Cách nhận diện mã vạch các nước chính xác nhất cho bạn

Tác giả: Phạm Hường 20-09-2024

Khi đi mua hàng bạn đều thấy trên bao bì có in mã vạch của sản phẩm. Mã vạch được sử dụng để tra cứu xuất xứ hàng hóa cũng như các thông tin về sản phẩm. Các nước trên thế giới đều sẽ có mã vạch riêng cho mình. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin về mã vạch các nước nhé.

1. Mã vạch hàng hóa và cấu tạo mã vạch

1.1. Tại sao phải đăng ký mã vạch?

Mã vạch hàng hóa được thể hiện bằng một dãy những đường vạch có độ dài ngắn khác nhau. Mã vạch xuất hiện như một minh chứng về xuất xứ của hàng hóa. Khi tra cứu mã vạch chúng ta có thể kiểm tra được quá trình lưu thông của hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác trên khắp các châu lục.

Đăng ký mã vạch

Với mỗi loại sản phẩm sẽ có một mã vạch riêng và là mã vạch duy nhất. Tương tự như mã số điện thoại của từng vùng, mỗi quốc gia sẽ có những đặc trưng riêng khi sử dụng mã vạch của mình. Như vậy không chỉ tránh được sự nhầm lẫn về hàng hóa mà còn giúp những nhà cung cấp thuận lợi trong quá trình quản lý hàng hóa của mình. Người tiêu dùng cũng nhờ đó mà biết được nguồn gốc của sản phẩm.

Trong thời kỳ hiện nay khi giao lưu thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì mã vạch các nước đảm bảo quyền lợi cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp. Nhờ có mã vạch, mối lo về những sản phẩm hàng giả, hàng nhái trôi nổi được giảm đi phần nào. Quá trình nhập kho và bảo quản hàng hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Hàng hóa có thể nhanh chóng được kiểm soát về tên hàng và mẫu mã của hàng.

Đảm bảo quyền lợi cho các nhà sản xuất

Tại Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan quản lý việc đăng ký mã số và mã vạch cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ quản lý về EAN-VN.

Khi thực hiện cấp mã số mã vạch đều phải tiến hành theo những nguyên tắc nhất định. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ khi cấp mã vạch cho sản phẩm. Ví dụ như với những mã số có độ dài trên 13 chữ số thì mã vạch khi đó sẽ không có độ cao. Những trường hợp đặc biệt này dù không tuân theo quy tắc nhưng vẫn thuận tiện cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp khi tra cứu thông tin hàng hóa.

1.2. Cấu tạo của mã vạch sản phẩm

Hiện nay hệ thống mã hàng hóa trên thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã đó là hệ thống UPC và hệ thống EAN. Hệ thống UCP được sử dụng từ năm 1970 thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ. Tuy nhiên hệ thống này hiện đang được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada.

Cấu tạo của mã vạch sản phẩm

Đối với hệ thống EAN được thiết lập 12 nước châu Âu và sử dụng từ năm 1974. Sau đó hệ thống này đã nhanh chóng phát triển và được sử dụng hầu như ở khắp các nước trên thế giới. Vì vậy đến năm 1977, EAN đã chính thức trở thành một tổ chức quốc tế.

Những sản phẩm bán lẻ thuộc hệ thống EAN có hai loại mã là EAN-8 và EAN-13 tương ứng với 8 con số và 13 con số. Mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp nhằm đảm bảo tính thống nhất của mã số.

Mã vạch của sản phẩm là một nhóm các vạch kẻ, xen kẽ giữa các vạch là những khoảng trống. Các mã vạch này được đặt song song với nhau. Khi máy quét đọc mã vạch này có thể thấy được những mã số được đặt ngầm định theo hệ thống vạch.

Theo quy định của mã vạch EAN thì hai mã vạch và hai khoảng trống sẽ thể hiện một con số. Các mã vạch sẽ được thể được thể hiện theo những phương thức khác nhau. Nhà sản xuất có 3 phương án để lựa chọn đó là Set A, B và C. Khoảng trống giữa các mã vạch có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Mỗi môđun của EAN có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.

Mã vạch EAN

Những mã vạch EAN khác nhau sẽ thể hiện một mã số EAN riêng. Tuy nhiên các mã vạch EAN đều có những tính chất cơ bản sau đây:

Với chiều dài cố định là 8 hoặc 13 côn số, mã vạch EAN thể hiện các con số từ 0 đến 9. Mã vạch EAN là mã đa chiều rộng có nghĩa là chiều rộng của các vạch hay khoảng trống trong khoảng từ 1 đến 4 mô đun. Với độ rộng được quy định rõ ràng như vậy độ mã hóa của mã vạch này được đánh giá là khá cao. Tuy nhiên nếu như quá trình in mã không tính đúng khoảng cách các vạch thì độ chính xác khi quét mã vạch sẽ không được cao.

Chiều dài của khu vực mã vạch EAN-13 được quy định với chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93 mm; Mã vạch EAN-8 có chiều cao 21,31mm và chiều dài tiêu chuẩn là 26,73 mm. Cả hai mã vạch đều có cấu tạo chúng như sau: Không ghi ký hiệu nào kể từ bên trái; Tiếp theo sẽ là ký hiệu bắt đầu và ký hiệu dãy số bên trái. Liền theo ký hiệu dãy số bên trái là ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải. Cuối cùng sẽ đến số kiểm tra, ký hiệu kết thúc mà một khoảng trống ở bên phải. 

2. Mã vạch một vài quốc gia trên thế giới

Mã vạch của một số quốc số quốc gia sẽ được cung cấp đến bạn ngay sau đây:

Mã vạch một vài quốc gia trên thế giới

000 – 019; 060 – 139; 030 – 039 GS1 Mỹ

020 – 029; 040 – 049; 200 – 299; 029 là mã phân phối giới hạn thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ của Mỹ

050 – 059 mã cho Coupons Mỹ

300 – 379 GS1 mã vạch sản phẩm Pháp; 380 GS1 Bulgaria; 387 GS1 BIH; 383 GS1 Slovenia; 385 GS1 Croatia; 

400 – 440 GS1 Đức (Germany); 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản; 460 – 469 GS1 Liên bang Nga (Russia)

500 – 509 GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK); 540 – 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg); 570 – 579 GS1 Đan Mạch (Denmark); 690 – 695 GS1 Trung Quốc (China)

750 GS1 Mexico; 759 GS1 Venezuela; 754 – 755 GS1 Canada; 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland).

770 GS1 Colombia; 789 – 790 GS1 Brazil; 773 GS1 Uruguay; 775 GS1 Peru; 780 GS1 Chi lê (Chile); 777 GS1 Bolivia; 779 GS1 Argentina; 784 GS1 Paraguay; 786 GS1 Ecuador.

800 – 839 GS1 Ý (Italy); 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea); 840 – 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain); 858 GS1 Slovakia; 850 GS1 Cuba; 859 GS1 Cộng hòa Séc; 893 GS1 Việt Nam.

900 – 919 GS1 Áo (Austria); 958 GS1 Macau; 950 GS1 Global Office; 930 – 939 GS1 Úc (Australia); 955 GS1 Malaysia; 940 – 949 GS1 New Zealand

3. Mã vạch của hàng hóa Việt Nam

Hiện nay giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn mã hàng hóa EAN. Loại mã hàng hóa mà Việt Nam chủ yếu sử dụng đó là mã hàng hóa EAN-13 với 13 chữ số. Trong đó, những con số này được chia làm 4 nhóm.

Mã vạch của hàng hóa Việt Nam

Nhóm 3 số đầu đại diện cho vùng lãnh thổ hoặc mã quốc gia. Nhóm 4, 5 hoặc 6 số tiếp theo do tổ chức GS1 Việt Nam cấp là mã số doanh nghiệp. Sau mã số doanh nghiệp là mã số hàng hóa cho sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2, 3 hoặc 4 số. Số cuối cùng tính từ trái qua là số về kiểm tra. Mã vạch được quy định chung tại Việt Nam là 893 GS1.

Vậy là nội dung bài viết đã cho bạn biết thêm mã vạch các nước rồi. Khi đi mua hàng bạn đã biết được phần nào thông tin về xuất xứ của mặt hàng nhờ vào việc đọc mã vạch. Như vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn bất kỳ mặt hàng nào.