Quản trị viên tập sự là gì? Những điều bạn cần biết về vấn đề này
Tác giả: Trần Hải Minh 22-05-2024
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng cũng đã thay đổi một cách thường xuyên hơn. Chính điều này đã thôi thúc không ít bạn đăng ký trở thành quản trị viên tập sự của nhiều doanh nghiệp lớn. Vậy bạn đã biết quản trị viên tập sự là gì hay chưa? Cùng nhau giải đáp về vấn đề này trong nội dung bài sau đây nhé!
1. Bạn đã thật sự hiểu về quản trị viên tập sự là gì?
Phần lớn chúng ta sinh ra đều không tự nhiên mà tài giỏi, không tự nhiên có các kỹ năng quản lý. Hầu như muốn trở thành một nhà quản lý giỏi thì nó được đúc kết từ rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức khác nhau.
Quản trị viên tập sự hay còn gọi là Management Trainee được hiểu là một cá nhân nào đó đã được trải qua quá trình học tập, đào tạo cho các vị trí quản lý, giám sát. Đối với một chương trình đào tạo quản trị viên tập sự cũng là cách tốt nhất để làm cho nhân viên trở thành nhà quản lý giỏi trong tương lai. Đây là một chương trình thiết thực khi có thể trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như phán xét, trang bị cho người học các kỹ năng trở thành một nhà quản lý tốt làm việc hiệu quả và có trách nhiệm hơn trong công việc.
Hiện nay có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn bắt đầu tuyển dụng cho mình những quản trị viên tập sự để sớm tìm ra nhân tài phát huy tốt trong tương lai.
2. Lợi ích của việc trở thành quản trị viên tập sự
Như đã nói trong nội dung đầu tiên đây là một chương trình thiết thực, có thể đem lại khá nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng cho người học. Bởi vậy đối với những người tham gia vào chương trình này mà nói thì sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau.
Cũng có thể xem chương trình học quản trị viên tập sự chính là một bệ phóng, một bàn đạp cho bạn trên con đường phát triển công danh sự nghiệp. Bất kỳ một người nào khi vượt qua được các vòng tuyển dụng khắt khe của doanh nghiệp sẽ có mặt tại chương trình này và nhận được nhiều kiến thức khác nhau. Có cơ hội tham gia vào môi trường làm việc quốc tế vô cùng chuyên nghiệp, có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo mới trong tương lai. Không chỉ là những lợi ích trước mắt mà các quản trị viên tập sự nhận được mà nó còn là những lợi về sau này, đó mới là cái quan trọng cần nắm bắt.
3. Đối tượng nào sẽ được trở thành quản trị viên tập sự?
Được biết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang có nhu cầu tuyển dụng quản trị viên tập sự vô cùng nhiều. Các vị trí này cũng được tuyển dụng đầu vào vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt, đảm bảo chọn lọc ra ứng cử viên sáng nhất. Vậy theo bạn thì đối tượng như thế nào sẽ được trở thành quản trị viên tập sự?
Tùy thuộc vào từng chương trình quản trị viên tập sự khác nhau và từng doanh nghiệp khác nhau mà họ sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi riêng với người quản trị viên tập sự của mình. Thông thường đối tượng phổ biến nhất để tham gia chính là các bạn sinh viên mới ra trường có thành tích học tập xuất sắc, không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc (khoảng dưới 1 – 2 năm kinh nghiệm), đặc biệt cần phải có các kiến thức về xã hội tương đối tốt và rộng, có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo và tự tin.
Với một vài yêu cầu được đặt ra với quản trị viên tập sự này cũng có thể thấy được đối tượng tham gia phải là người xuất chúng, giỏi và có kiến thức tổng quát trong mọi lĩnh vực chứ không thiên hướng theo một ngành nào cả. Chính vì thế mà nếu như bạn muốn tham gia vào chương trình học này cũng sẽ phải tự trau dồi kiến thức của mình trên suốt chặng đường đại học đó nhé.
4. Trở thành quản trị viên tập sự có khó không?
Là một vị trí được nhiều bạn trẻ mơ ước chính vì thế mà con đường để trở thành một quản trị viên tập sự lại vô cùng gian nan, vất vả. Các bạn sẽ phải trải qua khá nhiều vòng thi tuyển khác nhau như: Vòng hồ sơ, vòng tư duy, vòng phỏng vấn, vòng làm việc nhóm (giải quyết tình huống, phỏng vấn sâu). Các vòng này sẽ được chủ yếu thực hiện hỏi và trả lời bằng tiếng Anh, chính vì thế mà độ khó lại càng được nâng cao hơn nữa.
