Marketing Manager là gì? Lộ trình “săn việc” Marketing Manager
Theo dõi work247 tạiBạn sở hữu những kiến thức tuyệt vời liên quan đến chuyên ngành Marketing? Bạn đam mê phát triển một sự nghiệp “tầm cỡ” với lĩnh vực này? Marketing Manager - Một trong những vị trí mục tiêu mà ai cũng muốn đặt chân đến. Hãy hiểu thật chính xác nghề Marketing Manager là gì và con đường nào đưa bạn đến với vị trí này nhanh nhất qua bài viết sau nhé!
1. Marketing Manager là gì?
Ngày nay, không quá khó để nhận định, Marketing là một lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn trong xã hội. Vai trò của Marketing ngày càng được nâng cao bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã giúp Marketing “thiên biến vạn hóa”, cầm chịch được các chiến lược xây dựng và mở rộng thương hiệu không thể tuyệt vời hơn. Bộ phận Marketing trong các công ty có thể được ví như một mảnh đất hội tụ chất xám đỉnh cao nhất về sự sáng tạo trong tư duy chiến lược. Marketing bao gồm nhiều vị trí, vậy Marketing Manager là gì?
Mọi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp đều cần có người đứng ra vận hành và lãnh đạo. Marketing cũng không phải ngoại lệ! Theo đó, Marketing Manager là một thuật ngữ chỉ chức danh vị trí Trưởng phòng hay Quản lý bộ phận Marketing. Họ là cá nhân đứng đầu và chịu trách nhiệm cho toàn bộ mọi hoạt động của bộ phận này. Nhưng đừng nhầm lẫn Marketing Manager với chuyên viên Marketing ( Marketing Executive) nhé. Mặc dù ở nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, một chuyên viên Marketing có thể chịu trách nhiệm quản lý cho tất cả hoạt động thuộc về lĩnh vực này, nhưng với các doanh nghiệp lớn hơn, họ thường làm việc dưới sự chỉ đạo của Marketing Manager.
Marketing Manager là gì? Có thể nói, họ chính là những nhà lãnh đạo bậc thầy kiêm chuyên gia lão luyện về chuyên môn Marketing Manager. Họ là người trực tiếp xây dựng, giám sát, quản lý và triển khai các hoạt động, chiến lược, chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp. Tất cả những nỗ lực trong vai trò của họ đều hướng đến mục tiêu gia tăng hiệu quả về hình ảnh sản phẩm, cũng như chất lượng thương hiệu của công ty. Một Marketing Manager cũng chịu trách nhiệm trong việc đề xuất, tham mưu và thiết lập ngân sách chi tiết, cụ thể, đảm bảo tiết kiệm và đảm bảo sự ổn định chi phí cho doanh nghiệp trong các hoạt động triển khai.
Marketing Manager có thể làm việc trong khuôn khổ doanh nghiệp, có thể làm việc theo dự án của khách hàng. Họ là những cá nhân có mối quan hệ rộng rãi nhất, vì hoạt động quảng cáo tiếp thị đôi khi cần đến sự hợp tác giữa các nguồn cung cấp liên quan.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Marketing Manager
Marketing Manager có thể được phân công những nhiệm vụ không thực sự giống nhau giữa các doanh nghiệp hay các lĩnh vực hoạt động. Khi nói về vai trò của vị trí này, thường chú trọng ở các khía cạnh như: Trade marketing, Digital marketing, Content marketing, Assistant Marketing,... Chúng ta sẽ không đi sâu chi tiết về các lĩnh vực hay các mảng cụ thể trong lĩnh vực Marketing. Xin vui lòng liệt kê các vai trò cụ thể của một người quản lý bộ phận Marketing như sau:
2.1. Nhiệm vụ của Marketing Manager
- Thứ nhất, Marketing Manager chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập và định hình nên những chiến lược, chiến dịch cũng như kế hoạch Marketing cụ thể cho hình ảnh thương hiệu cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ dự đoán và hoạch định về chi tiêu ngân sách cho mỗi dự án, chiến dịch cụ thể, sau đó trình lên ban giám đốc để xin phê duyệt. Sau khi được thông qua về ngân sách, họ sẽ là người chịu trách nhiệm triển khai và giám sát quản lý quá trình sử dụng nguồn ngân sách đó theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Trực tiếp xây dựng các kế hoạch, chương trình và tham mưu hoặc đưa ra các giải pháp nhằm triển khai thực hiện một cách hiệu quả nhất về chính sách của doanh nghiệp gắn liền với các mục tiêu trong tiếp thị quảng cáo. Trực tiếp phân công, chỉ đạo và điều hành tất cả hoạt động trong bộ phận.
- Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong hoạt động Marketing bằng việc xây dựng các chương trình một cách chặt chẽ, đồng thời thực hiện sự chỉ đạo, phân công cụ thể về tổ chức các khóa học, lớp học, các chương trình nghiên cứu và bồi dưỡng. Phối hợp làm việc với người đứng đầu bộ phận sản xuất, nghiên cứu thị trường và cùng nhau thiết lập các chính sách kinh doanh, tiếp thị sản phẩm đúng với mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, Marketing Manager cũng chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trong bộ phận CSKH.
- Làm việc kết hợp với Account Executive và bộ phận dịch vụ khách hàng để cam kết cung cấp những gì thỏa mãn được thị hiếu của họ nhất. Hoặc thông qua đó, có thể chủ động cập nhật những xu hướng mới, áp dụng trong quá trình hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả.
- Đảm bảo về tiến độ, tính hiệu quả, đúng kế hoạch về các hoạt động kinh doanh, quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp. Thực hiện xây dựng các báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động cho cấp trên, đề xuất hoặc xin ý kiến chỉ đạo về các vấn đề không nằm trong quyền hạn. Song song với đó, Marketing Manager còn hỗ trợ việc giám sát, quản lý hoạt động của phòng kinh doanh, xem xét về hiệu quả làm việc của họ bằng cách phối hợp với quản lý của bộ phận kinh doanh hay ban giám đốc công ty.
- Tổng kết các kết quả và hoạt động cụ thể của phòng bằng việc lập và nộp báo cáo cụ thể lên cấp trên. Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định và làm việc với các đối tác quan trọng khi Giám đốc bộ phận vắng mặt và đã được ủy quyền. Chịu trách nhiệm về phân công nhiệm vụ cụ thể, giám sát theo dõi các hoạt động của nhân viên trong bộ phận. Tiếp nhận và giải quyết những vấn đề trong thẩm quyền.
Xem thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?
2.2. Quyền hạn của Marketing Manager
Ngoài các trách nhiệm, quyền hạn của một Marketing Manager là gì?
- Họ có quyền hạn trong việc thông qua hoặc trực tiếp ký kết các kế hoạch, chương trình, văn bản tài liệu kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện các phê duyệt theo quyết định về xử lý vi phạm, vận hành quản lý trong hoạt động marketing và kinh doanh của các nhân viên trong bộ phận.
- Trên cơ sở đề xuất và đã được ban giám đốc thông qua về kế hoạch ngân sách. Marketing Manager có quyền phê duyệt các yêu cầu về mặt chi tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp thị của doanh nghiệp, đảm bảo đúng quyền hạn, đúng mục đích và định hướng chung.
Xem thêm: Việc làm marketing tại Hà Nội
2.3. Mức lương của Marketing Manager
Đến hiện nay, có thể khẳng định, Marketing là một trong những ngành nghề có nhu cầu về nhân lực nhiều nhất, với nhiều vị trí việc làm đa dạng nhất. Thị trường việc làm Marketing tại nước ta khá sôi động. Các doanh nghiệp tuyển dụng hoạt động nhiều lĩnh vực, từ agency cho đến doanh nghiệp thương mại điện tử, tổ chức sự kiện, sản xuất phân phối,....
