[Dàn bài + văn mẫu] Thuyết minh về cây lúa nước hay nhất
Tác giả: Quỳnh Trang 19-05-2024
Là một hình ảnh gắn liền với nông thôn Việt Nam, cây lúa nước không chỉ là một giống cây trồng mang lại cho đời những “hạt ngọc của trời”, tạo ra nguồn lương thực chính cho xã hội. Mà từ lâu, cây lúa nước đã đi vào thế giới thơ ca, văn học của nước nhà. Cây lúa nước được xem là một biểu tượng đậm chất Việt Nam nói riêng, văn hóa Á Đông nói riêng. Hình ảnh cây lúa chân phương, bình dị nhưng không kém phần sang trọng và thiêng liêng.
Thuyết minh về cây lúa nước trở thành một đề bài quen thuộc trong ngữ văn cấp hai. Cùng work247.vn tìm hiểu và khám phá cách làm văn cũng như một số bài văn mẫu để hoàn thành đề bài “Thuyết minh về cây lúa nước” của bạn hiệu quả hơn nhé!
1. Hướng dẫn thuyết minh về cây lúa nước
Thuyết minh là một trong những dạng làm văn không còn quá lạ lẫm với các bạn học sinh. Văn thuyết minh có đa dạng thể loại, tuy dễ mà khó. Để cho ra đời được một bài văn thuyết minh hay, trước hết người làm văn cần xác định một số yếu tố như sau:
1.1. Phân tích kỹ đề bài
Khi nhận được một đề bài, trước tiên, chúng ta nên phân tích kỹ càng đề bài đó. Việc phân tích đề bài sẽ giúp người làm văn xác định được những yếu tố cơ bản, những mục tiêu cốt lõi để bài văn của mình đạt chuẩn theo văn thuyết minh. Ở đây, đề bài của chúng ta là: “Thuyết minh về cây lúa nước”. Theo đó, quá trình phân tích rút ra được những tiêu chí như sau:
- Thứ nhất, yêu cầu của đề bài: Thuyết minh đầy đủ về cây lúa nước của Việt Nam, bao gồm cả nguồn gốc của cây lúa nước, đặc điểm và công dụng của cây lúa nước.
- Thứ hai, xác định đối tượng của bài văn: Nội dung bài văn hướng đến đối tượng chính là cây lúa nước.
- Thứ ba, xác định phương pháp sử dụng trong bài văn: Phương pháp miêu tả, phương pháp thuyết minh, phương pháp tổng hợp.
1.2. Xây dựng các luận điểm chính
Khi tiến hành thực hiện một bài văn thuyết minh, thậm chí là những bài văn khác theo hình thức nghị luận, văn nói,... vấn đề cốt lõi cần được người làm văn nhận thức và ưu tiên chú trọng, đó chính là luận điểm. Thông qua những luận điểm, tác giả của bài văn sẽ thể hiện và truyền đạt thành công quan điểm, ý kiến của mình. Hướng đến việc thuyết phục những độc giả của bài viết. Xác định thành công những luận điểm trong bài văn thuyết minh về cây lúa nước, bạn sẽ dễ dàng phát triển lên thành những luận cứ nhỏ hơn. Theo đề bài này, có bốn luận điểm chính như sau:
- Luận điểm thứ nhất: Nguồn gốc của cây lúa nước.
- Luận điểm thứ hai: Hình dáng, đặc điểm, kích thước của cây lúa nước.
- Luận điểm thứ ba: Các bước (các công đoạn) trồng cây lúa nước.
- Luận điểm thứ tư: Công dụng (vai trò) của cây lúa nước nói chung, hạt gạo nói riêng.
Tin tuyển dụng: Việc làm Kỹ thuật nông nghiệp
1.3. Tham khảo dàn ý mẫu
Nếu không có kinh nghiệm làm văn thuyết minh, bạn có thể tham khảo dàn ý mẫu cho đề bài “Thuyết minh về cây lúa nước” sau đây:
- Phần 1: Mở bài
- Từ xưa đến nay, cây lúa nước đã trở thành một hình ảnh gắn bó và là giống cây trồng quan trọng, thiết yếu của xã hội con người Việt Nam.
- Cây lúa nước cũng gắn liền với một nền văn minh đậm chất phương Đông, đó là nền văn minh lúa nước.
- Phần 2: Thân bài
- Tổng quan:
+ Trong nhóm giống cây trồng ngũ cốc, lúa là giống cây trồng quan trọng nhất.
+ Cây lúa nước từ lâu đã trở thành cây lương thức trọng yếu của Việt Nam nói chung, và những quốc gia thuộc khu vực châu Á nói riêng.
