[Hiểu] Business development executive là gì để tạo cơ hội việc làm
Theo dõi work247 tạiĐối với các bạn trẻ khi bước chân vào môi trường kinh doanh hay marketing thì việc nên tìm hiểu về business development executive là gì là rất cần thiết. Bởi đây có thể sẽ là một vị trí tạo nên cơ sở thành công cho chính bạn tại tương lai với cơ hội phát triển bản thân không ngừng. Vậy nên, để có thể hiểu hơn cho thuật ngữ vị trí đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ ngay dưới đây nha.
1. Bạn đã nắm được Business development executive là gì chưa?
Để có thể nắm bắt được một cách rõ ràng hơn về vị trí này thì có lẽ tìm hiểu phân tách sẽ giúp bạn có cái nhìn hình dung tổng quát hơn rất nhiều.
* Nắm chắc về executive
Khi chỉ nhắc tới về “Executive” thì người ta sẽ thường hình dung về một vị trí rất năng động đi kèm với khả năng ứng phó nhanh nhạy trước mọi tình huống xảy ra về chính kỹ năng giao tiếp. Và tại vị trí executive sẽ thường là những người trẻ với sự nhiệt huyết, tâm thế sẵn sàng cho sự cống hiến với công việc ngày đêm. Không để bỏ lỡ và luôn thực hiện kịp với các deadline khách hàng đề ra.
Đối với một executive sẽ được phân định thành các executive agency hoặc các executive brand với yêu cầu đặt ra cụ thể. Như một agency cần tới làm việc tốc độ hơn bởi số lượng khách hàng phụ trách là vô cùng nhiều cùng quy mô lớn do đó thời gian cho nắm bắt nội dung cũng hạn hẹp hơn về cách xây dựng và phát triển sản phẩm, thương hiệu. Còn về brand cũng có sự đòi hỏi về tốc độ nhưng chức năng chủ yếu thì vẫn là sự hướng tới hỗ trợ khách hàng và luôn có sự chú tâm tới thương hiệu công ty chủ quản mà thôi. Chứ không có việc bao quát với nhiều sản phẩm, thương hiệu khác nhau do đó cơ hội đem lại là tiếp xúc được với các bước về sản xuất, marketing tổng quát cho sản phẩm.
Xem thêm: Mô tả công việc Brand Manager
* Chi tiết về Business development
Về business development khi được thể hiện thì cách hiểu dễ nhất đó chính là thực hiện phát triển kinh doanh để thông qua đó có thể tiến tới việc tạo nên thành quả dài hạn cho doanh nghiệp. Hiệu quả được nhận thấy từ chính người sử dụng tới thị trường hay các mối quan hệ làm việc.
Một khái niệm thể hiện cho sự lên ý tưởng đưa ra các sáng kiến cũng như tiến tới thực hiện công việc để đạt được các mục đích tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp. Và đối với bất kỳ ai đó khi đảm nhận và làm về lĩnh vực này sẽ luôn cần đưa ra những biện pháp tốt nhất cho quá trình tăng doanh thu. Luôn có sự hướng tới mở rộng thị trường bán hàng, phân khúc thị trường, chủ động cho việc tăng lợi nhuận thông qua hợp tác và xây dựng các mối quan hệ chiến lược, thúc đẩy cho doanh số bán hàng.
Qua đó chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản và gộp lại về business development executive chính là vị trí nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp đảm nhận vai trò cầu nối giữa chính bộ phận marketing và sales. Thông qua chính việc tiếp cận khách hàng để có thể thuyết phục tạo nên nguồn dữ liệu khách hàng tiềm năng sử dụng cho các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
2. Thông tin bạn cần nắm về Business development executive
2.1. Công việc chi tiết của Nhân viên phát triển kinh doanh
Gắn liền về vai trò là cầu nối quan trọng với khách hàng và tạo nên doanh số cho doanh nghiệp bởi vậy mà các công việc thực hiện từ đó cũng được phát triển và thực hiện theo đúng yêu cầu đó đề ra.
