Tổng hợp các tình huống đàm phán trong kinh doanh đỉnh cao

Theo dõi work247 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 22-05-2024

Các tình huống đàm phán trong kinh doanh có vô số kể, đó đều là những tình huống có các tính chất và mức độ khó dễ khác nhau. Là một nhân viên kinh doanh thì bất cứ ai cũng cần phải nắm được những tình huống đàm phán trong kinh doanh.

Việc làm Nhân viên kinh doanh

 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Bài viết dưới đây mang tới cho các bạn những thông tin quan trọng về những tình huống đàm phán trong kinh doanh để các bạn có thể làm quen và chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra trong kinh doanh.

1. Tìm hiểu về bài tập tình huống đàm phán trong kinh doanh

Trong kinh doanh, có rất nhiều những vấn đề diễn ra đòi hỏi những người làm kinh doanh phải nắm rõ những tình huống đàm phán trong kinh doanh để có thể có cách đối phó với nhiều tình huống hóc búa diễn ra.

Tìm hiểu về bài tập tình huống đàm phán trong kinh doanh
Tìm hiểu về bài tập tình huống đàm phán trong kinh doanh

Để có những kỹ năng phát triển các tình huống đàm phán trong kinh doanh thì các bạn cần phải rèn luyện và làm quen với nhiều bài tập tình huống đàm phán trong kinh doanh. Các bài tập tình huống đàm phán sẽ có đầy đủ những kiểu tình huống từ đơn giản cho tới rối răm, khó gỡ để giúp cho cá nhân làm kinh doanh đối mặt và tìm ra những lời giải đáp.

Các bài tập tình huống trong kinh doanh sẽ nêu ra bất cứ tình huống nào xảy ra trong kinh doanh để giúp cho những người làm kinh doanh có thể hiểu được mình có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống như thế nào trong kinh doanh.

Từ đó có sự chuẩn bị trước về mặt tinh thần và giúp cho các cá nhân có thể dễ dàng sử dụng những bài tập tình huống đó để thực hành trong thực tế. Việc nắm được những bài tập tình huống đàm phán trong kinh doanh rất quan trọng, các bạn có thể rèn luyện cho mình khả năng đàm phán để có thể chốt Sales một cách thành công, dù gặp phải trường hợp tình huống nào đi chăng nữa thì các bạn cũng sẽ có khả năng để đàm phán đi đến thành công.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc

2. Tổng hợp những tình huống đàm phán trong kinh doanh thường gặp

Tổng hợp những tình huống đàm phán trong kinh doanh thường gặp
Tổng hợp những tình huống đàm phán trong kinh doanh thường gặp

Có rất nhiều tình huống trong kinh doanh có thể giúp các bạn thành công hơn hoặc cũng có thể khiến các bạn rơi vào trạng thái vô cùng điêu đứng và có thể thất bại, nắm được các tình huống đàm phán trong kinh doanh sẽ giúp cho mỗi người có thêm khả năng để thực hiện đàm phán.

Tham khảo: Tư vấn việc làm nhân viên Kinh doanh

2.1. Tình huống đàm phán – Kéo nhập

Chúng ta hãy liên tưởng lại câu chuyện dân gian của thằng Bờm và Phú ông, cuộc đàm phán của thằng Bờm và Phú ông diễn ra với mục đích Phú ông muốn đổi các vật quý báu của mình chỉ để lấy cái quạt mo của thằng Bờm. Thế nhưng dù đưa ra những đồ có giá trị như thế nào đi chăng nữa thì thằng Bờm cũng không đổi, cho tới khi Phú ông ra điều kiện về một “nắm xôi” thì đã có thể khiến thằng Bờm mỉm cười.

Như vậy, từ cuộc trao đổi giữa Thằng Bờm và Phú ông thì chúng ta có thể đặt ra một vài câu hỏi như sau:

- Hành động mà Phú Ông và thằng Bờm vừa thực hiện là hành động gì?

- Có những đồ nào được sử dụng để làm thứ trao đổi giữa Phú ông và thằng Bờm?

- Bờm có nguyên tắc thương lượng nào?

- Rút ra bài học gì thông qua câu chuyện thằng Bờm.

