Marketing Director là gì? Vị trí, vai trò của Marketing Director
Tác giả: Trần Hải Minh 09-05-2024
Marketing Director là một vị trí được nhắc đến thường xuyên trong các doanh nghiệp hiện nay. Họ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và đây cũng là vị trí mơ ước của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu về Marketing Director là gì để hiểu rõ hơn về công việc của người này nhé.
1. Đi giải đáp Marketing Director là gì?
Nếu như bạn đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, marketing của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì chắc chắn sẽ thường xuyên được nhắc đến vị trí Marketing Director. Đây là một vị trí mà nhiều người cho rằng nó có quyền lực nhất. Vậy Marketing Director là gì?
Marketing Director chính là giám đốc marketing hay một số doanh nghiệp vẫn gọi là giám đốc tiếp thị. Họ sẽ là người lập và thực hiện các chiến lược quảng cáo, tiếp thị để thực hiện mục đích xây dựng sản phẩm, thương hiệu của công ty. Giám đốc marketing cũng sẽ thực hiện giám sát bộ phận marketing thực hiện nhiệm vụ, cung cấp và giúp các nhân viên khác làm việc. Bên cạnh đó, người giám đốc marketing còn phải thực hiện đưa ra ý tưởng, phê duyệt ý tưởng cho các hoạt động quảng cáo tại doanh nghiệp.
Như vậy với vị trí này thì bạn đã thấy được sự quyền lực của họ rồi chứ. Với quyền lực nhiều như vậy nhưng cái trách nhiệm mà họ phải gánh cũng vô cùng lớn đó nhé.
2. Giải đáp những thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến Marketing Director
Ngoài Marketing Director thì còn có rất nhiều thuật ngữ khác mà bạn cần phải biết khi tìm hiểu về giám đốc marketing này.
- Deputy marketing director là gì? Đây chính là vị trí phó giám đốc marketing, họ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ để người giám đốc marketing đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
- Marketing manager là gì: đây chính là vị trí quản lý tiếp thị
- Sales and marketing executive là gì: đây là điều hành bán hàng và tiếp thị
- Brand director là gì: đây là giám đốc thương hiệu, một trong những vị trí được nhiều người hướng đến.
- Marketing officer là gì: là nhân viên tiếp thị
- Sales director là gì: là giám đốc bán hàng
Đây chính là những thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến vị trí Marketing Director mà bạn cần phải biết, bởi chính bạn cũng đang muốn hướng đến công việc này.
Xem thêm: Việc làm phó phòng marketing
3. Công việc của một giám đốc marketing là gì?
Đương nhiên ở một vị trí cao như vậy, chắc chắn những trách nhiệm và công việc mà họ phải gánh trên vai rất lớn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem ở vị trí việc làm này thì họ sẽ làm những công việc như thế nào nhé.
Nhìn chung có thể thấy được một người giám đốc marketing sẽ phải trải qua rất nhiều những công việc khác nhau, thế nhưng nhiệm vụ hàng đầu mà họ luôn phải hướng đến chính là phát triển thị trường, nâng cao thương hiệu và sản phẩm đến cho công ty.
Trách nhiệm mà họ phải làm khi đảm nhận vị trí này sẽ bao gồm như sau:
- Thực hiện giám sát và theo dõi công việc của bộ phận marketing
- Thực hiện đánh giá các chiến lược phát triển và kế hoạch phát triển của marketing
- Bạn phải có trách nhiệm lên các kế hoạch, phối hợp thực hiện chiến lược marketing cùng với những bộ phận khác.
- Thực hiện truyền đạt, giải thích ý tưởng cho mọi người cùng hiểu
- Sẽ phải nghiên cứu và đánh giá thị trường, nơi mà doanh nghiệp đang có dự định phát triển thị trường tại nơi đó.
- Tìm hiểu và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh của mình, xem họ đã có những gì mà mình chưa có, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trên thị trường.
- Cần phải làm việc với những khách hàng để bàn về giá, thực hiện tối đa nhất lợi nhuận có thể đạt được cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, xác định, phân loại nguồn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, đề từ đó có những chiến lược sao cho phù hợp với nguồn khách hàng.
