Các khoản thu đầu năm học phụ huynh học sinh cần nắm rõ
Theo dõi work247 tạiMỗi một năm học mới đến, bên cạnh những hồi hộp và háo hức khi bắt đầu một hành trang mới cho một chặng đường mới của các em học sinh là những lo toan và trăn trở của các bậc cha mẹ khi nhìn vào các khoản thu đầu năm học. Trên thực tế, rất nhiều người chưa nắm được cụ thể các khoản chi phí này. Do đó, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua thông tin từ work247.vn nhé!
1. Các khoản thu đầu năm học nhà trường được phép thu
Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay luôn thắc mắc tại sao có vô vàn những khoản thu, thậm chí có những khoản thu với nội dung khá vô lý của nhà trường. Thế nhưng, việc thu tiền đầu năm học tại nhà trường đã được quy định rõ trong các văn bản mang tính pháp luật. Nắm được những khoản thu này, bạn sẽ không phải đắn đo khi nộp tiền cho con mình nữa.
1.1. Học phí
Học phí là một trong các khoản thu đầu năm học được căn cứ tại khoản 3, điều 4 Nghị định số 86 của Chính phủ và tại khoản 3 điều 99 Luật Giáo dục. Theo đó mức thu được quy định như sau:
- Thứ nhất, HĐND (Hội đồng nhân dân) cấp tỉnh quy định số tiền đóng học phí cụ thể cho từng năm học của học sinh phải phù hợp với tình hình hoạt động, thực trạng phát triển thực tế của các khu vực trên địa bàn của mình.
- Thứ hai, miễn học phí đối với học sinh Tiểu học.
Xem thêm: Việc làm Kế toán trường học
1.2. Bảo hiểm y tế
Từ lâu, bảo hiểm y tế đã trở thành một khoản thu bắt buộc đầu năm học của tất cả các em học sinh. Khi tham gia vào bảo hiểm y tế, con của bạn sẽ nhận được những quyền lợi nhất định, được Nhà nước hỗ trợ về chi phí trong trường hợp phải chăm sóc, thăm khám sức khỏe, chữa bệnh,... Bảo hiểm y tế là khoản thu của nhà trường được căn cứ vào khoản 21, điều 12 của Luật bảo hiểm y tế và tại điểm c khoản 1 điều 8 - điểm đ khoản 1, điều 7 Nghị định số 146 của Chính phủ.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được tính tương đương với 4,5% mức lương cơ sở ở thời điểm đóng. Trong đó, 30% mức đóng đã được Nhà nước hỗ trợ chi trả, học sinh/sinh viên chỉ đóng 70% còn lại.
Trong một số trường hợp nhất định đã được quy định, sẽ không cần phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nhà trường.
Đọc thêm: Việc làm Bảo hiểm
1.3. Đồng phục cần thiết
Đồng phục cần thiết khi tham gia học tập ở các cơ sở giáo dục trường học có thể bao gồm đồng phục học sinh, áo đồng phục thu đông, đồng phục thể dục thể thao, phù hiệu, bảng tên,... Khoản thu này được quy định tại Điều 9 của Thông tư số 26 do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành.
Theo quy định, ngân sách để phục vụ cho việc mua, thuê, may hoặc mượn đồng phục và lễ phục tại Nhà trường được trình từ ngân sách thường xuyên của Nhà trường, hoặc các nguồn thu hợp pháp khác cũng như từ đóng góp của người học là học sinh/sinh viên nhưng phải được công khai chi tiết về mặt chi và thu.
1.4. Viện trợ, quà, biếu, tặng, cho
Một trong các khoản thu đầu năm học nữa đó là khoản thu tiền viện trợ, quà, biếu, tặng, cho. Khoản thu này được quy định trên cơ sở căn cứ Thông tư số 16 do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành.
Theo đó các khoản tài trợ trong Nhà trường được tiếp nhận và vận động để thực hiện các nội dung liên quan đến:
- Thứ nhất, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy trong Nhà trường. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, thí nghiệm,... hoặc dùng để sửa chữa, xây dựng mới, cải tạo những hạng mục công trình được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động tại trường.
- Thứ hai, được sử dụng để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động đào tạo và giáo dục trong Nhà trường.