- Chi tiết:
+ Đặc điểm, kích thước và hình dạng của cây lúa nước: Lúa là một giống cây trồng có đặc điểm rễ chùm, lá mầm, các lá của cây lúa bao quanh thân cây, mỏng và có phiến dài hơn những lá cây bình thường. Lúa được biết đến là cây trồng gắn liền với hai vụ, bao gồm vụ chiêm và vụ mùa.
+ Cách trồng cây lúa nước: Trồng cây lúa nước trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Bao gồm: Công đoạn nảy mầm từ hạt thóc sang cây mạ; Công đoạn cấy cây mạ xuống đất; Công đoạn làm đất, cày, xới đất; Ruộng trồng lúa phải đảm bảo sâm sấp nước; Công đoạn bón phân, làm cỏ, tiêu trừ sâu bọ phá hoại; Công đoạn gặt lúa, tuốt hạt, phơi thóc, xay thóc thành hạt gạo.
+ Vai trò của hạt gạo và cây lúa nước: Công dụng chính của cây lúa nước là cho ra đời sản phẩm hạt gạo, hạt lúa. Gạo có nhiều loại đa dạng, có thể kể đến gạo nếp, gạo tẻ,... được sử dụng linh hoạt khi làm các ra các sản phẩm khác như xôi nếp, bánh, ngũ cốc, cốm,...
+ Vị trí của cây lúa nước hiện nay: Việt Nam hiện sở hữu hàng chục giống lúa khác nhau. Từ một quốc gia thuần nông, đã được công nhận trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hình ảnh của cây lúa nước bình dị đã đi vào thế giới nhạc họa, thơ ca và đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam.
- Phần 3: Kết bài
- Cây lúa nước là cây trồng trọng yếu, không thể thiếu của đất nước Việt Nam.
- Cây lúa nước không chỉ cung cấp nguồn lương thực dồi dào, giúp cuộc sống ấm no, mà còn là nét đẹp đặc trưng, thân thuộc của đời sống tinh thần.
Xem thêm tin tuyển dụng: Việc làm Giáo viên ngữ văn
2. Văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước hay nhất
Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước được đánh giá cao. Bạn đọc có thể tham khảo cho bài văn sắp tới của mình nhé!
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
(Trích bài thơ “Hạt gạo làng ta” - Trần Đăng Khoa)
Việt Nam chúng ta - đất nước gắn liền với hình ảnh người nông dân cùng con trâu, ngọn lúa, hạt gạo,... Hình ảnh của hạt gạo đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa ví như “hạt ngọc của trời” trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”. Chính cây lúa nước đã tạo ra những hạt ngọc tinh khôi, và cũng chính cây lúa nước đã đem lại nguồn lương thức vô hạn cho người dân Việt Nam hiền lành, chất phác.
Với những người con xa xứ, nhớ về quê hương là nhớ về những đồng ruộng bao la, bát ngát. Với những buổi sớm cha mẹ còng lưng đi cấy, ăn bát cơm vội nhưng thấm đậm tình thương.
Có thể bạn chưa biết, cây lúa nước là giống cây trồng trọng yếu của quốc gia, và đồng thời cũng là loại cây lương thực trong hệ thống 5 cây lương thực quan trọng nhất của thế giới. Lúa là một giống cây trồng có xuất xứ từ khu vực Châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng và cả ở châu Phi. Cây trồng này được trồng chủ yếu ở vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, rất ưa nước và nhanh phát triển. Ngày nay, lúa được người ta cấy ghép, nhân giống thành nhiều loại khác nhau để phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp hợp thời đại. Việt Nam chúng ta được nhận định là địa điểm có môi trường thích hợp nhất cho cây lúa nước phát triển vượt trội.
Từ Bắc cho đến Nam, men theo những con đường chính đến đường làng, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh vàng trải dài bất tận, với hương thơm nhè nhẹ mà một khi đã “lỡ” ngửi vào, chúng có thể gây nghiện và khiến bạn nhớ quê hương da diết. Cây lúa nước từ lâu đã là người bạn đồng hành sớm tối cùng người nông dân, là một trong những biểu tượng gắn liền với sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia dân tộc.
Là một giống cây trồng thuộc họ thân thảo, cây lúa nước có thân hình tròn, được phân thành từng mắt và từng lóng. Kích thước lá lúa khác biệt với đặc trưng mỏng, nhám và dày. Rễ của cây lúa không quá dài, chúng thường kết hợp với nhau thành chùm, nhanh chóng bám sâu dưới lòng đất để cố định thân cây và hút những dưỡng chất cần thiết để phát triển. Lúa khi đến một thời điểm sẽ ra hoa, hoa nhỏ nhắn và mọc thành các chùm dài rủ xuống thân cây. Có thể hoa lúa là một khái niệm nghe xa lạ, nhưng trên thực tế, hoa lúa cũng chính là hạt lúa, được người nông dân gặt sau một mùa vụ kết thúc.
