứng chỉ cho riêng mình.
3.5. Nhà báo
Nếu ai nói với bạn rằng nhà báo không cần tiếng anh đó là một sai lầm, nhà báo là người làm công tác chuyên nghiệp như phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn,...Viết báo bây giờ không chỉ yêu cầu bạn tốt nghiệp học viện báo chí, dù bạn không học báo chí bạn vẫn có thể trở thành một nhà báo miễn sao bạn có khả năng.
Bạn có thể trở thành một phóng viên thường trú ở nước ngoài những nơi giao tiếp bằng tiếng anh, hoặc việc làm phóng sự tiếng anh tại các tòa,...rất nhiều vị trí kiến thức liên quan đến tiếng anh giúp bạn có lợi thế hơn.
Việc làm báo chí - truyền hình
Việc trau dồi sự tương thích tiếng anh và theo học ngôn ngữ anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống đặc biệt với cơ hội việc làm trong tương lai. Những kiến thức mà work247.vn đã chia sẻ bên trên mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm kiếm một trường học hay một việc làm hợp lý để bạn theo đuổi sắp tới. Chúc các bạn may mắn trên con đường tìm việc làm.