Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh - Bí quyết của thành công
Theo dõi work247 tạiMột giao dịch thành công phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có đàm phán và thương lượng của các bên tham gia. Những nhà kinh doanh luôn quan tâm tới việc làm sao để đàm phán thành công hay kỹ năng đàm phán được thể hiện như thế nào?
Muốn công việc suôn sẻ, thuận lợi, bạn cần phải nâng cao kỹ năng đàm phán lên một cách tối đa nhất. Những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh được sử dụng phổ biến là gì mời bạn theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Thế nào là kỹ năng đàm phán?
1.1. Kỹ năng đàm phán là gì?
Nhiều người thường lầm tưởng kỹ năng đàm phán và kỹ năng thương lượng là một, sự thật thì đó là 2 loại kỹ năng khác nhau, chúng chỉ hỗ trợ nhau để bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn mà thôi.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, kỹ năng đàm phán chính là tố chất bên trong của mỗi con người, họ có thể sử dụng để thương lượng về vấn đề nào đó với đối tác hoặc khách hàng của mình để đi đến một kết quả thống nhất.
Trong kinh doanh, kỹ năng này được sử dụng rất nhiều, thiếu nó thì dường như hiệu quả công việc sẽ không cao. Vậy nếu đã và đang làm việc ở môi trường này thì bạn cần thực hiện thật tốt những kỹ năng đó, cố gắng đưa ra những thoả thuận hợp lý nhất để cả hai đều đạt được kết quả như mong muốn.
1.2. Vì sao cần phải sở hữu kỹ năng đàm phán?
Có ai ra trận mà lại không biết kẻ thù của mình là ai không? Có ai đi mua hàng mà lại quên mình cần mua những gì? Hoặc có ai nói dạy con học mà lại không biết mình đang làm cái gì với bài học của con hay không?... Tất cả thật là hoang đường đúng không?
Khi thực hiện một việc gì đó, trước hết cần phải xác định mục tiêu chính, bạn thường nhắc đến kỹ năng đàm phán trong kinh doanh thế nhưng bạn có biết kỹ năng ấy dùng để làm gì? Tại sao mỗi người lại cần phải sở hữu nó?
Một cuộc đàm phán diễn ra không chỉ là để thực hiện mục đích cuối cùng của 2 bên mà đó chính là khoảng thời gian để cả 2 hiểu rõ về nhau hơn. Hiểu rõ về phong cách làm việc, hiểu rõ về cách tiếp nhận vấn đề từ đó có thể áp dụng cho những lần giao dịch tiếp theo.
Kỹ năng đàm phán sẽ giúp nhà kinh doanh nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh đó nó còn giúp họ thu nạp thêm một cơ số bạn bè phục vụ cho công tác làm ăn, kinh doanh. Càng nhiều bạn càng khiến công việc của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Hãy bước vào đàm phán khi tâm thế của bạn đã sẵn sàng với những mục tiêu rõ ràng, khi có danh sách mục tiêu cần đạt được thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra cân nhắc điều nào có thể nhượng bộ.
Nói vậy nhưng có nhiều lúc cuộc đàm phán sẽ không diễn ra theo cái mà bạn tính toán trước đó, đừng vì thế mà không làm chủ được bản thân nhé. Trong trường hợp này, bạn vẫn sẽ bình tĩnh, tự tin để phân tích những lợi ích mà đối phương đưa ra.
Xem thêm: Nắm trong tay kỹ năng của nhân viên kinh doanh giúp bạn thành công
2. Có những loại kỹ năng đàm phán hiệu quả nào?
Có nhiều kỹ năng đàm phán nhưng không phải cái nào cũng giúp bạn phát huy tác dụng. Vậy nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này vậy thì hãy khảo sát ngay những gợi ý mà tôi đưa ra sau đây nhé:
2.1. Đàm phán hiệu quả là khi không thương lượng quá nhiều
Có một thực tế là càng thương lượng nhiều thì kết quả càng không được như ý, biết vì sao hay không?
Khi bạn phải thương lượng nhiều với đối tác có nghĩa là bạn đang gặp một số vấn đề chưa giải quyết được, có thể là nguồn tài chính của bạn không cho phép, chất lượng sản phẩm chưa thực sự ưng ý hoặc do bên bán không muốn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp của bạn,... Dù là trường hợp nào thì cũng không phải là tín hiệu đáng mừng cho nên hãy học cách thương lượng vừa đủ.
Trước khi đàm phán, cả 2 cần cân nhắc kỹ lưỡng xem với sản phẩm ấy, chất lượng ấy và giá thành như vậy thì đã phù hợp hay chưa. Với vai trò là bên mua hàng, bạn có thể xem xét nguồn tài chính của mình, chọn lựa kỹ mặt hàng cần mua và khảo giá thị trường trước rồi mới quyết định xem có quyết định mua hay không. Trong trường hợp có đàm phán thì chỉ nên thực hiện trong thời gian không quá dài, vừa không được việc lại làm mất thời gian của cả 2 bên.
