Tìm hiểu Marketing Leader là gì? Các điều cần chú ý khi làm Marketing

Tác giả: Phạm Hường

Marketing chắc chắn là giấc mơ nghề nghiệp của rất nhiều thế hệ Gen Z, đặc biệt là vị trí Marketing Leader. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ chưa thực sự có kiến thức chuyên sâu về Marketing Leader cũng như các yếu tố để trở thành Marketing Leader là gì? Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải đáp cụ thể về Marketing Leader nhé.

1. Khái niệm về Marketing Leader

Marketing Leader có dịch nghĩa Tiếng Việt là người dẫn đầu thị trường, được hiểu là một công ty truyền thông có thị phần lớn nhất trong ngành và sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự thống trị của cá nhân đó đến vị trí cạnh tranh và định hướng tiềm năng phát triển của thị trường.

Với góc nhìn nhỏ hơn thì định nghĩa Marketing Leader lại được hiểu là người lãnh đạo trong một phòng ban Marketing bao gồm các nhân viên Marketing, chuyên viên Marketing cùng chung mục tiêu thực hiện phát triển các chiến dịch tiếp thị. 

Khái niệm về Marketing Leader

Để trở thành một Marketing Leader giỏi, đòi hỏi người học phải sở hữu kiến thức chuyên môn bài bản và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing từ 2 - 3 năm trở lên. Đồng thời đã là Leader thì cá nhân đó phải có cách tố chất của một Mentor như các kỹ năng quản lý, lãnh đạo đội nhóm xuất sắc. 

Theo đó, các Marketing Leader không chỉ đảm nhận các nhiệm vụ lập kế hoạch, phê duyệt các chiến dịch Marketing mà họ còn phải chịu trách nhiệm trong việc điều hành và quản lý nhân sự. Đưa ra những phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, đồng thời tiến hành chỉ đạo các nhân viên thực hiện từng bước trong quy trình công việc. Từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhân viên theo kết quả làm việc. 

Xem thêm: Phân tích chuyên sâu công việc ở các vị trí trong Marketing 

2. Tiềm năng phát triển của Marketing Leader

Marketing Leader luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp hoặc các công ty truyền thông tiếp thị. Đây là một vị trí lãnh đạo trong bộ phận phòng ban Marketing giúp cá nhân đó học thêm các kỹ năng chuyên môn.

Việc Marketing Leader tích lũy thêm các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp phục vụ tốt các công cuộc thăng tiến trong sự nghiệp để đảm nhiệm các vai trò cấp cao hơn trong tương lai. 

Tiềm năng của Marketing Leader

Thực tế, mọi người sẽ không thể dễ dàng để phân biệt các vị trí trưởng nhóm Marketing với các vị trí như trưởng phòng Marketing hay các cấp quản lý bộ phận Marketing được bởi vì rất nhiều các công ty truyền thông nhỏ, trưởng nhóm Marketing là người đảm nhận các vai trò tương tự như người đứng đầu bộ phận của phòng ban Marketing. 

Trong đó, tại các công ty truyền thông với quy mô vừa và lớn thì sẽ có rất nhiều trưởng nhóm để tiếp nhận công việc phụ trách dự án tiếp thị khác nhau dưới sự quản lý của các chức vụ cao cấp như trưởng phòng hay giám đốc Marketing.

3. Mô tả chi tiết công việc của Marketing Leader

3.1. Nhiệm vụ chính của Trưởng phòng Marketing

Tùy vào mỗi doanh nghiệp hay công ty truyền thông mà việc phân bổ các nhiệm vụ cụ thể của một trưởng nhóm Marketing sẽ rất khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chung của Trưởng phòng Marketing cho dùng ứng tuyển ở Agency nào thì nhiệm vụ cơ bản của họ sẽ vẫn bao gồm:

- Trưởng phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, phát triển các chiến lược đã đề ra cùng nhiệm vụ sáng tạo nội dung để phục vụ quá trình tiếp thị để mang giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, Website, …

- Ngoài ra, Trưởng phòng Marketing còn phải là người có kỹ năng lãnh độ, quản lý đội nhóm tốt, điều hành nhân sự tốt như việc đào tạo nhân viên trong quá trình vận hành chiến lược Marketing.

- Trưởng phòng Marketing có trách nhiệm triển khai các chiến dịch tiếp thị thành công, từ đó đưa ra những báo cáo, đánh giá, phân tích hiệu suất làm việc của cả team.

Mô tả công việc của Trưởng phòng Marketing

- Xây dựng nội dung sáng tạo có giá trị và hấp dẫn cho trang Web và Blog, Fanpage., … và các phương tiện khác để thu hút khách hàng.