- Vòng 1: Vòng nộp hồ sơ CV:
Các ứng viên có nhu cầu và mong muốn trở thành quản trị viên tập sự sẽ phải gửi CV của mình cho các doanh nghiệp. Sau khi hết thời gian nộp hồ sơ và CV thì nhà tuyển dụng bắt đầu xem xét xem hồ sơ, CV đó có phù hợp hay không, có đạt các tiêu chí ban đầu mà họ đề ra hay không. Chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị CV hoặc hồ sơ của mình thật tốt, chu đáo và ấn tượng nhất. Tốt nhất bạn nên đưa vào những khả năng nổi bật nhất, thành tích tốt nhất của bản thân mình.
Trong vòng này họ sẽ yêu cầu bạn điền vào mẫu CV online hoặc nếu như bạn muốn gửi trực tiếp thì hãy chuẩn bị hồ sơ bằng tiếng Anh để gửi đến nhà tuyển dụng nhé. Hãy kiểm tra lại toàn bộ CV để xem có mắc lỗi chính tả hay ngữ pháp gì không nhé.
Tham khảo: Mẫu CV Tiếng anh
- Vòng 2: Vòng kiểm tra trên giấy:
Đương nhiên là để lọt vào vòng này thì bạn sẽ phải vượt qua được vòng sơ loại CV khắt khe nhất. Trong vòng này bạn sẽ phải tham gia làm các bài kiểm tra đánh giá về chỉ số IQ, EQ. Toàn bộ bài kiểm tra trên giấy này cũng sẽ được thiết kế ra đề bằng tiếng Anh, buộc ứng viên sẽ phải tự đọc hiểu và trả lời.
Đối với vòng này, tốt nhất khi đi bạn nên đem theo giấy bút để tránh trường hợp họ sẽ không chuẩn bị trước cho thí sinh. Đặc biệt nếu như không muốn bị bất ngờ quá sức thì hãy tìm hiểu và tham khảo một số bài mẫu trên mạng và làm trước vừa là để kiểm tra trình độ đến đâu vừa để làm quen với dạng bài này trước. Khi làm bài test, nhà tuyển dụng chỉ muốn đánh giá xem trình độ, năng lực ban đầu của bạn đến đâu bởi vậy mà không nên quá căng thẳng nhé. Bạn chỉ cần giữ bình tình, tận dụng tối đa về thời gian và làm bài hết khả năng là được.
- Vòng 3: Vòng phỏng vấn thứ nhất:
Đi được đến vòng thứ 3 này tức là bạn cũng đã đi được một nửa chặng đường để đến với vị trí quản trị viên tập sự rồi đó. Trong vòng thứ 3 này, ứng viên sẽ được trực tiếp gặp mặt, đối diện với nhà tuyển dụng, họ sẽ đánh giá về ngoại hình, kỹ năng giao tiếp của mỗi ứng viên.
Nguyên tắc khi đi phỏng vấn là bạn đừng quên ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng, phù hợp và luôn có thái độ hòa đồng, tự tin, vui vẻ nhé. Nếu có thể thì hãy chuẩn bị trước các câu hỏi mà bạn có thể gặp từ ở nhà để có màn trả lời tốt hơn nhé.
- Vòng 4: Vòng giải quyết tình huống, làm việc theo tổ đội:
Đi đến vòng này tức là bạn cũng có một khả năng tuyệt vời cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng rồi đó. Thông thường với giải quyết tình huống và làm việc theo tổ đội như này sẽ quyết định khoảng 60% quyết định lựa chọn ứng viên của nhà tuyển dụng. Các bạn sau khi qua vòng 3 sẽ được phân chia thành từng nhóm khác nhau để làm việc và giải quyết tình huống giả định. Nhà tuyển dụng sẽ là người trực tiếp quan sát cách làm việc nhóm của từng người.
Nếu như có khả năng lãnh đạo thì hãy chủ động lãnh đạo, dẫn dắt nhóm của mình làm việc hiệu quả nhé, đó cũng là cách để ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng đó.
- Vòng 5: Vòng phỏng vấn sâu:
Sau khi đã có kết quả và được lựa chọn là ứng viên qua vòng 4 thì bạn sẽ được vào vòng thứ 5 là phỏng vấn chuyên sâu. Qua vòng này bạn cũng đã chính thức trở thành một quản trị viên tập sự rồi đó nhé.
Trong vòng này bạn sẽ được hỏi với các câu hỏi mở để kiểm tra về tính cách, sự linh hoạt trong mọi vấn đề. Dường như ở vòng này không còn là bài test IQ, EQ nữa mà chỉ là muốn tìm ra ứng viên phù hợp nhất để có thể đào tạo và phát triển. Đừng quên phải luôn thể hiện mình là một người tự tin, thái độ luôn hòa đồng và vui vẻ với mọi người nhé.
Trên đây chính là toàn bộ những chia sẻ về quản trị viên tập sự mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn. Rất mong bạn đã có thêm thông tin để hiểu quản trị viên tập sự là gì?