Nếu nhìn thấy thái độ của người bán quá cứng, họ không đồng ý giảm giá thì cũng không nên kì kèo thêm để mất hứng thú hợp tác.
Xem thêm: Bí quyết vàng để trở thành chuyên gia đàm phán giỏi đỉnh cao
2.2. Tuyệt đối không dễ dàng chấp nhận lời đề nghị hạ thấp giá trị món hàng
Cái này áp dụng cho bên bán nhiều hơn, trong trường hợp khách hàng liên tục trả giá thấp hơn với mức giá thị trường hoặc thấp hơn mức giá ban đầu bạn đưa ra thì cũng đừng vội vàng mà đồng ý luôn bởi đó là chuyện bình thường của những người mua hàng. Họ luôn muốn được mặc cả dù có được hay không.
Bí quyết thành công của những nhà kinh doanh trên thương trường chính là sự cứng rắn, do đó bạn cần học hỏi điều này từ họ. Đừng bao giờ chấp nhận lời đề nghị giảm giá ngay ở lần đầu tiên, làm như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang tự hạ giá sản phẩm của mình đồng thời sẽ khiến khách hàng có cảm giác là bạn đang đội giá lên quá cao, vẫn có thể giảm được nữa.
Có thể nhiều khách hàng thiện chí hoặc khó khăn thật, bạn cũng có thể suy nghĩ lại nếu họ vẫn tiếp tục trả giá ở những lần sau đó. Tuy nhiên hãy cân nhắc xem bán với giá đó thì bạn lời được bao nhiêu và có phù hợp hay không nhé.
2.3. Vội vàng không phải mục tiêu mà đàm phán hướng đến
Mặc dù ở trên tôi có nói là không nên thương lượng nhiều tuy nhiên cũng không phải vì thế mà bạn lại kết thúc cuộc đàm phán một cách vội vàng. Điều đó có thể sẽ khiến bạn không thu được lợi ích tối ưu nhất.
Hãy quan sát xem đối phương của bạn có đang nóng vội với kết quả đàm phán này hay không. Nếu có thì thường là do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, đối phương nhận thấy được quyền lợi và muốn độc chiếm nó toàn phần, muốn kết thúc nhanh trước khi bạn nhận ra điều đó.
Thứ hai, có thể đối phương của bạn họ nhìn ra điểm bất hợp lý nào đó thuộc về bạn cho nên muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đàm phán này để hưởng lợi về mình.
Nếu nhận thấy những biểu hiện không bình thường từ phía đối phương của mình vậy thì bạn cần phải nhanh chóng suy xét lại bởi vì rất có thể bạn đang có điểm yếu và bị họ thâu tóm. Điều này sẽ gây ra bất lợi thậm chí là thiệt hại về kinh tế nếu như bạn không kịp thời phát hiện ra.
2.4. Mọi thứ đều có giá - bởi vậy đừng cho không bất cứ thứ gì
Khi đàm phán kinh doanh, bạn cần ghi nhớ 2 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, khách hàng thường có thói quen “được voi đòi 2 Bà Trưng”, một khi bạn đã tặng họ thứ gì đó miễn phí thì rất có thể họ sẽ đòi hỏi thêm thứ khác nữa.
Thứ hai, bạn muốn tặng quà trong lần mua hàng đầu tiên, có thể điều đó rất tốt cho chiến lược kinh doanh của bạn, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân để khách hàng tiếp tục đòi “quà” vào những lần mua hàng tiếp theo.
Bởi vậy, nếu không phải là chiến dịch nào quan trọng thì đừng để khách hàng bị “ảo tưởng” về những món đồ họ sẽ được nhận sau khi mua hàng, đó là cách tốt nhất để huỷ diệt đi tham vọng khi mua hàng của khách hàng.
2.5. Tránh đưa ra lời đề nghị trước đối phương
Tránh đưa ra lời đề nghệ trước đối phương cũng là một trong những kỹ năng đàm phán quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Hãy bình tĩnh chờ đợi những lời đề nghị từ phía đối phương, sau đó cân nhắc xem có nên đồng ý hay không.
Nếu có đồng ý thì cũng phải thương lượng một cách rõ ràng và cặn kẽ, tránh kết thúc vội vàng như trường hợp nêu trên kẻo lại bị thiệt về thân.
Kỹ năng đàm phán không quá khó thực hiện, chủ yếu là bạn có thường xuyên rèn luyện nó hay không.
Hiện tại những kỹ năng đàm phán hiệu quả nhất đã được làm rõ ở bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ theo đó mà áp dụng vào việc làm để đạt hiệu quả như ý.
1066 0