Bán tạp hóa có giàu không? Góc nhìn từ thực trạng của bán tạp hóa
Theo dõi work247 tạiVới sự gia tăng trong nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thấy các cửa hàng tạp hóa mọc lên như nấm. Vậy liệu thực tế, công việc bán tạp hóa có giàu không? Cùng tìm hiều câu trả lời và các lợi nhuận thu được ở bài viết dưới đây.
1. Đánh giá lợi nhuận trong kinh doanh tạp hóa xuất phát từ thực trạng hiện nay
Với sự gia tăng trong nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thấy các cửa hàng tạp hóa mọc lên như nấm. Ví dụ trong một khu đô thị hay một khu dân cư sinh sống, ít nhất sẽ có khoảng 8 đến 10 của hàng tạp hóa bày bán ở đó, trong số đó phải có tới hơn 5 trên 10 cửa hàng có vị trí ngay sát nhau.
Thực tế, việc kinh doanh bán hàng tạp hóa hiện nay đều diễn ra theo hình thức bắt chước lại các mô hình trước đó hoặc theo lời chia sẻ của các chủ cửa hàng tạp hóa đã kinh doanh được lâu năm. Việc này dẫn đến thực trạng là sự giống nhau y đúc ở các mặt hàng cũng như giống nhau trong cả phương thức triển khai bán hàng. Kết hợp với vị trí phân bố gần nhau càng tạo nên tính cạnh tranh gay gắt trong việc buôn bán tạp hóa. Vậy bán tạp hóa có giàu không? Để trả lời cho câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
1.1. Mức độ lợi nhuận phụ thuộc vào giá trị mặt bằng và loại hàng bán
Phải thừa nhận rằng, không ít người trở nên giàu có từ việc bán tạp hóa rồi triển khai tới mô hình chuỗi cửa hàng tạp hóa nhưng cũng không ít người chỉ đứng yên tại chỗ. Vậy đâu là sự khác nhau? Theo cách tính lợi nhuận đơn giản trong việc buôn bán, kinh doanh thì lợi nhuận của người bán sẽ phụ thuộc vào lãi suất của mặt hàng đem đi bán và giá trị mặt bằng, tiền thuê mặt bằng. Với những chủ cửa hàng nào có mặt bằng đẹp, hoặc tận dụng được mặt bằng tại gia thì sẽ tiết kiệm thêm một khoản chi phí từ đấy lợi nhuận trong việc buôn bán cũng tăng theo.
1.2. Mức độ lợi nhuận phụ thuộc vào hình thức kinh doanh
Như đã đề cập ở trên, việc mở các cửa hàng bán tạp hóa xuất phát từ kinh nghiệm của người đi trước hoặc nhìn nhau để đồ lại. Vậy nên, các mô hình cửa hàng bán tạp hóa đều tiếp cận khách hàng theo phương thức thụ truyền thống, thụ động. Nguồn khách hàng của họ là những khách hàng gần địa điểm bán nhất, hoặc là người quen, đôi khi là khách lạ vô tình tìm đến. Tuy là vẫn có lượng khách khá đông nhưng nếu muốn bán tạp hóa mà giàu hơn so với mặt chung thì nên cân nhắc thay đổi phương pháp tiếp cận từ thụ động sang chủ động. Thay vì ngồi yên và chờ đợi khách hàng đến, thầy có thể tổ chức các chiến dịch nhỏ để thu hút khách, mời khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Lúc này, họ đã tự chủ động liên hệ khách và sẽ có thay đổi rõ rệt về lợi nhuận.
2. Lợi nhuận thực tế mà bán tạp hóa mang lại
Sau khi đã có được góc nhìn về thực trạng của bán tạp hóa hiện tại, hãy cùng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “Bán tạp hóa có giàu không?” qua việc tìm hiểu về 2 nguồn thu của các chủ cửa hàng.
2.1. Thu lợi nhuận trực tiếp
Việc bán tạp hóa dù diễn ra theo hình thức cũ hay mới thì lợi nhuận thu về sẽ dựa trên mức chênh lệch giá hàng nhập với giá hàng bán, đây cũng là lợi nhuận trực tiếp mà người bán sẽ thu được. Thông thường, một gói bim bim hay một sản phẩm bình dân mà chủ cửa hàng bán được sẽ có mức lợi nhuận là vài nghìn đồng, việc này thua xa so với mức lương cơ bản của một người nhân viên văn phòng bình thường. Vậy bán tạp hóa có giàu không? Có thể trong trường hợp bạn bán được số lượng hàng lớn thì mô hình chung tổng lợi nhuận thu về sẽ cao, nhưng trên thực tế việc này không hề đơn giản, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức mua hàng của người tiêu dùng trong khu vực đó, hay loại mặt hàng nào là thiết yếu nhất đối với khách hàng trong khu vực. Vậy nên, lời khuyên để bạn bán tạp hóa nhanh giàu đó là ban đầu hãy tập trung chủ yếu vào các mặt hàng rẻ, cần thiết và có mức tiêu thụ lớn. Đồng thời hãy tập trung vào số lượng hàng bán được thay vì lợi nhuận cao của một mặt hàng, lấy số lượng bù chất lượng.
2.2. Thu lợi nhuận gián tiếp
Một mẹo nhỏ để bán tạp hóa nhanh giàu đó là ngoài tập trung vào thu lợi nhuận trực tiếp, các chủ cửa hàng cũng nên chú ý tới nguồn lợi nhuận gián tiếp.