Tình huống đàm phán – Kéo nhập
Tình huống đàm phán – Kéo nhập

Như thế, rõ ràng Phú ông đã đưa ra rất nhiều đồ có giá trị nhưng thằng Bờm lại không chịu, trong khi đó cái quạt mo là một thứ không có giá trị bằng những đồ mà Phú ông dùng để trao đổi. Chỉ đến khi Phú ông đưa ra nắm xôi để trao đổi thì khiến cho thằng Bờm mỉm cười.

Như thế, dựa vào hoàn cảnh, đồ vật và con người mà chúng ta sẽ sử dụng phương thức trao đổi, đàm phán cụ thể, phù hợp. Thông qua đó, quay trở lại vấn đề kinh doanh thì chúng ta có thể thấy được rằng cuộc đàm phán có thành công hay không thì đều nhờ vào một phần của sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đàm phán thành công giao dịch mua bán với khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thu về lợi nhuận cao. Nếu doanh nghiệp thực hiện đàm phán thành công với những nhà cung cấp thì sẽ có thể giảm được các khoản chi phí mua hàng đồng thời còn có thể nâng cao về chất lượng sản phẩm.

Các tình huống đàm phán trong kinh doanh cụ thể
Các tình huống đàm phán trong kinh doanh cụ thể

Tuy nhiên, nếu như cuộc đàm phán đó mà thất bại thì sẽ mang tới không ít những hệ lụy cho doanh nghiệp, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải thiệt về tiền và của, thậm chí có những doanh nghiệp phải chịu hậu quả năng nề hơn là phá sản, giảm lượng nhân lực đáng kể...

2.2. Các kiểu đàm phán trong kinh doanh không thể bỏ qua

Đàm phán trong kinh doanh luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, bất kể quá trình trao đổi nào cũng mang tính lợi ích từ nhỏ tới lớn, từ phạm vi vi mô cho tới phạm vi vĩ mô. Các trường hợp thương lượng trong kinh doanh luôn đòi hỏi con người phải tìm ra cách giải quyết cho kết quả của những cuộc đàm phán.

Bản chất của đàm phán trong kinh doanh đó là dùng những gì mình có để trao đổi lấy những thứ của người khác, những thứ đó làm lợi cho mình và những thứ mình dùng để trao đổi cũng cần phải có ích với đối phương.

Chẳng hạn, khi chúng ta đi chợ mua đồ ăn hàng ngày, những đồ đó đã có mức giá cụ thể, nhưng người mua có thể trao đổi và mặc cả để người bán bớt giá ban đầu xuống, thuận mua lại vừa bán. Hoặc một em bé đói đòi sữa thì cũng cần được đáp ứng nhu cầu.

Các kiểu đàm phán trong kinh doanh không thể bỏ qua
Các kiểu đàm phán trong kinh doanh không thể bỏ qua

Theo đó, chúng ta thấy được rằng, đàm phán thì cũng cần phải dựa trên nền tảng giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như là các mối quan hệ trong cuộc sống khi có sự đàm phán diễn ra.

Như thế, những người trong cuộc đàm phán sẽ nhận được những giá trị mình mong muốn mà cũng không bị ảnh hưởng tới lợi ích của cả hai bên, cả hai bên đều thuận tình đối với nội dung cuộc đàm phán.

Đàm phán sẽ được diễn ra khi cả hai bên dành thời gian để bàn luận về vấn đề cần được đàm phán, hướng tới lợi ích chung của cuộc đàm phán. Bên cạnh đó, các bên sẽ trình bày nguyện vọng của mình để cùng hiểu nhau hơn, từ đó tìm ra các khúc mắc, các phương án để đàm phán để có thể tạo điều kiện giải tỏa những khúc mắc một cách có hiệu quả nhất.

Cập nhật các tình huống đàm phán trong kinh doanh
Cập nhật các tình huống đàm phán trong kinh doanh

Các tình huống đàm phán trong kinh doanh thì vô vàn, thế nhưng để có thể đảm bảo được những lợi ích của bản thân, tập thể và của cả các bên tham gia cuộc đàm phán trong kinh doanh thì tất cả các cá nhân cần phải có trách nhiệm đối với cuộc đàm phán, cần phải đảm bảo cuộc đàm phán được diễn ra trong những tình huống phù hợp cùng với những cách để giải quyết các tình huống diễn ra một cách có hiệu quả.

Việc làm

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4417 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT