Market access là gì? Thông tin xoay quanh Market Access cho bạn
Tác giả: Bùi Nguyệt 04-07-2024
Là dân kinh tế quốc tế chắc chắn rằng, bạn sẽ không còn quá xa lạ với khái niệm Market Access là gì? Tuy nhiên, với kẻ ngoại đoại hay lần đầu tiên tìm hiểu về khái niệm marketing - kinh doanh này chắc chắn sẽ cần đến một cách giải thích đầy đủ, tường tận. Và đó là lý do vì sao bạn nên đọc bài viết dưới đây. Hãy cùng work247.vn tìm hiểu đầy đủ về tiếp cận thị trường là gì? Những chủ thể kinh tế trong Market Access cũng như cách để khu biệt khái niệm này với một số khái niệm mà nhiều người đã hiểu nhầm nhé.
1. Bạn đã hiểu Market Access là gì chưa?
Nếu chỉ cần hiểu nghĩa tiếng Việt của định nghĩa này là gì, bạn có thể tìm ra đáp án chỉ trong một vài giây bằng cách phán đoán hay tra Google. Không khó, Market Access chính là tiếp cận thị trường - một thuật ngữ không mới với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Theo Investopedia, website về đầu tư nổi tiếng của Mỹ đã định nghĩa Market Access hay tiếp cận thị trường chính là cách thức, quá trình một công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tìm hiểu thị trường và đưa những sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài có nhu cầu. Dù vẫn được hiểu là khả năng thăm dò và tung sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường và đến tay của người tiêu dùng nội địa, song Market Access được sử dụng thông dụng hơn với hình thức thương mại quốc tế.
Còn một lưu ý nữa khi lý giải về khái niệm market Access, là khái niệm này không đồng nhất với thương mại tự do dù chúng ta trực tiếp cùng làm việc với hàng hóa, tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ. Nhắc đến Market Access, chúng ta đều nhắc đến khả năng mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, tất cả những chủ thể tham gia buộc phải chịu sự chi phối của một số thành tố quan trọng được đặt ra bởi chính phủ các nước như thuế quan, thuế, hạn ngạch và một số quy định trong luật của từng quốc gia, mỗi đơn vị kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt, đầy đủ những quy định này nếu muốn đưa đến tận tay khách hàng sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nhưng thương mại tự do thì khác, trong mô hình này, các sản phẩm và dịch vụ được tung ra và người tiêu dùng tiếp cận tự do lưu thông với nhau mà không phải chịu hàng thuế quan hay bất kỳ một chi phí phát sinh nào từ chính phủ các nước.
Market Access cùng được xem là bước quan trọng trong việc đưa các đơn vị sản xuất kinh doanh thâm nhập sâu hơn vào thị trường, nhằm tìm kiếm thêm nguồn khách hàng phù hợp và tăng cường thêm những quan hệ thương mại không những riêng những địa chỉ sản xuất kinh doanh mà còn giữa các quốc gia với nhau. Do đó, có thể nói Market Access có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy cho những cuộc đàm phán thương mại song phương, đa phương diễn ra mạnh mẽ.
Là những người làm việc trong bộ máy chính phủ chuyên thực hiện các cuộc đàm phán quốc tế về thương mại, bạn có thể hiểu kỹ càng hơn về cách làm các chính phủ “market Access”. Phần lớn thì họ thường tìm cách để tăng khả năng tiếp cận với vùng đất, thị trường nước ngoài có lợi cho hoạt động xuất khẩu một vài mặt hàng mạnh của họ. Tuy nhiên, lại cố gắng kìm hãm sự tiếp cận thị trường đối với một số sản phẩm, dịch vụ “ngoại lai” xâm nhập và tác động xấu đến hàng hóa, dịch vụ nội địa.
Mục đích cuối cùng của Market Access cũng chỉ là tạo ra lợi nhuận từ những mặt hàng của mình nhờ vào sự thông qua giữa các cơ quan chính phủ trên cơ sở đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ vẫn phải trả phí và không cần tự do.
2. Một số đặc điểm cụ thể của Market Access
Như đã nhấn mạnh, khả năng tiếp cận thị trường của các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào đàm phán của chính phủ về 3 yếu tố quan trọng bao gồm: Chế độ thuế quan, hạn ngạch và quy tắc quản lý hàng rào đối với những nội dung phi thuế quan. Trong đó, những quy tắc về thuế hải quan khi tiếp cận thị trường trong mô hình thương mại quốc tế được áp dụng như sau:
Tất cả những nguồn hàng, sản phẩm dịch vụ từ thị trường nước ngoài thuộc danh mục những loại hàng hóa không bị cấm sẽ bắt buộc phải chi trả một thuế để làm lộ phí cho việc di chuyển, vận tải qua lãnh thổ của quốc gia khác. Khoản tài chính này sẽ được nộp vào ngân sách của quốc gia đó. Khi là thành viên của WTO - Tổ chức thương mại thế giới, dù mức thuế này vẫn được áp dụng nhưng theo chiều hướng giảm dần để thực hiện lợi ích chung.
Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, dù muốn hay không tất cả các quốc gia có mặt hàng, dịch vụ muốn thâm nhập vào thị trường khác đều phải trải qua các cuộc đàm phán về ràng buộc thuế quan.
Ngoài thuế hải quan, để tiếp cận được thị trường cũng sẽ có một nguyên tắc nữa được áp dụng đối với tất cả các quốc gia, đó là hạn chế định lượng. Trong đó, có quy định rõ đối với tất cả thành viên nằm trong khối WTO đều không có quyền cấm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đối với các quốc gia còn lại khi đặt lợi ích phát triển chung lên hàng đầu.
Xem thêm: [Bật mí] Về cách tiếp cận khách hàng tiềm năng cho dân Sale!!!
3. Vai trò của WTO trong hoạt động Market Access của các quốc gia
Được thành lập từ năm 1915, tính đến thời điểm hiện tại, đây chính là tổ chức duy nhất của thế giới có chức năng giám sát các chức năng thương mại của các quốc gia nhằm phục vụ lợi ích của tất cả các nước trên phạm vi toàn thế giới. Vai trò lớn nhất của WTO chính là tạo ra một nền tảng quy định về tiếp cận thị trường, khả năng xâm nhập vào quốc gia khác của các mặt hàng hóa, để các chính phủ có thể dựa vào đó và đàm phán với nhau. Cụ thể, để có thể tăng cao khả năng tiếp cận thị trường của các quốc gia hiệu quả hơn, thì WTO đã đề xuất giảm thuế quan và giảm cản trở của các thành phần cản trở tại các quốc gia.
Trên đây chính là một số thông tin cơ bản nhất đi giảm thích giúp bạn đầy đủ nhất về market Access là gì cùng với đó là những thông tin liên quan. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.