Mức thu nhập của Marketing Manager phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố, thứ nhất là chính sách nhân sự của doanh nghiệp, thứ hai là năng lực thực tế. Nếu làm việc ở một doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, lương của vị trí Marketing Manager sẽ rơi vào khoảng 1000 - 2500$. Mặt khác, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường không để chế độ “public” về lương của vị trí này. Chủ yếu là có thể đàm phán và chốt lương trong quá trình phỏng vấn, để đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Theo thông tin của work247.vn có được, con số này rơi vào khoảng từ 15 - 75 triệu đồng/tháng.
Tìm việc làm marketing manager
3. Lộ trình để trở thành một Marketing Manager
Là một vị trí cao cấp, Marketing Manager trong mắt người tìm việc thật hấp dẫn và đáng mơ ước. Đặc biệt với những ai đã là chuyên viên, nhân viên Marketing từ nhiều năm, đang mong muốn có được vị trí này sau bao năm nỗ lực. Làm thế nào để trở thành một Marketing Manager? Hãy vạch ra một lộ trình như work247.vn dưới đây bạn nhé!
3.1. Chuyên môn và kinh nghiệm
Chuyên môn là yếu tố đầu tiên cho vị trí Quản lý Marketing. Tại sao? Vì không đơn thuần là một vị trí có thể “học việc”, một Marketing Manager cần được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ thành thạo, để làm việc trong các doanh nghiệp để “đào tạo” những nhân viên khác. Đó là lý do ở các mô tả công việc, yêu cầu về chuyên môn của Marketing Manager luôn đòi hỏi ứng viên tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành có liên quan mật thiết đến Marketing. Có thể là: chuyên ngành Marketing, Thương mại điện tử, Kinh tế, Quan hệ công chúng hay Quản trị kinh doanh,...
Bạn cần thực sự thể hiện được mức độ am hiểu đối với lĩnh vực này, từ những khía cạnh nhỏ nhất cho đến các khía cạnh lớn nhất. Ngoài bằng cấp chính, các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ở Marketing Manager những chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ,... Đồng thời sở hữu hệ thống kỹ năng mềm hoàn hảo. Nghề Marketing Manager yêu cầu khá cao về kinh nghiệm, đó chính là lý do nhiều ứng viên mới ra trường, trình độ chuyên môn giỏi cũng khó có thể ứng tuyển thành công ở vị trí này.
Kinh nghiệm cho vị trí Marketing Manager có thể được yêu cầu từ 2 - 3 năm làm việc ở vị trí tương đương, hoặc 3 - 4 năm làm việc ở vị trí chuyên viên Marketing.
Xem thêm: Việc làm marketing tại Hồ Chí Minh
3.2. Kỹ năng cần có
Nếu chuyên môn và kinh nghiệm của bạn đã đáp ứng được với vị trí này, tiếp đến hãy thử xem mình có sở hữu những kỹ năng sau không nhé:
- Kỹ năng lãnh đạo: Là người được xem như đứng đầu bộ phận Marketing của một doanh nghiệp. Marketing Manager chính là cá nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm trong công tác vận hành, triển khai hoạt động bộ phận của mình sao cho suôn sẻ nhất. Bạn sẽ phải thường xuyên đưa ra những quyền định, sẽ phải giải quyết các mối quan hệ nhân viên trong nội bộ, hay trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho những nhân viên cấp dưới. Tất cả đều cần đến kỹ năng lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo luôn luôn cần ở những vị trí “Manager” nói chung, giúp bạn phát huy được chuyên môn, thể hiện được năng lực “cầm quân” tài tình!
- Kỹ năng tư duy và viết lách: Bạn có thể cho rằng, viết lách không quá được chú trọng ở vị trí Marketing Manager, vì nó dành cho một “content”. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, nội dung là một yếu tố quyết định đến hơn 70% sự thành công của một chiến dịch hay kế hoạch quảng bá kinh doanh tiếp thị. Để làm được nội dung tốt, các nhà Marketing Manager cần sở hữu thành thạo kỹ năng này trong việc tư duy sắc sảo, cách thể hiện ngôn từ linh hoạt và nhạy bén. Kỹ năng viết lách sẽ được ho thể hiện ở những kế hoạch kinh doanh tổng thế, các kế hoạch dự toán ngân sách trình ban giám đốc, hay các bản thuyết trình thuyết phục cho một chiến lược cụ thể nào đó.