- Thứ ba, nghiêm cấm việc vận động tài trợ để sử dụng cho mục đích chi trả thù lao giảng dạy; các khoản cần trả liên quan đến giáo viên, nhân viên, cán bộ giáo dục, giảng viên, bảo vệ, các hoạt động an ninh khác; chi trả cho việc trông coi phương tiện di chuyển của học sinh; chi trả cho hoạt động giữ gìn vệ sinh trường học và lớp học; chi trả cho việc khen thưởng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chi trả cho công tác quản lý Nhà trường.
Tìm hiểu thêm: Việc làm ngành Giáo dục
1.5. Các khoản thu đầu năm học tùy theo từng địa phương
Bên cạnh các khoản thu đầu năm học đã liệt kê ở trên, một số khoản thu khác sẽ phát sinh và được thiết lập tùy thuộc vào từng địa phương. Đó chính là lý do mà những khoản thu của địa phương này sẽ khác với những khoản thu của một số địa phương khác. Những khoản thu này bao gồm:
- Thứ nhất, dạy và học thêm trong Nhà trường: Khoản thu này được quy định trên căn cứ điều 7 của Thông tư số 17 do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành. Theo đó, mức đóng cho khoản thu sẽ được quyết định trên cơ sở thỏa thuận giữa Nhà trường và Phụ huynh.
- Thứ hai, phục vụ bán trú (tiền ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc, phục vụ bán trú,..): Khoản thu được quy định trên căn cứ Quyết định số 51 của UBND Hà Nội ban hành. Theo đó, tại Hà Nội, mức đóng cho khoản thu này được thỏa thuận giữa Nhà trường và phụ huynh. Cụ thể, mức đóng tối đa 150.000 đồng/tháng/học sinh đối với chăm sóc bán trú, 150.000 đồng/năm/tháng đối với trang thiết bị phục vụ bán trú cấp mầm non, 100.000 đồng/năm/học sinh đối với trang thiết bị phục vụ bán trú cấp 1 và cấp 2.
- Vào ngày thứ ba, học 2 buổi/ngày theo Quyết định số 51 của UBND Hà Nội ban hành. Học sinh cần đóng tối đa 100.000 đồng/tháng đối với cấp 1 và 150.000 đồng/tháng đối với cấp 2.
- Thứ tư, học phẩm cho học sinh mầm non: Căn cứ vào Quyết định số 51 của UBND Hà Nội ban hành. Mức đóng tối đa 150.000 đồng/năm học/học sinh.
- Thứ năm, nước uống học sinh: Căn cứ vào Quyết định số 51 của UBND Hà Nội ban hành. Mức đóng tối đa 12.000 đồng/học sinh/tháng.
Tham khảo: Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm và những lưu ý quan trọng
2. Các khoản thu đầu năm học nhà trường không được phép thu
Bên cạnh các khoản thu đầu năm học Nhà trường được phép thu thì cũng có những khoản không được phép thu. Quy định này đã được nói rõ trong khoản 4, điều 10 của Thông tư số 55 do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành. Theo đó, không được phép tổ chức quyên góp của gia đình học sinh và học sinh những khoản ủng hộ không tự nguyện và không được sử dụng để phục vụ cho hoạt động của Ban đại diện phụ huynh. Cụ thể:
- Thứ nhất, bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất trong trường.
- Thứ hai, bảo vệ an ninh, trật tự tại trường.
- Thứ ba, trông coi xe, phương tiện di chuyển của học sinh khi đến trường.
- Thứ tư, công tác giữ gìn vệ sinh trường và lớp học.
- Thứ năm, khen thưởng giáo viên, nhân viên, cán bộ làm việc trong trường.
- Thứ sáu, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác giảng dạy, cơ sở vật chất trong lớp học hoặc cho giáo viên, nhân viên, cán bộ làm việc trong nhà trường.
- Thứ bảy, phục vụ công tác tổ chức, triển khai giảng dạy hay công tác quản lý giáo dục khác.
- Thứ tám, xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình trong cơ sở giáo dục.
Toàn bộ những quy định về các khoản thu đầu năm học được liệt kê rõ ở trên chỉ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn đọc!
726 0