- Thực hiện và phát triển các chương trình khuyến mại
- Lên và xây dựng các kế hoạch về ngân sách của tài chính để thực hiện các dự án
- Lên danh sách về mô tả các dịch vụ của công ty
- Thực hiện phát triển và quản lý chặt chẽ các chiến lược về quảng cáo nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty
- Thực hiện xây dựng các chính sách nhận định thương hiệu của công ty
- Thực hiện tổ chức các hội nghị và triển lãm
- Thực hiện giám sát các chương trình, dự án về quảng cáo nhằm đảm bảo hiệu quả cho công ty.
Đó chính là toàn bộ các trách nhiệm cùng với công việc mà một người giám đốc tiếp thị phải thực hiện đối với mỗi dự án. Khối lượng công việc vô cùng lớn, chính vì thế mà phải đòi hỏi, đảm bảo người Marketing Director này cần phải có kỹ năng cũng như khả năng chịu được áp lực công việc lớn.
Tìm hiểu thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào
4. Vị trí, vai trò của Marketing Director - Giám đốc marketing trong doanh nghiệp
Nếu như nói vị trí Marketing Director là một trong những vị trí công việc có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, điều này cũng chẳng sai một chút nào. Trong phần trên chúng ta cũng đã tìm hiểu về công việc của giám đốc tiếp thị, thì có thể thấy họ đảm nhận gần như phần lớn công việc với thị trường và quảng cáo. Mà đặc biệt, hiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp ra mắt thị trường với những sản phẩm cạnh tranh vô cùng lớn. Thương trường như chiến trường, bởi vậy mà doanh nghiệp không thể thiếu đi người cầm đầu của lĩnh vực marketing được.
Họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ phát triển sản phẩm cho công ty, xây dựng thương hiệu uy tín, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng rộng rãi hơn. Với những thành công của doanh nghiệp mà nói thì học chính là những người đứng đằng sau thúc đẩy cho sự thành công đó.
Như vậy có thể thấy được vị trí và vai trò của người Marketing Director rất lớn trong doanh nghiệp, trong thời đại 4.0 thì họ lại càng không thể thiếu.
Tải về ngay: CV xin việc Marketing
5. Yêu cầu đối với một giám đốc marketing
Để trở thành một giám đốc marketing hay còn gọi là giám đốc tiếp thị thì bạn sẽ phải đáp ứng khá nhiều những yêu cầu, cả về trình độ lẫn kỹ năng. Đương nhiên với một vị trí mà nhiều người mong ước như vậy thì chắc chắn những gánh nặng cũng sẽ nhiều hơn. Cùng xem bạn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như thế nào nhé.
5.1. Quản lý dự án
Quản lý dự án cũng là một trong những kỹ năng cần thiết và hầu như là quan trọng hàng đầu đối với một giám đốc tiếp thị. Nếu như bạn có khả năng quản lý dự án tốt, bạn sẽ tự biết sắp xếp thời gian và công việc của mình trong dự án đó, công việc nào làm trước và công việc nào làm sau. Chính vì như thế sẽ giúp cho bạn không bị nhầm lẫn các dự án với nhau. Đặc biệt với tính chất công việc này đương nhiên sẽ phải tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau, chính vì thế mà thật sự cần thiết phải biết quản lý dự án đó nhé.
Xem thêm: Việc làm digital marketing?
5.2. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian cũng là một trong những yêu cầu tối thiểu mà một người lãnh đạo cần phải biết. Quản lý thời gian tốt tức là bạn biết điều chỉnh, căn thời gian cho mỗi công việc, phân công công việc của mỗi thành viên trong dự án đó. Khi quản lý được thời gian thì bạn cũng sẽ thực hiện dự án đó đúng hạn. Việc quản lý thời gian tốt sẽ đem lại cho bạn một hiệu quả công việc tốt đó.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của việc quản lý thời gian
5.3. Biết lãnh đạo
Đương nhiên khi ở vị trí giám đốc tiếp thị bên dưới bạn sẽ phải có nhân viên cấp dưới, để thể hiện tốt mình là một người làm việc chuyên nghiệp thì bạn cần phải có khả năng lãnh đạo. Khi biết lãnh đạo, tức là bạn đã biết điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, từ đó việc phân công công việc cũng như quản lý sẽ tốt hơn.