+ Đảm nhận tiếp nhận và thực hiện sự sàng lọc về nguồn dữ liệu data khách hàng từ chính dữ liệu bộ phận marketing cung cấp để biến dữ liệu đó trở thành một thị trường mục tiêu.
+ Có sự chủ động cho việc thực hiện gọi điện thoại cũng như gửi các email về giới thiệu công ty, giới thiệu về sản phẩm để tăng về sự nhận diện và mở rộng thị trường biết tới sản phẩm.
+ Luôn biết cách nắm bắt về khách hàng, hiểu và nhận biết được các nhu cầu để có thể tiến tới việc mô tả thêm về các dịch vụ.
+ Thực hiện thuyết phục khách hàng cũng như xây dựng về lòng tin đối với khách hàng về việc sử dụng sản phẩm dịch vụ cung cấp, cũng như niềm tin vào thương hiệu phát triển cho sự đầu tư.
+ Kết hợp, phối hợp linh hoạt với các bộ phận cùng đội ngũ phát triển để có thể xây dựng về các sản phẩm cũng như dịch vụ kinh doanh tốt nhất phù hợp theo yêu cầu và đáp ứng cho thị trường cần tới.
+ Chủ động hơn cho chính việc tìm kiếm các thời cơ mua bán, tìm hiểu chi tiết về phân khúc để có thể thực hiện phân bổ phù hợp và đồng đều tạo nên sự cân bằng.
+ Lập ra các kế hoạch cũng như các báo cáo chi tiết nhất cho các cấp trên thực hiện lãnh đạo để thấy được tiến độ cũng như kết quả kinh doanh đạt được. Dựa vào đó cũng có thể đưa ra được các mối quan tâm, hoạt động tiềm năng để nâng cao về sự cạnh tranh cho việc cung ứng sản phẩm.
Xem ngay: Mẫu CV Business Development
2.2. Business development executive với trách nhiệm hoạt động
Trách nhiệm của một nhân viên phát triển kinh doanh ngoài thực hiện công tác công việc thì sẽ cần tiếp nhận và tiến hành việc sàng lọc danh sách về người có khả năng mua hàng. Để thông qua đó tạo sự chuyển đổi tới bộ phận sales cho việc trở thành đối tượng mục tiêu chốt doanh số. Cũng như thông qua việc gọi điện, chúng ta có thể biết và kiểm soát được nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ tương xứng, nhằm tạo ra sự cá nhân hóa và tăng cường sự hài lòng.
Cũng như khi đảm nhận vị trí việc làm này bạn cũng sẽ cần xây dựng niềm tin lâu bền thông qua các mối quan hệ với khách hàng để có thể chủ động cho việc tìm kiếm ra các thời cơ. Thời cơ cho sự kinh doanh mới với việc bố trí cuộc gặp trao đổi, thuyết phục.
Đồng thời hơn nữa bạn cũng sẽ cần chịu trách nhiệm cho việc báo cáo tiến độ theo thời gian và cập nhật thị trường cũng như kiến thức mới để có thể đánh giá và hạch toán. Bởi vậy mà để thành công trong công việc thì một business development executive sẽ cần trau dồi rất nhiều, hiểu hơn nữa về công việc để tạo cơ hội thành công.
Tìm việc làm business development manager
3. Cơ hội việc làm Business development executive đa dạng
Khi bạn có đầy đủ về kiến thức nền tảng cũng như kinh nghiệm làm việc thì một nhân viên phát triển kinh doanh còn có thể tạo cho bản thân nhiều cơ hội việc làm với vị trí đa dạng khác nhau. Đặc biệt các vị trí liên quan tới kinh doanh hay vấn đề chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.
3.1. Sale Manager
Một vị trí chuyên về quản lý bán hàng với trách nhiệm công việc chuyên về hướng dẫn và đào tạo một nhóm nhân viên sale. Thông qua chính đội ngũ này có thể tiến hành việc cung cấp các chỉ dẫn, đào tạo cho họ về công tác bán hàng cũng như thực hiện việc xác định mục tiêu. Hướng tới phân tích dữ liệu tạo ra chiến lược sale đạt doanh số và báo cáo theo định kỳ.
