Cùng học hỏi kinh nghiệm kinh doanh nước đóng bình thu lời cao
Tác giả: Trần Hải Minh
Với nhu cầu thường trực của người dân trong hoạt động tiêu thụ nước uống tinh khiết, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận thấy tiềm năng của ngành kinh doanh nước uống, từ đó khai thác và phát triển rất thành công dây chuyền sản xuất có quy mô khổng lồ trong ngành. Song song với thành công ấy là sự sụp đổ của rất nhiều dây chuyền nước đóng bình do không thể duy trì mô hình kinh doanh. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh nước đóng bình được tổng hợp bởi work247.vn để tránh đi vào vết xe đổ của những doanh nghiệp đi trước.
1. Tiêu chí đẩy mạnh kinh doanh nước đóng bình
Phải nói rằng hoạt động kinh doanh nước đóng bình sở hữu thị trường kinh doanh vô cùng bền vững, xuất phát từ nhu cầu cao từ phía người sử dụng, thời gian tiêu thụ và xoay vòng ngắn. Nước uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của con người, chỉ cần con người còn tồn tại, nhu cầu tiêu thụ nước uống vẫn sẽ gia tăng. Do đó, ngành kinh doanh nước đóng bình không bao giờ phải lo tới chuyện thiếu nhu cầu như các sản phẩm theo mùa hoặc có thời hạn khác.
Hơn nữa, đời sống con người đang ngày càng được cải thiện nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Người dân ngày càng có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh ngay từ những yếu tố nhỏ nhất như thức ăn, nước uống. Vì vậy, hoạt động kinh doanh nước đóng chai, đóng bình đang ngày càng tỏ ra thế mạnh của mình trong khả năng cung cấp nguồn nước tinh khiết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng.
2. Bỏ túi kinh nghiệm kinh doanh nước đóng bình chi tiết
2.1. Lập kế hoạch tiền kinh doanh
Đối với hoạt động kinh doanh nước đóng chai, đóng bình nói riêng và tất cả các ngành kinh doanh khác nói chung, để có thể đảm bảo sự thành công của dây chuyền sản xuất và phân phối sản phẩm, chủ đầu tư phải thực hiện các bước chuẩn bị vô cùng kỹ càng. Công tác chuẩn bị ấy thường được thể hiện dưới dạng bảng kế hoạch kinh doanh, bản kế hoạch này càng chi tiết, khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Sau đây, cùng tìm hiểu một vài yếu tố đáng lưu ý trong bản kế hoạch kinh doanh nước đóng bình.
2.1.1. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường kinh doanh nước đóng bình
Có thể nói giai đoạn tìm hiểu và nghiên cứu thị trường kinh doanh là giai đoạn then chốt trong việc tạo lập và phát triển kế hoạch kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các thao tác nghiên cứu thị trường đặc biệt, từ những bước nhỏ như làm khảo sát, làm bảng hỏi cho tới những hoạt động nghiên cứu tài liệu, sử dụng phần mềm kinh doanh… Tất cả đều nhằm mục đích nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Từ việc nghiên cứu, doanh nghiệp phải rút ra được lượng khách hàng, nhu cầu và đối tượng khách hàng. Kết hợp với việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tìm ra một hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp, khai thác các thông tin của họ về nguồn nước, các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khả năng phân phối…
2.1.2. Tìm mặt bằng và nhà cung cấp các dịch vụ khác
Nhà xưởng sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp kinh doanh nước đóng bình. Doanh nghiệp cần tìm một vị trí đắc địa, gần nguồn giếng khoan hoặc có thể tiếp cận với nguồn nước máy đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng đầu vào.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tìm thêm các cơ sở cung cấp các dịch vụ có liên quan mà quan trọng nhất là dây chuyền sản xuất và đóng bình nước tinh khiết. Công đoạn này cần rất nhiều thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế nên các chủ doanh nghiệp hãy thật thận trọng.
2.1.3. Tính toán khoản vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn
Yếu tố cuối cùng không thể không nhắc đến chính là vốn đầu tư. Doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ không thể vận hành nếu không có chi phí đầu tư. Bạn nên tính toán thật kỹ các yếu tố cần thiết, hoạch định chi tiêu cho từng khoản đầu tư nhất định. Bản dự trù càng cụ thể, doanh nghiệp càng khó bị cản đường bởi các khoản đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.
Chủ doanh nghiệp cũng nên xác định trong khoảng thời gian 1,5 tới 2 năm đầu nhà máy được vận hành mà không thu lãi. Do đó, các nhà đầu tư cũng nên hoạch định một khoản vốn dự trù nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh được diễn ra thông suốt, không gặp gián đoạn về chi phí đầu tư dẫn tới đứt gãy chuỗi phân phối.
2.2. Bước vào giai đoạn thực thi
2.2.1. Hoàn tất các thủ tục giấy tờ cấp phép kinh doanh
Trước tiên, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục giấy tờ có liên quan tới hoạt động kinh doanh nước đóng bình để tránh những rủi ro không đáng có liên quan tới các yếu tố pháp lý diễn ra trong quá trình kinh doanh. Cụ thể hơn, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm một số loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký theo mẫu kinh doanh nước uống đóng bình
- Giấy chứng nhận an toàn VSTP (chỉ được cấp sau khi doanh nghiệp đã đảm bảo đầy đủ bộ quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh nước đóng bình
- Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (bắt buộc công chứng)
- Bản sao các loại giấy tờ có liên quan tới quyền sở hữu, các giấy tờ có liên quan khác kèm theo chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
2.2.2. Truyền thông, quảng cáo và định vị thương hiệu
Khi dây chuyền sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động thì cũng là lúc bạn nên bắt đầu các kế hoạch truyền thông của mình. Thậm chí, bạn cần phải tính tới bản kế hoạch truyền thông chi tiết cho doanh nghiệp ngay từ khi thiết bị sản xuất còn đang được lắp đặt. Tại sao truyền thông lại quan trọng? Bởi nếu không có truyền thông và quảng cáo, người tiêu dùng sẽ không biết doanh nghiệp của bạn là ai cả.
Ngay cả khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng nghìn bình nước một ngày nhưng không có ai biết tới thì cửa hàng cũng chẳng thể bán nổi một sản phẩm nào. Hơn nữa, sẽ chẳng có ai muốn mua sản phẩm nước uống có cái tên lạ hoắc mà họ còn chưa nghe bao giờ.
Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch truyền thông thật rầm rộ, đặc biệt là trong khoảng thời gian khai trương với mục đích cốt yếu là phủ sóng tên tuổi của doanh nghiệp trên các mặt trận truyền thông như báo đài hay mạng xã hội. Bằng những chiến dịch truyền thông thông minh, khách hàng không chỉ biết tới doanh nghiệp mà còn có thiện cảm với nhãn hàng, qua đó thúc đẩy hoạt động mua hàng của họ.
Doanh nghiệp cũng cần định vị thương hiệu thật tốt. Hiện nay, thị trường kinh doanh nước đóng bình vốn đã vô cùng nhộn nhịp với vô vàn sản phẩm của những thương hiệu lớn. Do đó, mỗi doanh nghiệp mới đều cần tạo nên một danh tính riêng, những điểm nổi trội riêng để tránh tình trạng bị hòa tan vào đám đông. Một số yếu tố nhỏ như thiết kế bao bì, logo, tem dán… cũng góp phần rất lớn trong việc định vị thương hiệu nhãn hàng.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh nước đóng bình mà work247.vn muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong độc giả có thể sử dụng những thông tin hữu ích trong bài viết để áp dụng thành công vào hoạt động kinh doanh nước đóng bình của quý doanh nghiệp.