5.4. Kỹ năng giao tiếp
Đương nhiên rồi, kỹ năng giao tiếp không thể thiếu được nếu như bạn là một người lãnh đạo. Hơn thế là đặc thù của công việc chính là tiếp thị và marketing, bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng, chính vì thế mà khả năng giao tiếp sẽ thật sự quan trọng với vị trí của bạn đó. Không những thế, với kỹ năng giao tiếp của mình, bạn còn có cơ hội thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn, nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người khác trong giao tiếp.
Đó là một vài những kỹ năng mềm mà bạn cần phải có trong công việc, tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, một người nếu như vươn lên vị trí giám đốc tiếp thị thì còn phải đảm bảo về khả năng chuyên môn, trình độ. Bởi khi có những kiến thức và trình độ sẽ giúp cho bạn có một nền tảng vững chắc để giải quyết vấn đề và thực hiện dự án.
Nếu như bạn đang đam mê ở vị trí này, bạn cũng mong muốn thăng tiến lên vị trí Marketing Director này thì hãy cứ chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu và kỹ năng trước đi nhé!
Tìm việc làm thực tập sinh marketing
6. Một số nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến Marketing Director
Một số ngành nghề có liên quan đến công việc của giám đốc tiếp thị mà bạn cần phải biết đó chính là:
- Marketing Assistant: đây chính là vị trí trợ lý tiếp thị, họ sẽ thực hiện hỗ trợ cho các nhà quản lý để phát triển sản phẩm ra thị trường bằng các chiến dịch tiếp thị và chiến dịch truyền thông.
- Social Media Manager: đây là vị trí quản lý phương tiện truyền thông xã hội, họ sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý các mạng truyền thông xã hội của công ty, thực hiện tương tác với khách hàng thường xuyên hơn.
- Media planner: đây là vị trí người lập kế hoạch truyền thông, những người làm trong lĩnh vực này sẽ phải hoạch định ra các kế hoạch truyền thông sau đó tạo ra các kế hoạch hành động cho các chiến dịch quảng cáo sao cho nó phù hợp với mục tiêu sản phẩm mà công ty đang muốn hướng đến.
Ngoài ra còn khá nhiều các vị trí, công việc khác có liên quan đến Marketing Director nữa. Với nhiều vị trí khác nhau, chắc chắn sẽ là môi trường tốt cho bạn thử sức với nghề này.
Xem thêm: CV Marketing Assistant
7. Con đường đi đến vị trí Marketing Director – Giám đốc marketing có dễ?
Quả thật, vị trí Marketing Director này đóng một vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí đem lại nguồn thu nhập khủng cho người làm. Tuy nhiên để thăng tiến lên vị trí này cũng không hề đơn giản đâu nhé. Con đường đi của bạn sẽ vô cùng gian nan và đầy những thử thách đó nhé. Bạn sẽ phải làm trong chuyên ngành marketing hoặc phát triển thị trường, sau đó cần phải chứng tỏ khả năng và thực lực của mình cho cấp trên thấy. Muốn được như vậy bạn cũng sẽ phải vượt qua rất nhiều đối thủ khác và có trong mình đầy những khả năng và kinh nghiệm.
Tuy nhiên một tin khá vui dành cho những bạn đang đặt mục tiêu hướng đến vị trí Marketing Director này đó chính là nhu cầu nhân sự cho ngành này hiện nay rất lớn. Với thị trường công nghệ 4.0, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang tăng cao, lúc này những vị trí marketing và phát triển thị trường lại là những vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp vượt qua các đối thủ khác và khẳng định mình trên thị trường.
Như vậy có thể thấy, đây là một vị trí có nhiều thử thách nhưng cũng có nhiều cơ hội, vì thế mà bạn cần phải khẳng định khả năng của mình nhé.
Như vậy, với toàn bộ thông tin trong bài viết mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn về Marketing Director thì bạn đã hiểu hơn về vị trí, vai trò cũng như công việc của giám đốc marketing này.