Xem thêm: Việc làm quản lý bán hàng
3.2. Account Executive
Vị trí nhân viên phòng khách hàng với vai trò thực hiện các công việc cho mọi lĩnh vực để thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng thúc đẩy chốt doanh số. Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên xây dựng về chiến lược để doanh nghiệp có thể phát triển không ngừng.
3.3. Sales Representative
Sales representative - Là một đại diện bán hàng chuyên về cung cấp, giải thích các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho mọi doanh nghiệp cũng như công ty liên quan. Bởi vậy mà việc liên hệ với khách hàng cùng với các kỹ năng cho việc giải thích, tư vấn thuyết phục cũng như thảo luận giá cả lợi nhuận cho việc phát triển là vô cùng quan trọng.
Mỗi một vị trí sẽ luôn có những yêu cầu riêng, cùng đó nhu cầu tuyển dụng cũng rất khác biệt. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy bản thân muốn thách thức tại một lĩnh vực mới trau dồi cho bản thân để nhận được mức lương không giới hạn. Thì việc quan tâm hơn, lựa chọn tìm kiếm hay tạo cho bản thân một bản CV đẹp tại work247.vn sẽ là điều cần thiết ngay lúc này.
Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh
4. Để trở thành nhân viên phát triển kinh doanh thành công bạn cần
Để có thể thành công trong lĩnh vực phát triển kinh doanh này thì có lẽ các ứng viên sẽ luôn cần tới một cái đầu lạnh cùng sự tư duy về chiến lược tốt nhất. Cũng như cạnh đó chính là khả năng giải quyết tốt nhất mọi sự thắc mắc từ khách hàng một cách chuẩn xác.
+ Một nhà phát triển kinh doanh thì bạn sẽ luôn có sự tìm tòi đưa ra các nghiên cứu nhất quán để thấy được sự phát triển của doanh nghiệp cũng như thấy được đâu sẽ là điểm mạnh cần phát triển và ở đâu sẽ là điểm yếu cần bù trừ để tránh về các mối đe dọa xảy ra.
+ Luôn có sự cập nhật thị trường cũng như nắm bắt tất cả tình trạng của các lĩnh vực liên quan để thấy được dự đoán về tốc độ tăng trưởng, chính sách được đề ra như thế nào. Thông qua đó nắm bắt về giải pháp tốt và hướng đi đúng cho doanh nghiệp.
+ Cùng đó luôn có sự sáng tạo, hiểu được về các đối thủ thông qua việc nghiên cứu để có thể điều tra và tạo nên sự mới mẻ. Biến giải pháp trở thành bàn đạp đánh bật đối thủ cạnh tranh.
+ Có kỹ năng cho sự nắm bắt chi tiết về nguồn tài chính, nguồn doanh thu của doanh nghiệp là điều mà bất kỳ một nhà phát triển kinh doanh nào cũng cần tới. Từ có thể xác định được đối tượng mục tiêu và hướng tới sự tiềm năng đó để duy trì.
+ Luôn có sự chú ý tới chính khách hàng thông qua về hồ sơ được cung cấp về họ để có thể thấy được đâu sẽ là điểm bạn cần tác động. Thông qua đó cũng đề ra được các biện pháp tốt nhất để có thể tối ưu về các chi phí lợi nhuận và tiết kiệm.
+ Kinh tế phát triển sự cạnh tranh từ đó cũng tăng lên bởi vậy mà các nhà phát triển cũng cần nắm bắt về công nghệ hiện đại. Để thông qua đó có thể thực hiện việc bổ sung yếu tố mở rộng quy mô kinh doanh hơn nữa.
Ngoài ra để chính bản thân thành công hơn khi đảm nhận vị trí này thì các ứng viên sẽ cần chuẩn bị cho bản thân ngay cả đến các kỹ năng mềm đi kèm. Từ giao tiếp, am hiểu tin học, trình độ ngoại sự giao tiếp trôi chảy, làm việc nhóm hay độc lập với sự kết hợp hoàn hảo,...
Hy vọng qua các thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn về business development executive là gì. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp về vị trí, công việc có thể theo dõi work247.vn hàng ngày để nắm bắt.
5301 0