Postman là gì? Tìm hiểu đôi nét về postman cho người mới
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 28-06-2024
Với những người làm trong ngành công nghệ thông tin, khái niệm postman có lẽ không còn quá xa lạ nữa. Trong công nghệ thông tin, postman có rất nhiều ứng dụng thực tế hữu ích. Vậy postman là gì? Và tại sao phải dùng postman? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
1. Giải thích khái niệm postman là gì? Các khái niệm liên quan đến postman
Hiểu một cách cơ bản, postman là một công cụ phần mềm giúp chúng ta thao tác với API dễ dàng hơn. Postman cho phép người dùng sử dụng API Rest một cách đơn giản mà không cần dùng đến code.
Vậy thì API nghĩa là gì? API là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Application Programming Interface, hay còn gọi là giao diện lập trình ứng dụng. API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng để từ đó trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
Xem thêm: Điểm danh các phần mềm quản lý kho miễn phí và ưu việt nhất
2. Những ưu điểm và hạn chế của postman
Bất kỳ phần mềm nào cũng có những điểm mạnh và hạn chế của riêng mình. Postman cũng vậy. Hãy tìm hiểu về những ưu nhược điểm của Postman trong phần tiếp theo sau đây.
2.1. Ưu điểm của postman
Về cơ bản, postman có những ưu điểm sau
– Thứ nhất, đây là phần mềm khá dễ sử dụng. Bên cạnh đó, postman cũng hỗ trợ cả hai giao diện chạy bằng UI cũng như là non-UI.
– Thứ hai, postman có chức năng hỗ trợ tạo code cho assert tự động bằng ngôn ngữ lập trình Javascript.
– Thứ ba, postman hỗ trợ đồng thời cả RESTful services cũng như là SOAP services.
– Thứ tư, postman có chức năng tạo tài liệu API.
Qua một vài những điểm mạnh nêu trên, ta có thể thấy postman là một công cụ dễ sử dụng, mang tính linh hoạt cao, cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt cho người sử dụng.
2.2. Hạn chế của postman
Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, postman còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Những hạn chế đó là gì? Đó là chỉ với những bản có trả phí, postman mới hô trợ người dùng các tính năng nâng cao như làm việc theo nhóm, hỗ trợ trực tiếp,...
Đây là một điều khá bất tiện cho người dùng khi phải bỏ ra một số tiền tương đối chỉ để sử dụng các tính năng thêm của postman.
Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì? Khám phá cơ hội việc làm IT 2021 mới nhất
3. Những chức năng của postman
Postman là công cụ với những chức năng đa dạng để giúp bạn thao tác dễ dàng hơn. Một vài tính năng chính của phần mềm này bao gồm new, import, runner, open new, invite, history, my workspace, collections, tab request, request URL, save, params, authorization, header, body, tests,... hãy tìm hiểu sơ lược về một vài chức năng cơ bản của postman ngay dưới đây:
- New: đây là chức năng giúp người dùng tạo lập các request mới, tạo collection mới và enviroment mới.
- Import: đây là chức năng giúp người dùng nhập vào máy các collection hay environment. Người dùng có thể nhập các dữ liệu đó từ tệp, link, file hay dán lại từ các dòng text đơn thuần.
- Runner: Chức năng này cho phép kiểm tra hoàn toàn tự động qua Runner cả collection.
- Open New: Đây là chức năng giúp người sử dụng mở tab mới, mở cửa sổ chạy chương trình một cách hiệu quả.
- My Workspace: khi sử dụng chức năng này, bạn sẽ có không gian làm việc cho riêng mình cũng như không gian làm việc của nhóm của bạn
- Invite: Chức năng này được sử dụng trong trường hợp bạn muốn mời thêm các thành viên khi bạn hay nhóm của bạn muốn tuyển thêm người hoặc có nhu cầu cộng tác với nhiều người.