- Kỹ năng mềm của Trưởng phòng Marketing là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi người lãnh đạo giỏi đều là những người có kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt, hợp tác cùng với các công ty truyền thông, các đối tác trong kinh doanh hoặc các đại lý và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

- Trưởng phòng Marketing có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt các khoản ngân sách trong việc tạo chiến dịch quảng bá tiếp thị theo hàng quý và hàng năm. Đồng thời, Trưởng phòng Marketing phải viết sử dụng các chi phí ngân sách cho chiến dịch một cách khôn ngoan và đảm bảo hiệu suất.

3.2. Điều kiện về trình độ bằng cấp, năng lực của Trưởng nhóm Marketing

Để trở thành một Trưởng nhóm Marketing thì bắt buộc ứng viên phải là người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường tiếp thị Marketing. Họ đều là người phải có năng lực thực sự, các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cần được chứng minh thông qua các số liệu, các dự án và chiến dịch quảng bá hiệu quả.

Work247 sẽ đưa ra một số yêu cầu chung dành cho ứng viên khi ứng tuyển vị trí Trưởng phòng Marketing bao gồm:

- Ứng viên đã tốt nghiệp và trình độ Cao đẳng (ưu tiên Đại học) tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến Marketing, Truyền thông, Quản trị kinh doanh, … 

- Ứng viên phải là người đã có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm trở lên trong thị trường Marketing và đã có kinh nghiệm từng làm Trưởng nhóm Marketing từ 6 tháng trở lên là lợi thế cho ứng viên.

- Là người thành thạo trong việc thiết lập kế hoạch và triển khai các dự án chiến dịch tiếp thị Marketing.

Điều kiện đối với Trưởng phòng Marketing

- Là người có các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng vận hành các công cụ phân tích thị trường truyền thông như Google Analytics, NetInsight, Omniture, WebTrends, … 

- Trưởng nhóm Marketing là người đã có kinh nghiệm sử dụng và biết cách tối ưu hóa các công cụ thực hiện chiến dịch quảng bá Google Adwords, Facebook Ads, …

Và các điều kiện quan trọng khác của một người lãnh đạo Marketing. Kỹ năng không thể thiếu đó chính là giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng mềm tương tự khác.

Xem thêm: Bật mí cho bạn biết về mức lương nhân viên Marketing mới ra trường 

4. Các kỹ năng quan trọng của Marketing Leader

4.1. Kỹ năng cố vấn, lãnh đạo

Các Marketing Leader luôn mong muốn có một đội nhóm mà họ có thể đặt trọn niềm tin. Chính vì vậy mà các trưởng nhóm sẽ giao quyền tự chủ cho nhóm đó, tạo nên bầu không khí làm việc tích cực và tạo tinh thần cho mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm với cả nhóm. Đồng thời, Trường nhóm sẽ là người truyền dạy kiến thức và kinh nghiệm để tạo điều kiện cho các cá nhân trong nhóm có cơ hội thể hiện và phát triển trong quá trình làm việc.

4.2. Có khả năng kết nối mọi người trong nhóm

Đã là một đồng đội trong một phòng ban thì việc đoàn kết trong nhóm là yếu tố rất quan trọng. Việc phối hợp đoàn kết của cả một tổ đội giúp hiệu suất công việc được tối ưu hơn, cũng như tạo không gian làm việc thoải mái mà không bị gò bó.

Kết nối các thành viên trong nhóm

Tuy nhiên, ngày nay vì chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 mà hầu hết mọi người sẽ làm việc và họp thông qua Internet. Do đó, các Marketer cần tự tạo cho bản thân các tố chất linh động và có thể hoàn thành tốt công việc trong mọi hoàn cảnh.

4.3. Nhiệt huyết trong công việc

Một người lãnh đạo tài ba sẽ biết cách để luôn đổi mới công việc khi thật cần thiết và họ luôn không ngừng sáng tạo ra các ý tưởng mới, tạo luồng gió mới trong các hoạt động Marketing. Leader cũng rất biết cách để truyền cảm hứng làm việc tích cực đến các đồng đội, liên kết để các thành viên trong nhóm trở nên đoàn kết hơn. 

Tinh thần nhiệt huyết trong công việc

Trên đây là những thông tin về vị trí Marketing Leader là gì cũng như các nhiệm vụ của Marketing Leader trong doanh nghiệp và các công ty truyền thông. Hy vọng bài viết này mang lại trải nghiệm tích cực cho bạn đọc, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi qua work247.vn để cập nhật nhiều kiến thức thú vị về định hướng nghề nghiệp bạn nhé.