2.2.1. Lợi nhuận gián tiếp từ mức phần trăm chiết khấu
Bạn sẽ có được phần trăm chiết khấu nếu bạn đạt doanh số từ bên phía nhà sản xuất cho một mặt hàng, với việc buôn bán nhiều loại mặt hàng cùng lúc thì tất nhiên lợi nhuận gián tiếp tới từ nguồn này không hề nhỏ. Ví dụ: Trong trường hợp bạn kinh doanh dòng sản phẩm nước ngọt của pepsi và đạt doanh số cao trong một tháng, bạn sẽ được nhận một khoản tiền chiết khấu ưu đãi từ phía nhà sản xuất.
2.2.2. Trưng bày ưa nhìn để tăng lợi nhuận gián tiếp
Chắc hẳn khi đọc tiêu đề, nhiều bạn thấy thắc mắc rằng việc trưng bày thì liên quan gì tới lợi nhuận và còn tốn thêm chi phí nữa. Phải thừa nhận rằng, để trưng bày đẹp cũng cần một số tiền nhỏ đầu tư từ phía bạn, nhưng hãy tưởng tượng lợi ích mà nó mang lại. Với việc trưng bày, phân loại khu vực hàng gọn gang thì khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn, từ đấy cũng gia tăng tỉ lệ mua hàng. Đồng thời, nếu như cửa hàng của bạn được bố trí và trưng bày gọn gang thì sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hàng tồn, đảm bảo mức độ lưu thông của dòng hàng một cách tốt nhất.
Ngoài ra, việc áp dụng trưng bày hàng hóa ưa nhìn cũng là một mẹo nhỏ trong chiến lược marketing đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Ví dụ đơn giản để bạn hiểu được điều này đó là bạn có biết tại sao ở các trung tâm thương mại hay các supermarket người ta hay đặt các máy bán nước ở cuối dãy hàng không? Mỗi khi người tiêu dùng muốn mua nước uống, họ buộc phải đi tới điểm cuối cùng trong dãy hàng, nơi mà có máy bán nước. Trong quá trình di chuyển, khách hàng sẽ có tính hiếu kì, vừa đi vừa xem các sản phẩm khác và trong trường hợp ưng ý họ sẽ mua thêm nhiều mặt hàng khác nữa. Đây là chiến lược kích nhu cầu người tiêu dùng, giúp bạn gia tăng số lượng mặt hàng bán được, từ đó lợi nhuận sẽ tăng.
2.2.3. Lợi nhuận gián tiếp từ bán vé chai
Trong quá trình bán tạp hóa, bạn có thể tận dụng triệt để một khoản lợi nhuận nữa đến từ các phế liệu như: ve chai, bìa carton và giấy vụn. Đừng bỏ qua những món hời này, lãi cho một sản phẩm tạp hóa phổ thông sẽ là vài nghìn vậy nên không nên coi thường lợi nhuận từ bán ve chai này. Ví dụ: Mỗi tháng cửa hàng của bạn phải nhập rất nhiều hàng, tùy theo số lượng hàng nhập mà số lượng thùng carton cùng tăng theo. Đối với các cửa hàng tầm trung, một tháng họ sẽ có 300kg bìa carton ngoài ra cả vỏ chai, vỏ lon. Giá bán cho 1kg bìa carton sẽ rơi vào khoảng 2.700 – 3.000 đồng/kg. Bằng phép tính đơn giản, bạn có thể thấy rõ mỗi tháng cửa hàng sẽ thu thêm 600.000 đồng từ lượng carton, một con số thật không hề nhỏ.
3. Trả lời câu hỏi: “Bán tạp hóa có giàu không?”
Câu trả lời là có nhưng để đảm bảo được điều đó, bắt buộc bạn phải tận dụng tối đa các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp và bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau.
3.1. Đảm bảo sự ổn định trong việc kinh doanh
Ổn định là một trong những yếu tố cốt yếu trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và bán tạp hóa nói riêng. Ổn đinh ở đây là bạn cần đảm bảo sự cố định lâu dài về vị trí cho một cửa hàng, đảm bảo sự gắn bó lâu dài của khách hàng.
3.2. Thực hiện các chiến dịch bán hàng
Muốn bán tạp hóa nhanh giàu thì việc tiếp là bạn cần nắm bắt được xu thế thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và từ đó đưa ra các quyết định nhập hàng phù hợp, lên các chiến dịch để thu hút khách hàng hay PR cho cửa hàng của bạn. Ngoài ra, nếu muốn giàu hơn so với mặt bằng bán tạp hóa chung thì bạn cũng nên cân nhắc tới việc lựa chọn mô hình cửa hàng, thực hiện mở chuỗi cửa hàng. Việc mở chuỗi cửa hàng vừa giúp mở rộng hệ thống khách hàng, cũng giúp dòng hàng được lưu thông dễ dàng, không bị tồn kho.
Đọc tới đây, chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có được câu trả lời phù hợp với mình nhất cho câu hỏi: “Bán tạp hóa có giàu không?” Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách phát triển cửa hàng kinh doanh để làm ăn thêm thuận lợi, xin mời xem thêm các giải pháp hữu ích trong phần mềm quanlykhovan.work247.vn.
642 0