- History: đây là nơi lưu trưc toàn bộ tất cả những đề xuất bạn đã thực hiện trước đó. Người dùng sẽ cảm thấy vô cùng tiện lợi để theo dõi lịch sử truy cập và các hoạt động của mình.
- Collections: chức năng này của postman có nhiệm vụ là hỗ trợ để tạo ra các bộ thử nghiệm. Mỗi bộ sưu tập thường có nhiều thư mục con và đề xuất. Hai yếu tố này nếu không biết cách sắp xếp hợp lý có thể bị trùng lặp với nhau.
- Tab Request : phần này sẽ giúp hỗ trợ hiển thị tiêu đề của phần đề xuất đang hoạt động. Phần đề xuất sẽ hiển thị ra ‘Untitled Request’ nếu không có phần tiêu đề đi kèm.
- HTTP Request: đây là nơi mà bạn có thể click vào để lựa chọn các đề xuất khác nhau. Thông thường, Get và Post là lệnh đề xuất phổ biến nhất.
- Save: sau khi đã thực hiện các thay đổi với đề xuất, bạn cần sử dụng chức năng này để lưu trữ các thay đổi đã thực hiện với các đề xuất.
- Params: đây là nơi để bạn viết và ghi chú ra những số liệu cần thiết của mỗi một đề xuất.
- Authorization: chức năng này được sử dụng để cấp quyền truy cập API.
- Headers: đây là phần giúp bạn có thể tạo header theo ý định của mình và cách tổ chức riêng của mình.
- Body: đây là phần để người dùng tùy chỉnh lại một vài chi tiết trong phần đề xuất..
- Pre-request Script: Chức năng này gồm có rất nhiều tập hợp các lệnh được tiến hành trước khi đề xuất. Bước này giúp bạn chắc chắn rằng các bài test được hoạt động trong đúng môi trường.
- Tests: Bao gồm các script được hoạt động khi request để kiểm tra trạng thái, dữ liệu và các thử nghiệm.
Có thể thấy postman là một công cụ hữu dụng với rất nhiều những chức năng hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Xem thêm: Chi tiết mô tả công việc Web Developer mà người lập trình cần biết
4. Postman gồm những thành phần chính nào?
Về cơ bản, postman có 3 thành phần chính đó là settings, collections và API Contents.
4.1. Phần Settings:
Đây là phần giao diện chứa các thông tin liên quan đến cài đặt chung của ứng dụng. Phần này bao gồm ba phần nhỏ hơn đó là:
- Thông tin tài khoản: dùng để đăng nhập, đăng xuất và đồng bộ dữ liệu
- Cài đặt tùy chỉnh: chủ đề, shortcut, định dạng…
- Nhập dữ liệu từ nguồn bên ngoài vào
4.2. Phần Collections:
Đây là một trong những phần quan trọng. Collections chính là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu của các API theo tệp hoặc thời gian.
4.3. Phần API content:
Đây là phần sẽ hiển thị nội dung chi tiết của API và các phần khác hỗ trợ để giúp kiểm tra với API. Phần API content bao gồm 3 thành phần chính:
- Environments: đây là phần có chứa đựng các thông tin của môi trường. Ví dụ: trong trường hợp chúng ta làm 1 dự án trong đó bao gồm 3 môi trường khác nhau là dev, staging, product. Có API content, chúng ta có thể đổi sang môi trường cần test một cách dễ dàng mà không cần phải mất công đổi URL của từng đề xuất. Việc làm này sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.
- Request: đây là phần bao gồm các thông tin chính của API. Các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết liên quan đến khái niệm API Testing – Protocol để biết thêm thông tin chi tiết về khái niệm này.
Response: Sau khi bạn gửi đề xuất (Send Request), đây là phần sẽ trả lại thông tin đầu ra cho bạn.
Như vậy, với những thông tin vừa rồi, work247.vn rất mong đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích về công cụ postman nói riêng cũng như những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin nói chung. Hãy theo dõi trang web của work247.vn để được bổ sung những kiến thức thú vị hàng ngày nhé!