- Kỹ năng hiểu thị trường: Hiểu thị trường là cách mà bạn triển khai hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu những đặc trưng, mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong thị trường đó. Hiểu được khách hàng, Marketing Manager mới có thể hiểu được mình làm được những gì cho khách hàng, thông qua việc xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể, hướng sản phẩm và những dịch vụ chăm sóc làm hài lòng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ, mà vẫn đảm bảo về doanh số cũng như sự phát triển của công ty.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Marketing hiện đại không đơn thuần là những lần tiếp thị quảng cáo truyền thống. Đó là cả một sự ứng dụng và am hiểu những công cụ phục vụ Marketing kỹ thuật số, như: Google Analytics,... Kỹ năng phân tích dữ liệu sẽ giúp họ nắm bắt các kết quả về số lượng người dùng truy cập website, lượng Traffic của website, nhu cầu và mong muốn của người dùng thể hiện ở các dấu hiệu trên hệ thống và nền tảng trực tuyến. Từ các dự liệu đã được phân tích đó, họ sẽ biết cách làm thế nào để tối ưu hóa hoạt động của mình.
- Sáng tạo và nhiệt huyết: Tiếp thị quảng cáo nói chung là lĩnh vực ưu tiên sự sáng tạo. Nếu không sáng tạo, chiến lược của bạn sẽ chỉ là những điều mà người khác đã làm, cứ mãi dậm chân tại chỗ và không mang lại sự hiệu quả. Sáng tạo là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của bạn mỗi ngày. Lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn vì mục tiêu chung, bỏ qua những lợi ích cá nhân mà có thể lăn xả vì đồng đội, vì doanh nghiệp, làm nên được những dự án lớn, mang lại được thành tích cao.
- Kỹ năng giao tiếp: Là Marketing Manager, bạn sẽ phải làm việc kết hợp với nhiều bộ phận, trong đó chủ yếu là bộ phận sản xuất và kinh doanh. Nhờ có khả năng giao tiếp, bạn sẽ truyền tải được những thông điệp mà bạn muốn đối phương hiểu, bạn sẽ thuyết phục được khách hàng, bạn sẽ giải đáp được các khúc mắc của nhân viên,... Nói chung, một quản lý giỏi là một người nói ít làm nhiều, nhưng một khi đã mở lời, đối phương sẽ chỉ muốn tâm phục khẩu phục bạn mà thôi.
3.3. Kinh nghiệm tạo CV Marketing Manager
CV Marketing Manager sẽ giúp bạn khá nhiều trong hành trình ứng tuyển với vị trí công việc này. Vì vậy, hãy cố gắng trong việc làm bản CV của bạn trở nên thật ấn tưởng, có sức hút với người xem. Bằng cách tạo CV với thiết kế hiện đại, phong cách chuyên nghiệp. Là một lĩnh vực mong muốn ở ứng viên sự sáng tạo, nên bạn có thể thêm thắt những nội dung và cách trình bày sao cho nội bật nhất những kinh nghiệm và đặc biệt là các kỹ năng mà bạn có nhé.
Xem thêm: Marketing Director là gì? Vị trí, vai trò của Marketing Director
3.4. Bí kíp phỏng vấn cho vị trí Marketing Manager
Marketing Manager là vị trí khá cao cấp, do đó hãy cố gắng đầu tư cho buổi phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng trở nên chuyên nghiệp và đáng nhớ. Từ cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn phải thể hiện được tính chuyên nghiệp của một người quản lý. Cho đến việc trang bị kỹ năng, chuyên môn thật hoàn hảo cùng phong thái tự tin khi đối mặt với các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Tips để bạn tự tin hơn khi phỏng vấn với vị trí này, đó là hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó nhé.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về Marketing Manager là gì? Truy cập vào work247.vn để nhận cơ hội việc làm và tạo CV online với vị trí này nhé!
2911 0