“Mơn mởn đời ươm hoa trái non
Cho tôi chăm bón. Đến mùa hồn
Thì tôi sẽ chết như cây lúa
Đầu ngả mang đầy hạt dẻo ngon”
(Trích bài thơ “Cây lúa” - Huy Cận)
Chỉ qua bốn câu thơ của nhà thơ Huy Cận, có thể mường tượng được vẻ đẹp quá đỗi nên thơ và ý nghĩa của hoa lúa. Khác với những loài hoa bình thường, hoa của cây lúa không có cánh, bên trong chúng là nhụy được bảo vệ bởi những vảy nhỏ xung quanh. Khi hoa nở, đầu của nhụy hoa sẽ nhú ra bên ngoài. Hoa lúa trong quá trình tự thụ phấn, sẽ kết thành quả, quả của cây lúa sau quá trình kết tinh các dưỡng chất sẽ khô lại và hình thành nên hạt lúa vàng ươm.
Muốn lấy được “hạt ngọc của trời”, người nông dân phải thăng trầm qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là gặt lúa, sau đó tuốt lúa ra thành hạt, phơi giữa nắng to cho các hạt lúa thật khô rào. Tiếp đến, đổ lúa vào trong các dụng cụ đâm giã, tiến hành giã lúa liên túc để cho lớp vỏ bao bọc bên ngoài tách ra. Ngày nay, nhờ có công nghệ kỹ thuật hậu thuận, các công đoạn này đã được rút ngắn và thuận lợi hơn, chủ yếu là làm bằng máy móc, chứ hiếm khi được người nông dân thực hiện thủ công. Mặc dù công nghệ đã biến cho cuộc sống của chúng ta nhẹ nhàng và tiện lợi hơn, nhưng với những ai được sinh ra và lớn lên từ thời kỳ trước đổi mới, hình ảnh và âm thanh tiếng chày giã cối luôn văng vẳng bên tai, gợi nhớ một vùng quê với nhịp sống yên bình không hối hả.
Nước ta sở hữu nhiều giống cây lúa đa dạng. Người ta chọn giống lúa để trồng dựa trên cơ sở đặc trưng địa lý, khí hậu, đất đai của từng vùng miền. Ví như, người miền Bắc sẽ chọn những giống cây lúa chiêm bởi chúng rất thích hợp cấy trồng ở những vùng nước sâu. Người miền Nam lại chọn những giống cây lúa cạn cho những đồng phụ sa sâm sấp nước mà màu mỡ. Khác lạ ở chỗ người dân ở những vùng như Châu Đốc, Mộc Hóa, Tân Châu, Long Xuyên,... người nông dân chọn loại giống “lúa trời”. Bởi việc thâm canh phó mặc cho thời tiết, trời đất mà thôi.
Ngày nay, lĩnh vực nuôi trồng đã giúp cho lúa trở nên đa dạng hơn với các giống cây mang lại năng suất cao, chịu được thời tiết xấu và thời hạn ngắn ngày, có thể kể đến như ÔM, NN8,... Mặc dù các loại lúa ngắn ngày không chịu tác động bởi vụ mùa, tuy nhiên thường các giống bình thường khác sẽ được chọn trồng ở các vụ mùa như sau: Lúa xuân, lúa chiêm được chọn trồng ở miền Bắc. Lúa hè thu và lúa đông xuân được trồng ở miền Nam.
Nói đến công dụng của cây lúa nước, dường như là nhiều vô kể. Nhưng trước tiên, phải kể đến công dụng của lúa trong việc tạo ra hai loại đặc sản mà đi đâu người ta cũng nhớ về. Đó chính là cốm, bánh chưng và bánh giầy. Không còn ai lạ lẫm với hình ảnh bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam, chúng xuất phát từ thời vua Hùng Vương, có ý nghĩa đặc biệt chỉ đất và trời. Hai thứ bánh này được người dân Việt Nam đặc biệt làm vật lễ dâng lên vào những dịp Tết cổ truyền. Hay cốm - một đặc sản khác nữa được làm từ cây lúa. Hạt lúa làm ra cốm công phu hơn, nhưng bằng những bí thuật gia truyền, người ta tạo ra những sản phẩm cốm xanh tươi, dẻo và ngọt. Trứ danh nhất có lẽ là đặc sản cốm làng Vòng của người dân xứ Thủ đô ngàn năm văn hiến.
“Thân em như lúa nếp tơ,
Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền”
(Ca dao Việt Nam)
Tựu trung, cây lúa nước có một vị trí đặc biệt đối với kinh tế và xã hội của Việt Nam. Không chỉ là nguồn chính tạo ra lương thực dồi dào, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Mà trên phương diện tinh thân, cây lúa nước còn là hình ảnh, là biểu tượng “sống đời” với con người nước Việt!
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ sớm cho ra đời tác phẩm “Thuyết minh về cây lúa nước” hay nhất của mình!